Tình hình bệnh phân trắng trên đàn lợn con dưới một tháng tuổi tại xã

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh phân trắng trên đàn lợn con dưới một tháng tuổi tại xã Châu Khê - huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An và Nghệ An. (Trang 47)

xã Châu Khê, huyn Con Cuông, tnh Ngh An.

Để so sánh tỷ lệ nhiễm bệnh theo các giai đoạn tuổi của lợn con so với tổng số con nhiễm bệnh ở các giai đoạn tuổi chúng tôi tiến hành điều tra để đánh giá xem tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con ở các lứa tuổi.

Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo các lứa tuổi Ngày tuổi Số lợn điều tra

(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) SS - 7 60 15 25 8 - 15 90 33 36,67 16 - 21 130 62 47,69 22-30 140 00 00,00 Tính chung 420 110 26,19

Qua bảng trên chúng ta thấy rằng tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng có xu hướng tăng dần theo lứa tuổi từ sơ sinh đến 16-21 ngày tuổi, dao động từ 25 – 47,69% và đến giai đoạn 22-30 ngày tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh gần như bằng không cụ thể là:

Ở giai đoạn từ SS - 7 ngày tuổi trong đó 60 con điều tra thì có 15 con mắc bệnh, chiếm 25%. Giai đoạn 8 - 15 ngày tuổi khi theo dõi 90 con thì có 33 con mắc bệnh, chiếm 36,67%. Giai đoạn 16 - 21 ngày tuổi theo dõi 130 con thì có 62 con mắc bệnh, chiếm 47,69%. Giai đoạn 22-30 ngày tuổi theo dõi 140 con thì có 00 con mắc bệnh.

Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy do: ở giai đoạn từ SS – 7 ngày tuổi lợn ít mắc là do giai đoạn này dinh dưỡng của lợn con chủ yếu là sữa mẹ. Nó đáp ứng nhu cầu cả về số lượng cũng như chất lượng cho nhu cầu phát triển của lợn con. Mặt khác sau khi sinh lợn con được bú ngay sữa đầu nên sức đề kháng cao, khả

40

Tuy nhiên, qua sự thay đổi của môi trường sống, nguồn sữa mẹ cung cấp không đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển cho cơ thể. Nếu chăm sóc không tốt thì lợn con dễ mắc bệnh ở các giai đoạn tiếp theo.

Ở 16 – 21 ngày tuổi sự sinh trưởng và phát triển của lợn con diễn ra nhanh, nhu cầu về dinh dưỡng rất cao. Lúc này có mâu thuẫn giữa cung và cầu, sữa lợn mẹ giảm dần cả về số lượng và chất lượng. Đây là thời điểm dễ mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh là cao nhất.

Còn ở giai đoạn 22-30 ngày tuổi gần như lợn không bị nhiễm bệnh do thời kỳ này lợn con đã hoàn thiện về chức năng miễn dịch, bộ máy tiêu hóa đã gần hoàn thiện. Qua kết quảđiều tra ở trên cũng đã phản ánh đúng thực trạng đó.

Để giải quyết mâu thuẫn trên, trong chăn nuôi lợn nái sinh sản nên tập cho lợn con ăn sớm, tốt nhất là vào 14 - 15 ngày tuổi, bổ sung đầy đủ, kịp thời dinh dưỡng cho lợn con.

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh phân trắng trên đàn lợn con dưới một tháng tuổi tại xã Châu Khê - huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An và Nghệ An. (Trang 47)