Cấu trúc dữ liệu của phần mềm PICKNET

Một phần của tài liệu Đo chỉnh lý bản đồ địa chính tỷ lệ 1 2000 xã Thịnh Đức - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 32)

2.5.1.1. Công tác chuẩn bị

Để xử lý bình sai có hiệu qủa cao thì cần thực hiện tốt một số công tác chuẩn bị sau:

- Vẽ sơ đồ lưới: sơ đồ lưới vẽ càng giống thực địa càng tốt. Trên sơ đồ lưới cần ghi đầy đủ tên điểm và yêu cầu phải phân biệt rõ ràng đâu là điểm cần xác định đâu là điểm gốc.

- Tiến hành đưa kết qủa đo lên sơ đồ lưới: nếu lưới mặt bằng phải đưa hết tất cả các góc đo, cạnh đo, phương vị đo, tọa độ các điểm gốc lên sơ đồ lưới và thực hiện ghi hết sức rõ ràng. Nếu lưới độ cao cần phải đưa chênh cao các tuyến và độ cao điểm gốc lên.

- Đánh số hiệu điểm: các điểm được đánh số hiệu từ 1 đến hết. Nếu bình sai lưới mặt bằng thì các điểm được đánh số liên tục tùy ý, còn thiết kế lưới mặt bằng và lưới độ cao thì các điểm cũng được đánh số liên tục nhưng các điểm cần xác định phải được đánh số trước, sau đó đánh các số điểm gốc tiếp theo sau.

2.5.1.2. Cấu trúc dữ liệu

a. Cấu trúc tệp dữ liệu bình sai lưới mặt bằng

Bình sai lưới mặt bằng chỉ cần một tệp dữ liệu, các tệp dữ liệu trong bình sai lưới mặt bằng được đặt tên bất kỳ, chẳng hạn A.DAT. Sau qúa trình tính khái lược và bình sai chương trình sẽ tạo ra thêm 4 tệp mới đó là:

- A.ERR: đây là tệp báo lỗi chính tả. Trong qúa trình nhập dữ liệu nếu vào sai khuôn dạng dữ liệu thì PICKNET sẽ báo lỗi chính xác đến từng dòng cho ta sửa một cách dễ dàng.

- A.XY: đây là tệp tọa độ khái lược để phục vụ bình sai.

- A.KL: đây là tệp kết qủa tính khái lược. Trước lúc bình sai PICKNET thực hiện kiểm tra sơ bộ kết qủa đo để phát hiện sai số thô do vào số liệu hoặc chỉ ra các tuyến đo sai để tiến hành đo lại. PICKNET có thể dự báo được các tuyến, các góc sai bao nhiêu độ, bao nhiêu phút hoặc bao nhiêu mét.

- A.BS: đây là tệp kết qủa bình sai.

Tệp dữ liệu A.DAT có cấu trúc cụ thể như sau:

TT Cấu trúc dữ liệu Giải thích

1 Luoi dc i tp-ha noi Tên lưới: 1dòng, không qúa 80 ký tự

2 I1 i2 i3 i4 i5 Các tham số của lưới (1 dòng): I1: Tổng số góc đo I2: Tổng số cạnh đo I3: Tổng số phương vịđo I4: Tổng sốđiểm cần xác định I5: Tổng sốđiểm gốc 3 R1 r2 r3 r4 R5 Các tham sốđộ chính xác của lưới (1dòng): R1: Sai số trung phương đo góc

R2: Hệ số a của máy đo dài (cm) R3: Hệ số b của máy đo dài (cm)

R4: Khoảng cách các mắt lưới chữ thập R5: Hệ số K khi tính trong hệ tọa độ UTM Hệ Vn2000 có K=0.9999 với múi chiếu 3 độ K=0.9996 với múi chiếu 6 độ

4 I1 R2 R3 Tọa độđiểm gốc, số dòng bằng sốđiểm gốc: I1: Số hiệu điểm gốc R2: Tọa độ X(m) R3: Tọa độ Y(m) 5 C1 [r2]

Khai báo tên điểm: Tên điểm ≤8 ký tự

Số dòng=Sốđiểm cần xác định+Sốđiểm gốc C1: Tên điểm

[R2]: độ cao (m) có thể có hoặc không. Nếu có thì chương trình tự động tính SHC do chênh cao so với mặt Elipxoid và SHC khi tính chuyển về tọa độ phẳng Gauss. 6a I1 i2 i3 i4 i5 i6 r7 [r8] Góc đo (hệ góc: độ phút giây): Số dòng=Tổng số góc đo I1: Số thứ tự góc đo I2: Số hiệu đỉnh trái I3: Số hiệu đỉnh giữa I4: Số hiệu đỉnh phải

