Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh phân trắng trên đàn lợn con dưới một tháng tuổi tại xã Châu Khê - huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An và Nghệ An. (Trang 38)

- Lấy thông tin thứ cấp thu thập thông tin từ các báo cáo của trạm Thú y huyện.

- Lấy thông tin sơ cấp điều tra trực tiếp tại các cơ sở, các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

- Trực tiếp theo dõi đàn lợn mắc bệnh trên địa bàn xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

- Ghi chép số liệu hàng ngày.

31 2.5. Một số công thức tính toán Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số lợn mắc bệnh x 100 Tổng số lợn điều tra Thời gian điều trị bệnh (ngày/con) = ∑ số thời gian điều trị từng con ∑ số con điều trị Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Tổng số con khỏi bệnh x 100 Tổng số con điều trị Tỷ lệ chết (%) = Tổng số chết x 100 Tổng số con mắc bệnh

32

Phần 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Công tác phục vụ sản xuất

Trong thời gian thực tập tại xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ

An, em đã đạt được một số kết quả như sau:

3.1.1. Công tác chăn nuôi

Những năm gần đây nhờ có khoa học kỹ thuật phát triển cũng như đội ngũ cán bộ thú y của xã ngày càng được nâng cao cả về nhân lực lẫn trình độ

chuyên môn nên số lượng đàn gia súc, gia cầm luôn được giữở mức độổn định. Cụ thể số lượng đàn gia súc, gia cầm của toàn xã (6 tháng đầu năm 2014) được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tổng lượng đàn gia súc, gia cầm của toàn xã Động Đạt

STT Loại gia súc, gia cầm ĐVT Số lượng

1 Trâu Con 815 2 Bò Con 1.690 3 Lợn Con 3500 4 Gà Con 13.050 3.1.2. Công tác thú y 3.1.2.1. Công tác tiêm phòng Qua đợt thực tập từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2014 cũng đúng vào đợt tiêm phòng đầu năm cho đàn gia súc gia cầm, nhờ có sự chỉ đạo sát sao của trạm Thú y huyện Con Cuông, sự nhiệt tình của cán bộ Thú y xã và cán bộ

thú y viên ở các xóm, cán bộ thú y xã đã làm tốt công tác tuyên truyền và vận

động người dân tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh như tiêm phòng, vệ

sinh, tiêu độc, không giấu diếm dịch gia súc bị bệnh không bán chạy gia súc bị bệnh và thông báo cho cán bộ thú y hoặc chính quyền địa phương, nhờ đó

33

dịch bệnh nhanh chóng dập tắt và không lây lan rộng ra các vùng lân cận, số

hộ gia đình tham gia tiêm phòng đạt tỷ lệ khá cao chiếm 100%. Kết quả đợt tiêm đạt như sau :

+ Dịch tả lợn: 49 liều, đạt tỷ lệ an toàn 100%.

+ Tụ huyết trùng ( Trâu, bò): 73 liều, đạt tỷ lệ an toàn 100%. + LMLM ( Trâu, bò): 66 liều, đạt tỷ lệ an toàn 100%.

+ LMLM lợn: 35 liều, đạt tỷ lệ an toàn 100% + Tụ dấu lợn: 38 liều, đạt tỷ lệ an toàn 100%.

+ Tiêm phòng chó dại : 165 liều, đạt tỷ lệ an toàn 100%.

Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được thực hiện thường xuyên. Cấp 20 lít hóa chất phục vụ công tác phòng dịch.

3.1.2.2. Công tác chẩn đoán và điều trị

Đây là một công việc rất quan trọng đối với ngành chăn nuôi thú y đòi hỏi người bác sỹ thú y phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, giỏi tay nghề và có kiến thức kinh nghiêm thực tiễn. Chẩn đoán chính xác mới có hướng điều trịđúng,

đem lại những hiệu quả điều trị cao. Do vậy trong suốt thời gian thực tập bằng những kiến thức đã học ở trường cùng với sự giúp đỡ của cán bộ thú y cơ sở chúng em đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bệnh bại liệt sau khi đẻ

Sau khi đẻ 20 ngày thấy lợn không đi lại được, kêu đau khi đứng lên, lợn sốt cao, bí đái, bí ỉa, hai chân sau bị liệt thấy hơi lạnh, khi có kích thích chân rất run.

