Tình hình quản lý sử dụng đất, Kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu Đo chỉnh lý bản đồ địa chính tỷ lệ 1 2000 xã Thịnh Đức - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 41)

* Kinh tế - xã hội

Xã Thịnh Đức có 25 xóm, có nhiều dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn xã, nhưng chủ yếu là dân tộc Kinh. Nhân dân trên địa bàn xã số ít là công nhân, viên chức Nhà nước, một số hộ kinh doanh dịch vụ, thương mại, còn đa số tham gia sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên trên địa bàn xã hiện nay có một lực lượng lao động dồi dào chưa có kinh nghiệm đólà khó khăn lớn trong quản lý nguồn nhân lực,nhưng đã góp phần lớn cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Trong những năm qua nền kinh tế của địa phương được nâng lên rõ rệt do có đầu tư, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng xuất lao động được nâng lên, đời sống cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã ngày một nâng cao, năm sau cao hơn năm trước

Tóm lại nền kinh tế của xã Thịnh Đức những năm gần đây có sự tăng trưởng cao, đời sống của cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã có những bước

khởi sắc, bộ mặt của nông thôn có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, ổn định và phát triển bền vững.

* Khí hậu:

Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở xã Thịnh Đức vào khoảng 23°C - 24 °C, độẩm 87% - 88% , khí hậu nhiệt đới gió mùa, do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão trong mùa hè và gió mùa đông bắc trong mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chế độ gió có sự tương phản rõ rệt: mùa hè có gió mùa đông nam, tây nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều. Gió mùa đông bắc kéo dài từ thàng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô lạnh, ít mưa. Nhìn chung, xã Thịnh Đức có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông với khí hậu khô lạnh. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây xói mòn, thoái hoá ở những nơi có địa hình dốc.

* Địa hình:

Tất cả xã của Thịnh Đức thuộc khu vực miền núi, địa hình khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, núi đất là những cánh đồng hẹp. Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

* Giao thông:

Địa bàn xã Thịnh Đức có hệ thống đường khá kiên cố có đường Thịnh Đức là con đường nối liền giữa thị xã Sông công lên thành phố Thái Nguyên, ngoài ra còn có hệ thống đường nhựa, đường bê tông và đường đất liên thôn.

* Thủy hệ:

Chủ yếu là hệ thống kênh mương thuỷ lợi và sông, suối tự nhiên, sông Công là con sông lớn nhất chảy qua xã

* Giáo dục đào tạo:

Trong những năm qua công tác giáo dục của xã có những chuyển biến tích cực về số lượng cũng như chất lượng đào tạo. Trong 5 năm qua xã đã được đầu tư xây dựng trường tiểu học, trung học và với cơ sở vật chất khang trang. Trong thời gian tới xã có chủ trương đầu tư thêm về trang thiết bị học tập và tu bổ một số phòng học ở các phân trường lẻ đảm bảo việc học tập của thầy và trò đạt kết quả cao nhất.

* Y tế:

Xã có một trạm y tế được xây dựng nhà cấp 4, y dụng cụ, tủ thuốc khá đầy đủ, có đội ngũ cán bộ y tế nhiệt tình và có trách nhiệm cao. Nhìn chung công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được cải thiện rõ rệt, công tác tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình thu được những kết quảđáng kể, góp phần làm giảm tỷ lệ gia tăng dân số, vận động nhân dân thực hiện tốt các chương trình như: tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, ngăn ngừa và đẩy lùi dịch bệnh, sử dụng các biện pháp tránh thai.

Nhìn chung, trong những năm gần đây Thịnh Đức đang có những bước phát triển khá mạnh nhờ có sự đầu tư, cải tiến phương tiện sản xuất và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho năng suất lao động ngày càng nâng cao và dần đi vào ổn định. Tuy nhiên do dân số ngày càng đông, các nhu cầu của con người như giao thông, thủy lợi các dịch vụ thương mại, các khu văn hóa thể thao, khu dân cư ngày càng cao sẽ gây áp lực mạnh mẽ đối với đất đai vì vậy cần phải không ngừng nâng cao việc quản lý, sử dụng đất ngày càng đi vào nề nếp theo đúng pháp luật, nhằm đưa xã Thịnh Đức thành một xã vững mạnh và giàu có của thành phố Thái Nguyên.

* Tình hình quản lý và sử dụng đất đai:

Hiện nay, hồ sơ quản lý đất đai tại xã Thịnh Đức đã trở nên bất cập do bản đồ đo vẽ trước đây không chính quy, thất lạc nhiều, thời gian đo vẽ đã

lâu, tỷ lệ bản đồ nhỏ, độ chính xác thấp, hiện trạng tình hình biến động đất đai lớn; hầu hết GCNQSD đất đã cấp theo mẫu cũ dựa vào tài liệu bản đồ giải thửa (bản đồ 299 ), bản vẽ trích đo và các bản tự kê khai của hộ gia đình cá nhân...

Kết quả khảo sát, đánh giá tư liệu quản lý đất đai thấy mức độ biến động đất đai khá lớn, nhất là khu vực trung tâm các xã và dọc theo các trục đường, nhiều trường hợp mua bán, chuyển nhượng đất không thông qua các cấp chính quyền địa phương cho nên rất khó quản lý và cập nhật biến động đất đai.

Vì vậy việc đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp mới, cấp đổi, cập nhật GCNQSD đất theo yêu cầu của quy phạm hiện hành là hết sức cần thiết cho công tác quản lý đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tại địa phương.

* Tình hình quản lý sử dụng đất

- Tổng diện tích tự nhiên của xã Thịnh Đức là: 1612.69 ha. Trong đó: + Đất nông nghiệp: 1265.07 ha, chiếm 82,69% tổng diện tích tự nhiên. + Đất phi nông nghiệp: 302.62 ha, chiếm 18,76% tổng diện tích tự nhiên + Đất chưa sử dụng: 45.0 ha, chiếm 2,79% tổng diện tích tự nhiên;

Trước năm 1993 đất đai được hợp tác xã và UBND xã quản lý theo đội sản xuất tập trung. Không có hiện tượng tranh chấp đất đai và hiện tượng lấn chiếm đất đai trái phép xảy ra. Nhưng do việc quản lý tập trung nên việc sử dụng đất đai còn kém hiệu quả.

Từ năm 1993 trở lại đây sau khi có luật đất đai ban hành, đất đai được quản lý chặt chẽ hơn. Đến năm 1995 UBND xã đã phối hợp với phòng địa chính Thành phố và Sở Địa chính tỉnh Thái Nguyên tiến hành đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồđịa chính và bản đồ 299. Đến cuối năm 1995 thì

hệ thống bản đồđược lập song đưa vào phục vụ cho việc quản lý đất đai trong địa giới hành chính xã.

Sau khi đo đạc và lập bản đồ song xã kết hợp với văn phòng địa chính Thành phố tiến hành xét và cấp giấy chúng nhận quyến sử dụng đất trên 90 %.

Song thực trạng ruộng đất này còn rất manh mún, gây khó khăn cho việc chăm bón và thu hạch của người dân. Để giải quyết tình trạng manh mún ruộng đất nói trên, sở địa chính tỉnh Thái Nguyên đã hướng dẫn số 268/HD- ĐC ngày 16/06/2002 về thực hiện công tác dồn điền đổi thửa. Mục đích tạo điều kiện cho các hộ gia đình sử dụng đất đai có hiệu quả hơn, đất đai tập trung thuận tiện trong chăm bón và thu hoạch.

Một phần của tài liệu Đo chỉnh lý bản đồ địa chính tỷ lệ 1 2000 xã Thịnh Đức - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)