I5, I6, I7: Góc đo (độ, phút, giây)

[R8]: Sai số góc đo (chỉ dùng khi các góc đo không cùng độ chính xác)

6b I1 i2 i3 i4 r5 [r6] Góc đo (hệ góc: Grad): Số dòng=Số góc đo I1: Số thứ tự góc đo I2: Số hiệu đỉnh trái I3: Số hiệu đỉnh giữa I4: Số hiệu đỉnh phải R5: Góc đo (Grad) [R6]: Sai số góc đo (chỉ dùng khi các góc đo không cùng độ chính xác) 7 I1 i2 i3 r4 [r5] Cạnh đo: Số dòng=Số cạnh đo I1: Số thứ tự cạnh đo I2: Số hiệu đỉnh trái I3: Số hiệu đỉnh phải R4: Giá trị cạnh đo (m) [R5]: Sai số cạnh đo (chỉ dùng khi các cạnh đo không cùng độ chính xác) 8 I1 i2 i3 i4 i5 r6 Phương vịđo: Số dòng=Số phương vịđo I1: Số thứ tự phương vịđo I2: Số hiệu đỉnh trái I3: Số hiệu đỉnh phải

I4, I5, I6: Phương vịđo (độ, phút, giây)

9 1 010002003004010

Các điều kiện kiểm tra

1 : số thứ tựđiều kiện kiểm tra

010,002,... số hiệu điểm của các điểm tương ứng

*Phương pháp khai báo các điều kiện kiểm tra khi thực hiện bình sai lưới mặt bằng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các điều kiện kiểm tra được dẫn theo từng tuyến, được khai báo thành một dòng liên tục. Các điểm trong tuyến cần kiểm tra được khai báo bằng các

số hiệu điểm tương ứng, các số hiệu điểm này phải có đủ 3 ký tự và được viết liền nhau, nếu các điểm có số hiệu nhỏ hơn 10 thì phải thêm số 0 ở đầu để đủ 3 ký tự.

Đối với các điều kiện hình, điều kiện vòng và điều kiện góc cố định chương trình PICKNET tự động tính kiểm tra nên không cần khai báo. Còn các điều kiện kiểm tra tọa độ, phương vị được khai báo cụ thể cho từng lưới như sau:

* Lưới đường chuyền

- Nếu là đường chuyền phù hợp (Hình 1) các điều kiện kiểm tra được khai báo như sau:

1 015016001002003004020021 15 16 1 3 2 4 20 21 Hình 2.4 Đường chuyền phù hợp

- Nếu là đường chuyền không phù hợp và khuyết 1 phương vị (Hình 2) các điều kiện kiểm tra được khai báo như sau:

2 015016001002003004020-01 15 16 1 3 2 4 20

Hình 2.5 Đường chuyền khuyết 1 phương vị

- Nếu là đường chuyền không phù hợp và khuyết 2 phương vị (Hình 3) các điều kiện kiểm tra được khai báo như sau:

15 16 1 3 2 4 20

Hình 2.6 Đường chuyền khuyết 2 phương vị * Lưới tam giác

a. Điều kiện tọa độ và điều kiện phương vị

Để kiểm tra được các điều kiện tọa độ, phương vị của lưới tam giác chúng ta cần phải chọn các đường tính phù hợp. Khi đó các điều kiện này sẽ được khai báo hoàn toàn như các điều kiện trong lưới đường chuyền. Ví dụ lưới tam giác như hình 4 được khai báo như sau:

4 0200210010020030025024 21 20 1 2 3 25 24

Hình 2.7 Lưới tam giác

b. Điều kiện cực

- Nếu là đa giác trung tâm (Hình 5) các điều kiện được khai báo như sau: 5 005007008010015017000019 5 7 8 10 15 17 19 Hình 2.8 Tứ giác trắc địa

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các bước xây dựng lưới khống chế đo vẽ và xây dựng bản đồ địa chính. Sử dụng máy toàn đạc điện tử và các phần mềm PICKNET, PRONET Topcon, Cesmap, Microstation, FAMIS, TMVmap….

- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống lưới khống chế, phương pháp đo vẽ trên địa bàn xã Thịnh Đức Thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên + xã Thịnh Đức Thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian tiến hành: Từ 20/01/2014 đến ngày 30/04/2014.

3.3 Nội dung

Nội dung 1. Điều tra điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực đo vẽ

* Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Điều kiện kinh tế xã hội

- Tình hình kinh tế - Khí hậu

- Địa hình - Giao thông - Thủy hệ

- Giáo dục, đào tạo - Y tế

*Tình hình quản lý sử dụng đất, Kinh tế - xã hội * Tình hình tư liệu

- Tư liệu tọa độ - Tư liệu bản đồ

Nội dung 2. Thành lập lưới khống chế đo vẽđịa chính

* Công tác ngoại nghiệp + Công tác chuẩn bị

- Thu thập tài liệu liên quan phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ. - Khảo sát thực địa khu đo

- Thiết kế sơ bộ lưới trên bản đồ nền - Ước tính độ chính xác

+ Chôn mốc thông hướng

+ Đo các yếu tố cơ bản của lưới

- Đo cạnh

- Đo góc * Công tác nội nghiệp

+ Nhập số liệu đo ngoài thực địa vào máy tính + Bình sai và vẽ lưới

* Đo vẽ chi tiết bản đồ

- Thiết kế kỹ thuật đo vẽ lập bản đồđịa chính

- Đo chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử

- Nhập số liệu vào máy tính và phân mảnh bản đồ

- Dùng phần mềm để biên tập một tờ bản đồđịa chính tỉ lệ 1:2000 - Thành lập bản đồđịa chính - Biên tập và tiếp biên bản đồđịa chính - Lập bản mô tả, kết quả đo đạc địa chính thửa đất - Lập sổ mục kê và các biểu thống kê hiện trạng sử dụng đất - Vẽ và in bản đồ - Thiết bị, phần mềm và giấy in để thành lập bản đồ địa chính

* Kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm * Phương pháp nghiên cứu

+ Điều tra cơ bản

- Thu thập điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu đo.

- Tiến hành thu thập một số tài liệu, số liệu, bản đồ hiện có của xã từ UBND xã, Phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Thái Nguyên, Phòng Đo đạc và Bản đồ - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên và đánh giá chất lượng sử dụng của chúng.

+ Công tác thành lập lưới khống chế

- Khảo sát thực địa kết hợp với bản đồ địa giới hành chính 364. Xác định ranh giới khu đo vẽ.

- Căn cứ vào các mốc địa chính Nhà nước đã được xây dựng để phát triển thiết kế lưới đo vẽ chi tiết, chôn mốc thông hướng và đo các yếu tố cơ bản của lưới: Đo góc, đo cạnh bằng máy toàn đạc điện tử TOPCON 226.

- Tiến hành bình sai lưới khống chế đo vẽ bằng phần mềm PICKNET.

+ Công tác đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính

- Đo vẽđiểm chi tiết bằng máy TOPCON 226 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ghi các yếu tố của điểm đo chi tiết vào sổđo vẽ chi tiết, nhập số liệu bằng tiện ích NC, TOPCON 1.5 và nối các điểm chi tiết

- Biên tập bản đồ bằng phần mềm CESMAP, Famis và Microstation - Kiểm tra lại bản đồ so với thực địa khu đo, bổ sung chỉnh sửa bản vẽ - Kiểm tra nghiệm thu

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội

4.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý * Vị trí địa lý

- Thịnh Đức là một xã nằm về phía Tây của thành phố Thái Nguyên, có diện tích tự nhiên là 1.612,69ha, xã có vị trí địa lý tiếp giáp với các đơn vị sau :

- Phía Bắc giáp với phường Thịnh Đán, phường Tân Lập và xã Quyết Thắng, thuộc thành phố Thái Nguyên.

- Phía Tây giáp với xã Tân Cương, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên - Phía Nam giáp với xã Bình Sơn và xã Bá Xuyên, thị xã Sông Công. - Phía Đông giáp với xã Lương Sơn, thuộc thành phố Thái Nguyên.