Phương pháp điều trị:

Dùng Strychnin - B1 6ml/lần, ngày hai lần tiêm dưới da liên tục 3 ngày. Calci - Mg - B6 10ml, ngày 2 lần, tiêm bắp liên tục 3 ngày

Penicillin 4000.000UI /lần, ngày 2 lần, tiêm bắp liên tục 3 ngày B.complex 5ml, ngày 2 lần tiêm bắp liên tục 3 ngày.

34

Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác như chế độ dinh dưỡng thức ăn hợp lý, chếđộ vận động phù hợp, xoa bóp...

Kết quả: Điều trị 2 con, khỏi 2 con, đạt tỷ lệ 100%

+ Bệnh sưng phù đầu

Lợn giảm ăn, lông xù, tụm đầu góc chuồng, đầu bị phù mọng nước, mí mặt hơi sưng đỏ, lợn thở nhanh và mạnh, bắt lên lợn kêu giọng hơi khàn. Lợn có biểu hiện về thần kinh mất phương hướng.

Phương pháp điều trị:

Dùng thuốc đặc trị vi khuẩn E.coli:

Norflorxacin: 1ml/ 8kgTT, tiêm bắp ngày 2 lần liên tục 3 ngày. Dùng thuốc an thần, chống co giật, phù nề.

Calci + Mg + B6 tiêm bắp 10ml/con ngày tiêm 2 lần liên tục trong 3 ngày. Aminazin 1% 4ml/con, tiêm bắp ngày 2 lần liên tục 3 ngày

Dùng các thuốc trợ lực, tăng sức đề kháng như: Vitamin B1, C. Kết quả: Điều trị 10 con khỏi 10 con, tỷ lệ khỏi 100%

+ Nhiễm trùng sau khi thiến

Sau khi thiến khoảng 3 ngày lợn bỏăn sốt cao, vết thiến sưng đỏ nóng, rắn có dịch vàng lẫn máu chảy ra, chỗ thiến sưng to làm cho lợn đi lại khó khăn.

Phương pháp điều trị:

Ampi - kana 3000.000UI/lần Anagin C 8 ml/lần

Tiêm ngày hai lần liên tục 4 ngày kết hợp sát trùng vết thiến bằng HanIodin 10%.

Kết quả: Điều trị 4 con, khỏi cả 4 con, tỷ lệ khỏi 100%.

+ Bệnh viêm da ở lợn

Những ngày đầu lợn biểu hiện ngứa ngáy, phía trên cổ, lưng, sau gáy bong những lớp biểu bì da. Sau đó quan sát dưới những lớp biểu bì đã bong

35

thấy lấm tấm như nốt ghẻ nhô lên so với mặt da. Vết loét tự bong ra hoặc do lợn cọ sát vào tường.

Phương pháp điều trị: Lincogen 3 ml/kg TT/lần Vitamin C 5ml/lần

Tiêm ngày hai lần liên tục 2 ngày và kết hợp cho ăn gói kẽm 5g/10kg cám ăn liên tục 5 ngày liền.

Kết quả: Điều trị cho 3 con, 3 con khỏi, tỷ lệ khỏi 100%.

+ Bệnh suyễn lợn:

- Triệu chứng: Ho vào sáng sớm và chiều tối, lúc đầu ho khan và tần số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ít, sau tăng dần thành từng cơn và kéo dài, nhất là sau khi vận động, thở khó, bụng hóp lại, thân nhiệt tăng.

- Điều trị:

Dùng Bio-genta-tylo: 2ml, tiêm trong 3 - 5 ngày, mỗi ngày tiêm 1 lần. Anagil C : 1ml

Dùng Tiamulin10% (60%) + Kanamycin (40%): 2ml/10kg TT.

Calci B12: 2ml/ 10kg TT, tiêm 3 - 5 ngày liên tục - Kết quả: Điều trị 12 con, khỏi 12 con, đạt 100%

3.1.3. Công tác khác

Ngoài việc theo dõi chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn và tiến hành thực hiện chuyên đề. Em còn tham gia một số công việc như sau:

- Thiến lợn đực 50 con.

- Tẩy giun sán cho đàn lợn, cho uống thuốc tẩy Levamisol base liều dùng 1g/10kg TT (uống 1 lần).

- Tiêm Dextran - Fe loại 100mg cho lợn con theo mẹ 3 ngày tuổi 2ml/10kg TT, tiêm lặp lại lần 2 vào lúc 10 ngày tuổi.

