Chi phí thuốc dành cho phòng, trị bệnh cầu trùng ở gà thịt lông màu nuô

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả phòng và trị bệnh cầu trùng của hai loại thuốc Marcoc và Five – Anticoccid.A trên đàn gà lông màu nuôi thịt tại gia đình nông hộ xã Quyết Thắng - thành phố Thái Nguyên. (Trang 65)

nuôi bán chăn th

Để đánh giá hiệu quả sử dụng Marcoc và Five - Anticoccid.A phòng trị

cầu trùng cho gà chúng tôi tiến hành hạch toán chi phí thuốc cho 492 gà thí nghiệm ở mỗi lô. Kết quảđược trình bày ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Chi phí thuốc Marcoc và Five - Anticoccid.A dành cho phòng, trị bệnh cầu trùng ở gà

Nội dung Lô 1 Lô 2

Tên thuốc phòng trị cầu trùng Marcoc Five - Anticoccid.A

Đơn giá 12000đ/gói 10g 9000đ/gói 10g

Số gói thuốc 45 86

Thành tiền 540000 860000

Chi phí tiền thuốc cho 1 gà (đồng) 1.097đ/con 1.747đ/con Qua bảng 2.10 cho thấy:

Chi phí thuốc phòng trị cầu trùng cho 1 gà có sự chênh lệch nhau, ở lô I sử dụng Marcoc chi phí 1.097đ/ gà, lô II sử dụng Five - Anticoccid.A chi phí 1.747đ/ gà. Vậy cùng một giống gà, công tác chăm sóc nuôi dưỡng như nhau, tuy nhiên chi phí cho gà ở lô II cao hơn lô I. Từđó ta thấy sử dụng thuốc Five – Anticoccid.A giá rẻ hơn nhưng lại phải sử dụng với lượng lớn hơn và cho hiệu quả không cao như thuốc Marcoc.

2.5. KẾT LUẬN – TỒN TẠI - ĐỀ NGHỊ

2.5.1. Kết lun

Qua thời gian theo dõi đàn gà thí nghiệm từ 1-14 tuần tuổi và trên cơ sở

phân tích kết quả nghiên cứu, chúng em rút ra một số kết luận như sau:

- Sau khi dùng hai loại thuốc Marcoc và Five – Anticoocid.A cho gà thịt ta thấy tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh cầu trùng thấp, kiểm tra 420 mẫu phân ở

mỗi lô thì ở lô I có tỷ lệ nhiễm 28,81%, lô II 36,67%. Kiểm tra 70 mẫu đệm lót ở mỗi ô chuồng thì lô I có tỷ lệ nhiễm 28,57%, lô II là 37,14%.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng có sự biến động theo tuổi. Gà bị

nhiễm nặng ở giai đoạn 5-8 tuần tuổi. Giai đoạn sau tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng giảm dần.

- Cường độ và tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng của đàn gà có sự biến động rõ rệt giữa các tháng trong năm, cụ thể là: Trong đó tháng có hai tháng nhiễm cao nhất đó là tháng 8 ở lô I là 30,83%, lô II 40%; tháng 9 ở lô I 34,17%, còn lô II là 42,50%; tháng 7 có tỷ lệ nhiễm tương đối cao ở lô I là 24,17%, lô II là 30%; tháng 10 có tỷ lệ mắc ở lô I là 23,33% và ở lô II là 31,67%.

- Khi sử dụng thuốc Marcoc để phòng trị và trị bệnh cầu trùng tuy giá thành của thuốc cao hơn thuốc Five - Anticoccid.A. Tuy nhiên thuốc Marcoc sử dụng hiệu quả cao, cụ thể là: chi phí thuốc Marcoc cho 1 gà là 1.097đ/ gà thấp hơn thuốc Five – Anticoccid.A là 1.747đ/ gà. Hơn nữa thời gian điều trị của thuốc marcoc cũng ngắn hơn thời gian điều trị của thuốc Five - Anticoccid.A

- Vì vậy người chăn nuôi có thể sử dụng thuốc Marcoc trong phòng và

điều trị bệnh bệnh cầu trùng gà. Ngoài ra chúng ta không nên sử dụng một loại thuốc trong thời gian dài dẫn đến kháng thuốc, đồng thời thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh đểđạt hiệu quả cao trong chăn nuôi.

2.5.2. Tn ti

Do thời gian thực tập có hạn, các khảo nghiệm chưa được lặp lại và số mẫu còn nhỏ nên kết quả có độ chính xác chưa cao.

2.5.3. Đề ngh

Do thí nghiệm mới tiến hành 1 lần trên gà lông màu nuôi thịt tại Thái Nguyên do vậy kết quả chưa phản ánh thật khách quan.

Đề nghị cho lặp lại thí nghiệm, ở các mùa vụ khác nhau để có kết luận chính xác hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả phòng và trị bệnh cầu trùng của hai loại thuốc Marcoc và Five – Anticoccid.A trên đàn gà lông màu nuôi thịt tại gia đình nông hộ xã Quyết Thắng - thành phố Thái Nguyên. (Trang 65)