4.1.2. Tình hình quản lý sử dụng đất, Kinh tế - xã hội:

* Kinh tế - xã hội

Xã Thịnh Đức có 25 xóm, có nhiều dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn xã, nhưng chủ yếu là dân tộc Kinh. Nhân dân trên địa bàn xã số ít là công nhân, viên chức Nhà nước, một số hộ kinh doanh dịch vụ, thương mại, còn đa số tham gia sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên trên địa bàn xã hiện nay có một lực lượng lao động dồi dào chưa có kinh nghiệm đólà khó khăn lớn trong quản lý nguồn nhân lực,nhưng đã góp phần lớn cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Trong những năm qua nền kinh tế của địa phương được nâng lên rõ rệt do có đầu tư, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng xuất lao động được nâng lên, đời sống cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã ngày một nâng cao, năm sau cao hơn năm trước

Tóm lại nền kinh tế của xã Thịnh Đức những năm gần đây có sự tăng trưởng cao, đời sống của cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã có những bước

khởi sắc, bộ mặt của nông thôn có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, ổn định và phát triển bền vững.

* Khí hậu:

Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở xã Thịnh Đức vào khoảng 23°C - 24 °C, độẩm 87% - 88% , khí hậu nhiệt đới gió mùa, do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão trong mùa hè và gió mùa đông bắc trong mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chế độ gió có sự tương phản rõ rệt: mùa hè có gió mùa đông nam, tây nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều. Gió mùa đông bắc kéo dài từ thàng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô lạnh, ít mưa. Nhìn chung, xã Thịnh Đức có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông với khí hậu khô lạnh. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây xói mòn, thoái hoá ở những nơi có địa hình dốc.

* Địa hình:

Tất cả xã của Thịnh Đức thuộc khu vực miền núi, địa hình khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, núi đất là những cánh đồng hẹp. Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

* Giao thông:

Địa bàn xã Thịnh Đức có hệ thống đường khá kiên cố có đường Thịnh Đức là con đường nối liền giữa thị xã Sông công lên thành phố Thái Nguyên, ngoài ra còn có hệ thống đường nhựa, đường bê tông và đường đất liên thôn.

* Thủy hệ:

Chủ yếu là hệ thống kênh mương thuỷ lợi và sông, suối tự nhiên, sông Công là con sông lớn nhất chảy qua xã

* Giáo dục đào tạo:

Trong những năm qua công tác giáo dục của xã có những chuyển biến tích cực về số lượng cũng như chất lượng đào tạo. Trong 5 năm qua xã đã được đầu tư xây dựng trường tiểu học, trung học và với cơ sở vật chất khang trang. Trong thời gian tới xã có chủ trương đầu tư thêm về trang thiết bị học tập và tu bổ một số phòng học ở các phân trường lẻ đảm bảo việc học tập của thầy và trò đạt kết quả cao nhất.

* Y tế:

Xã có một trạm y tế được xây dựng nhà cấp 4, y dụng cụ, tủ thuốc khá đầy đủ, có đội ngũ cán bộ y tế nhiệt tình và có trách nhiệm cao. Nhìn chung công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được cải thiện rõ rệt, công tác tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình thu được những kết quảđáng kể, góp phần làm giảm tỷ lệ gia tăng dân số, vận động nhân dân thực hiện tốt các chương trình như: tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, ngăn ngừa và đẩy lùi dịch bệnh, sử dụng các biện pháp tránh thai.

Nhìn chung, trong những năm gần đây Thịnh Đức đang có những bước phát triển khá mạnh nhờ có sự đầu tư, cải tiến phương tiện sản xuất và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho năng suất lao động ngày càng nâng cao và dần đi vào ổn định. Tuy nhiên do dân số ngày càng đông, các nhu cầu của con người như giao thông, thủy lợi các dịch vụ thương mại, các khu văn hóa thể thao, khu dân cư ngày càng cao sẽ gây áp lực mạnh mẽ đối với đất đai vì vậy cần phải không ngừng nâng cao việc quản lý, sử dụng đất ngày

Một phần của tài liệu Đo chỉnh lý bản đồ địa chính tỷ lệ 1 2000 xã Thịnh Đức - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 32)