- Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày 18,903 41,818 38,300 39,
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH HÀ NỘ
3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN Việt Nam và các bộ có liên quan:
- Xây dựng khung pháp lý cho các mô hình tổ chức tín dụng mới, các tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của tổ chức tín dụng như: Công ty xếp hạng tín dụng, công ty môi giới tiền tệ nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng.
- Đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, tách bạch hoàn toàn tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.
- Hoàn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ điện tử và chữ ký điện tử trong lĩnh vực ngân hàng. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng kiểm soát có chọn lọc các giao dịch vốn (Việt Nam đã tự do hoá hoàn toàn các giao dịch vãng lai).
- Hoàn thiện các quy định về dịch vụ ngân hàng hiện đại như hoán đổi rủi ro tín dụng, các dịch vụ uỷ thác, các sản phẩm phái sinh.
- Chính sách tiền tệ cần tiếp tục được điều hành thận trọng, linh hoạt phù hợp với biến động thị trường, tăng cường vai trò chủ đạo của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ; gắn điều hành tỷ giá với lãi suất, gắn liền điều hành nội tệ với điều hành ngoại tệ, nghiên cứu và lựa chọn lãi suất chủ đạo của NHNN để định hướng và điều hành lãi suất thị trường.
- Nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới Ngân hàng Nhà nước thành ngân hàng Trung ương hiện đại theo hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác.
- Xây dựng quy trình thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD.
- Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở phân tích những cơ hội, những thách thức từ môi trường bên ngoài tác động đến tình hình hoạt động của ngân hàng MHB Chi nhánh Hà Nội; những điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng trong quá trình hoạt động, chương 3 của đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tất yếu và bắt buộc đối với Việt Nam trên bước đường phát triển. Chúng ta đang tham gia vào các tổ chức, hiệp hội kinh tế thế giới như ASEAN, ASEM, APEC, Hiệp định thương mại Việt Mỹ và nhất là WTO. Hội nhập mở ra cho Việt Nam không ít những cơ hội nhưng cũng đầy cam go và thách thức. Ngành ngân hàng nói chung và MHB Hà Nội nói riêng cũng không thoát khỏi xu thế đó. Với xuất phát điểm thấp, vừa trải qua một quá trình cơ cấu và sắp xếp lại, dù đã có những thành công nhất định nhưng nhìn chung những yếu tố mang tính nền tảng của cạnh tranh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu của ngành ngân hàng hiện đại.
Trong quá trình hội nhập, cạnh tranh được xem là tất yếu, là sự sống còn của mỗi tổ chức, để có thể cạnh tranh tốt ở thị trường trong nước tạo cơ sở vươn ra thị trường nước ngoài, MHB HN cần phải thực sự nỗ lực trong việc củng cố, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ hiện đại để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu trên cả thị trường trong nước và hướng ra quốc tế.
Với sự giới hạn về kiến thức cũng như kinh nghiệm công tác, bản thân tác giả cũng chỉ đưa ra một số giải pháp mang tính khái quát để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của MHB Hà Nội trên cơ sở những điểm mạnh, điểm yếu, những thời cơ và thách thức trong mối tương quan giữa các ngân hàng, cùng với những xu thế mới của hội nhập mà các ngân hàng sẽ và phải hướng đến để tạo dựng vị thế trên thị trường.
Dù đã cố gắng để hoàn thiện tốt nghiên cứu của mình nhưng chắc chắn đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn đọc để giúp đề tài được hoàn thiện hơn.
1. Edward W.Reed, PhD và Edward K.Gill, PhD - Sách ngân hàng thương mại.
2. Fredenic S.Mishkin – NXB Khoa học - kỹ thuật 1999 - Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính.
3. Quản trị ngân hàng thương mại - PGS, PTS Lê Văn Tề và ThS Nguyễn Thị Xuân Liễu - NXB Thống kê
4. GS. TS. Vũ Văn Hóa & TS. Lê Xuân Nghĩa, Một số vấn để cơ bản về tài chính - tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2006 -2010, Đề tài cấp Nhà nước. MS: ĐTĐL - 2005/25G. Bộ KH & CN.
5. GS.,TS. Vũ Văn Hóa & PGD.,TS. Đinh Xuân Hạng (2007), Lý thuyết tiền tệ, NXB Tài Chính - Hà Nội.
6. GS.,TS. Vũ Văn Hóa & PGS.,TS Lê Văn Hưng , Giáo trình Tài Chính Quốc Tế, Đại học KD&CN Hà Nội.
7. Giáo trình Marketing Ngân Hàng - Học Viện Ngân hàng
8. Giáo sư Tiến Sĩ Lê Văn Tư, Ngân hàng thương mại - NXB Thống kê 2000.
9. Tiến sỹ Nguyễn Văn Tiến - Tài chính quóc tế hiện đại trong nền kinh tế mở - NXB Thống kê.
10. PGS Nguyễn Quốc việt - Ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - NXB Chính trị Quốc Gia
11. Tạp chí ngân hàng và Thời báo kinh tế, thông tin tín dụng
12. Các báo cáo tổng kết hoạt động của ngân hàng MHB và MHB Hà Nội từ 2005 -2009.
1 PGD Tây Sơn Số 53 Tây Sơn – Đống Đa – HN 04 3533 38482 PGD Lý Thái Tổ Số 30 Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm – HN 04 3926 4174 2 PGD Lý Thái Tổ Số 30 Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm – HN 04 3926 4174 3 PGD Đống Đa Số 7 Quốc Tử Giám – Đống Đa – HN 04 3732 4624 4 PGD Cầu Giấy Số 2 Lô 14, Khu đô thị Trung Yên –
Cầu Giấy – HN
04 3783 0425
5 PGD Nguyễn Văn Cừ 309 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên – HN 04 3650 14696 PGD Nguyễn Thị Định 18 T1 Nhân Chính – Thanh Xuân – HN 04 6251 1236