36

Trên địa bàn xã vẫn còn xảy ra 1 số bệnh như: tụ huyết trùng, dịch tả, phân trắng lợn con…. Tuy nhiên ở đây công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm vẫn chưa được triệt để, do địa bàn có địa hình, giao thông không thuận tiện, cơ sở thú y xã thì không có đủ hơn nữa nhận thức của người dân còn kém. Kết quả công tác phục vụ sản xuất được thể hiện qua bảng 3.2

Bảng 3.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Nội dung Số lượng

(con) Kết quả Tỷ lệ (%)

1. Công tác tiêm phòng An toàn

- Vắc xin LMLM trâu, bò 66 66 100

- Vắc xin LMLM lợn 35 35 100

- Vắc xin Tụ huyết trùng trâu bò 73 73 100

- Vắc xin Tụ dấu lợn 38 38 100

- Vắc xin Dịch tả lợn 49 49 100

- Vắc xin dại chó 165 165 100

2. Công tác điều trị bệnh Khỏi

- Bệnh viêm da ở lợn 3 3 100

- Sưng phù đầu 10 10 100

- Bại liệt sau khi đẻ 2 2 100

- Nhiễm trùng sau khi thiến 4 4 100

- Suyễn lợn 12 12 100

3. Công tác khác An toàn

- Tẩy giun sán 200 200 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiêm Fe dextran-B12 130 130 100

37

3.2. Kết quả thực hiện chuyên đề

3.2.1. Tình hình mc bnh phân trng ln con dưới mt tháng tui ti xã

Châu Khê, huyn Con Cuông, tnh Ngh An

Kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con dưới một tháng tuổi tại một số xóm thuộc xã Châu Khê, huyện con Cuông, tỉnh Thái Nghệ An

được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con tại một số xóm điều tra

STT Địa phương (xóm) Tình hình mắc bệnh theo đàn Tình hình mắc bệnh theo cá thể Số đàn theo dõi (đàn) Số đàn mắc bệnh (đàn) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 1 Châu Sơn 7 5 71,43 105 42 40 2 Bãi gạo 9 5 55,56 80 31 38,75 3 Khe Choăng 11 5 45,45 95 37 38,95 Tính chung 27 15 55,56 280 110 39,29

Bảng 3.3 cho thấy: Tỷ lệ đàn lợn theo mẹ mắc bệnh khá cao, chiếm 55,56% tổng đàn điều tra tại 3 thôn của xã. Đó là do nhiều nguyên nhân gây ra: Sự thay đổi bất thường của nhiệt độ, độ ẩm chuồng nuôi quá cao, vệ sinh thý y không tốt… làm giảm sức đề kháng của lợn con, vi khuẩn E.coli phát

triển mạnh gây bệnh phân trắng.

Theo điều tra của chúng tôi, bệnh lợn con phân trắng chủ yếu xảy ra ở

những đàn mà lợn mẹ bị thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột (do người chăn nuôi chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn có sẵn là chính: gạo, ngô, khoai, sắn…). Do giai đoạn này nguồn dinh dưỡng chủ yếu của lợn con là sữa mẹ, cho nên khi lợn mẹ bị thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột sẽ gây ảnh

38

hưởng lớn tới chất lượng sữa. Mặt khác, do cấu tạo hệ tiêu hóa của lợn con chưa hoàn thiện nên lợn con dễ bị rối loạn tiêu hóa, từ đó làm giảm sức đề

kháng. Vi khuẩn E.coli tăng cường hoạt động và gây bệnh phân trắng. Qua

điều tra thì ở những đàn này tỷ lệ mắc bệnh là rất cao, chiếm khoảng trên 55% tổng sốđàn điều tra.

Thôn Khe Choăng có tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng thấp hơn so với 2 xóm trên là do: Các hộ chăn nuôi lợn nái sinh sản chăn nuôi chủ yếu bằng thức ăn hỗn hợp. Mặt khác, do ở đây bà con thường xuyên nghe phổ

biến kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn nên hiệu quả chăn nuôi cao. Chính vì vậy mà tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất.

Bãi Gạo và Châu Sơn có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn là do các hộ chăn nuôi lợn nái sinh sản theo hình thức tận dụng nguồn thức ăn có sẵn. Đặc biệt là chuồng trại không đảm bảo vệ sinh, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng không tốt. Chính vì vậy, lợn con dễ cảm nhiễm với bệnh dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao.

