Tình hình quản lý đất đa

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch sử dụng đất tại xã Phúc L ương Huyện Đại Từ -Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 -2013. (Trang 33)

- Ngành kinh tế thương mại và dịch vụ

4.2.1.Tình hình quản lý đất đa

+) Tình hình quản lý nhà nước vềđất đai trước năm 2003:

- Xã đã phối hợp chặt chẽ với phòng địa chính huyện Đại Từ thực hiện tốt theo 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai

- Tổ chức thực hiện tốt chỉ thị 245/CT- TTg của thủ tướng chính phủ về giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình.

- Tổ chức chỉ đạo, thực hiện thỉ thị 364 CT của Chính phủ về ranh giới, mốc giới hành chính của các đơn vị, chính quyền xã đã chủ động kết hợp với lãnh đạo các đơn vị có liên quan đến đường ranh giới hành chính của xã, rà soát lại thực địa, cắm mốc để thống nhất vị trí cụ thể theo từng khu vực. Ranh giới hành chính của xã hiện nay đã được xác định cụ thể, không còn tranh chấp với các đơn vị lân cận.

+) Tình hình quản lý nhà nước vềđất đai từ sau năm 2003 đến nay:

Việc quản lý đất đai của xã được thực hiện theo 13 nội dung quy định trong luật đất đai 2003:

1) Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành.

Sau khi luật đất đai 2003 có hiệu lực, UBND xã Phúc Lương đã thực hiện triển khai tập huấn, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản về lĩnh vực đất đai. Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách đất đai của Nhà Nước đến nhân dân, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất luôn được làm tốt.

2) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính của xã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Dưới sự lãnh đạo của UBND Tỉnh Thái Nguyên, UBND Huyện Đại Từ, xã đã tiến hành hoạch định lại ranh giới hành chính trên cơ sở tài liệu 364/CT cũng như tài liệu đo đạc 299/TTg và đo đạc chỉnh lý bổ sung.

3) Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ địa giới hành chính và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Xã đã thực hiện các hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá đất đai làm cơ sở để đề ra và thực thi nhiều chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như:

điều tra đất đang sử dụng đối với các tổ chức thuộc diện nhà nước giao đất, cho thuê đất ( theo chỉ thị 245/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ), kết hợp với các bên liên quan đo đạc, cắm mốc ranh giới, giao đất làm nhà ở cho chủ sử dụng đất.

Xã Phúc Lương đã tổ chức đo đạc lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn 1/1000 và 1/2000 trên toàn bộ diện tích xã, đây là tài liệu quan trọng về đất đai làm cơ sở giúp cho lãnh đạo xã tổ chức việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn được tốt.

4) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quuy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, UBND xã đã tổ chức lập QHSDĐ giai đoạn 2011- 20120 và tổ chức triển khai thực hiện tương đối tốt. Với sự phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm tiếp theo 2011- 2020, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn này cũng đang được xã triển khai thực hiện.

.

5) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Xã đã thực hiện việc quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.

6) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ.

.

Nhìn chung công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn.

7) Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Tài nguyên va Môi trường, sự chỉ đạo của Phòng Tài guyên và Môi trường, công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn được triển khai khá tốt. Hoàn thành công tác thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ theo Chỉ thị số 28/2004/CT - TTg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính Phủ, Thông tư số 28/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

8) Quản lý tài chính về đất đai

Công tác quản lý tài chính được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, mọi nguồn thu, chi liên quan đến đất đai đều công khai, minh bạch, quản lý, sử dụng đúng mục đích theo quy định.

Thực hiện tốt và tuân thủ các quy định về thu hồi, chuyển nhượng, đấu giá, đền bù, bồi thường và hỗ trợ tái định cư.

9) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.

Trong những năm gần đây, công tác quản lý Nhà nước về giá đất nhìn chung vẫn còn tồn tại những bất cập, chưa đạt hiệu quả cao do phụ thuộc chủ yếu vào tình hình cung - cầu đất đai trên thị trường.

10) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Trong những năm qua xã đã cố gắng quan tâm, đảm bảo thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Tuy nhiên việc sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng đất theo quy hoạch còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả về công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và sử lý vi phạm về đất đai.

Công tác thanh tra, kiểm kê việc chấp hành, xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn xa trong những năm qua được tiến hành thường xuyên và đạt kết quả khá tốt. Các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng quy hoạch luôn được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. việc đôn đốc, kiểm tra và theo dõi việc thực hiện quy hoạch trên địa bàn được tiến hành thường xuyên.

12) Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết các khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật về đất đai trong quản lý và sử dụng đất đai.

Từ khi áp dụng Luật đất đai 2003 (từ ngày 01/07/2004), việc thực hiện các chính sách pháp Luật của Đảng và Nhà nước nói chung và trong lĩnh vực quản lý đất đai nói riêng đã có những bước đổi mới. Đặc biệt, trong việc tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai đã đạt được những kết quả đáng kể.

13) Quản lý các hoạt động, dịch vụ công về đất đai.

Thời kỳ trước luật đất đai 2003, trong bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai ở xã chưa có đơn vị nào có chức năng chuyên về hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai. Các hoạt động, dịch vụ công về đất đai chính thức được thực hiện kể từ khi luật đất đai 2003 ra đời.

Nhn xét chung: Về tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Phúc Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.

Trong những năm gần đây, nhìn chung công tác quản lý và sử dụng đất đai của xã đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất cập, chưa đạt hiệu quả cao. Do việc định hình quy hoạch kế hoạch sử

dụng đất chưa sát thực tế. Đặc biệt vấn đề quy hoạch tổng thể cho việc phân bổ sử dụng đất cho từng giai đoạn chưa được xây dựng chi tiết cụ thể. 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai

4.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013

Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.347,53 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 2.032,52 ha; đất phi nông nghiệp 307,28 ha; đất chưa sử dụng 7,73 ha

a) Nhóm đất nông nghiệp.

Đất nông nghiệp 2032,52 ha chiếm 86,58 % tổng diện tích tự nhiên toàn xã trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 597,64 ha + Đất trồng cây hàng năm: 343,87 ha. + Đất trồng cây lâu năm: 253,77 ha. - Đất lâm nghiệp: 1310,10 ha

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 124,49 ha

b) Nhóm đất phi nông nghiệp.

Đất phi nông nghiệp là 307,28 ha chiếm 13.09 % so với tổng diện tích tự nhiên toàn xã, trong đó:

- Đất ở nông thôn: 211,09 ha, được phân bố thành 17 cụm dân cư, phân bố không đồng đều, với tính tự phát, tiện canh, tiện cư, chưa phù hợp với sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Đất chuyên dùng là: 50,01 ha chiếm 2.13 % tổng tự nhiên toàn xã. + Đất trụ sở cơ quan: 0,57 ha.

+ Đất có mục đích công cộng: 49,00 ha. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 1,23 ha.

Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của xã Phúc Lương huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị:ha STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) cấu(%) Tổng diện tích đất tự nhiên 2.347,53 100 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 2.032,52 86,58

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 597,64 25,46 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 343,87 14,65 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 305,30 13,00 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNC 38,57 1,64

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 253,77 10,81 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1310,10 55,81 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1310,10 55,81 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 124,49 5,3 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 0,29 0.01

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch sử dụng đất tại xã Phúc L ương Huyện Đại Từ -Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 -2013. (Trang 33)