Qua điều tra chúng tôi còn thấy mức độ cảm nhiễm đối với mầm bệnh của từng cá thể là rất khác nhau, cá biệt có những đàn có tỷ lệ mắc bệnh lên tới 100% (đó thường là những đàn còi cọc, sữa mẹ kém, khâu vệ sinh thú y không tốt hoặc sinh vào những ngày mưa ẩm ướt). Bên cạnh đó có nhiều đàn chỉ có từ

1-2 con mắc bệnh phân trắng. Đó là do Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho nhiều mầm bệnh phát triển. Theo những nghiên cứu của nhiều tác giảđều cho rằng E.coli là loại vi khuẩn thường trực trong cơ thể lợn con cũng như lợn trưởng thành, khi sức đề kháng của con vật bị giảm do các yếu tố stress, chúng sẽ phát triển và gây bệnh.

Qua đó, chúng tôi kết luận rằng: Sự khác nhau về quy trình chăm sóc nôi dưỡng lợn nái sinh sản ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con.

39

3.2.2. Tình hình bnh phân trng trên đàn ln con dưới mt tháng tui ti

xã Châu Khê, huyn Con Cuông, tnh Ngh An.

Để so sánh tỷ lệ nhiễm bệnh theo các giai đoạn tuổi của lợn con so với tổng số con nhiễm bệnh ở các giai đoạn tuổi chúng tôi tiến hành điều tra để đánh giá xem tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con ở các lứa tuổi.

Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo các lứa tuổi Ngày tuổi Số lợn điều tra

(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) SS - 7 60 15 25 8 - 15 90 33 36,67 16 - 21 130 62 47,69 22-30 140 00 00,00 Tính chung 420 110 26,19

Qua bảng trên chúng ta thấy rằng tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng có xu hướng tăng dần theo lứa tuổi từ sơ sinh đến 16-21 ngày tuổi, dao động từ 25 – 47,69% và đến giai đoạn 22-30 ngày tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh gần như bằng không cụ thể là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở giai đoạn từ SS - 7 ngày tuổi trong đó 60 con điều tra thì có 15 con mắc bệnh, chiếm 25%. Giai đoạn 8 - 15 ngày tuổi khi theo dõi 90 con thì có 33 con mắc bệnh, chiếm 36,67%. Giai đoạn 16 - 21 ngày tuổi theo dõi 130 con thì có 62 con mắc bệnh, chiếm 47,69%. Giai đoạn 22-30 ngày tuổi theo dõi 140 con thì có 00 con mắc bệnh.

Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy do: ở giai đoạn từ SS – 7 ngày tuổi lợn ít mắc là do giai đoạn này dinh dưỡng của lợn con chủ yếu là sữa mẹ. Nó đáp ứng nhu cầu cả về số lượng cũng như chất lượng cho nhu cầu phát triển của lợn con. Mặt khác sau khi sinh lợn con được bú ngay sữa đầu nên sức đề kháng cao, khả

40

Tuy nhiên, qua sự thay đổi của môi trường sống, nguồn sữa mẹ cung cấp không đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển cho cơ thể. Nếu chăm sóc không tốt thì lợn con dễ mắc bệnh ở các giai đoạn tiếp theo.

Ở 16 – 21 ngày tuổi sự sinh trưởng và phát triển của lợn con diễn ra nhanh, nhu cầu về dinh dưỡng rất cao. Lúc này có mâu thuẫn giữa cung và cầu, sữa lợn mẹ giảm dần cả về số lượng và chất lượng. Đây là thời điểm dễ mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh là cao nhất.

Còn ở giai đoạn 22-30 ngày tuổi gần như lợn không bị nhiễm bệnh do thời kỳ này lợn con đã hoàn thiện về chức năng miễn dịch, bộ máy tiêu hóa đã gần hoàn thiện. Qua kết quảđiều tra ở trên cũng đã phản ánh đúng thực trạng đó.

Để giải quyết mâu thuẫn trên, trong chăn nuôi lợn nái sinh sản nên tập cho lợn con ăn sớm, tốt nhất là vào 14 - 15 ngày tuổi, bổ sung đầy đủ, kịp thời dinh dưỡng cho lợn con.

3.2.3. Tình hình bnh phân trng trên đàn ln con qua các tháng ti xã

Châu Khê, huyn Con Cuông, tnh Ngh An.

Chúng em tiến hành điều tra tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng. Kết quảđược trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5 cho thấy: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng không đồng đều giữa các tháng.

Cụ thể, tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng ở tháng 6: theo đàn là 42,86% và theo cá thể là 33,34%; tháng 7: theo đàn là 55,56% và theo cá thể

là 36,84%; tháng 8: theo đàn là 63,64% và theo cá thể là 45,46%.

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh phân trắng trên đàn lợn con dưới một tháng tuổi tại xã Châu Khê - huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An và Nghệ An. (Trang 38)