Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả phòng và trị bệnh cầu trùng của hai loại thuốc Marcoc và Five – Anticoccid.A trên đàn gà lông màu nuôi thịt tại gia đình nông hộ xã Quyết Thắng - thành phố Thái Nguyên. (Trang 42)

2.2.2.1. Tình hình nghiên cu trong nước

Theo Đào Trọng Đạt (1985-1989) [2], hiện nay các cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp đang áp dụng trộn Furazolidon, Rigecoccin, Sulfaquinoxalin và thức ăn hàng ngày cho gà con từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 60 theo lịch trình 2.2.2 hoặc 3.3.3 kết hợp với vệ sinh chuồng trại thay đệm lót chuồng theo

định kỳ. Quy trình này đã bảo vệđược 80 – 90% số con ấp nở trong 2 tháng. Tuổi của gà là đặc điểm cần chú ý trong đặc điểm dịch tễ của bệnh.

Tạ Nhơn Hùng và cs (2012) [5] đã nghiên cứu về tình hình nhiễm cầu trùng trên

đàn gà ác tại một vùng của tỉnh Tiền Giang và hiệu quả của một số thuốc như là totrazuril, sulfaquinoxaline. Có 5 loài cầu trùng được định danh là E.acervulina,

E.brunetti, E.necatrix, E.tenella, E.maxima.

Theo Nguyễn Hữu Hưng (2010) [6] cho biết: Gà ở tuần thứ nhất không tìm thấy noãn nang cầu trùng trong phân. Gà ở tuần thứ 2 tỷ lệ nhiễm là 8,06%; gà 3 tuần tuổi là 38,78%; ở 4 tuần tuổi thì tỷ lệ nhiễm tăng lên rất cao với tỷ lệ 70,20%; đến 5 tuần tuổi tỷ lệ có giảm xuống 54,09%, và ở tuần thứ 6 là 27,62%. Kết quảđó cho thấy gà bắt đầu nhiễm từ 2 tuần tuổi, tăng dần theo lứa tuổi, cao nhất ở tuần thứ 4 và 5, sau đó giảm dần xuống ở tuần thứ 6

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [9], sau khi tập hợp các nghiên cứu của một số tác giả đã rút ra kết luận: Bệnh cầu trùng gà phân bố không

đồng đều qua các năm tháng trong năm. Vào những tháng có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độ thích hợp từ 18 – 35ºC bệnh thường xuất hiện và dễ bùng phát hơn các tháng khác. Vì vậy, ở nước ta mùa xuân và mùa hè là hai mùa có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao hơn mùa đông và mùa thu.

Nguyễn Thị Kim Lan cùng cs (1999) [8] và nhiều tác giả khẳng định: bệnh cầu trùng thường gây bệnh nặng ở gà con, gà lớn thường mang căn bệnh và là nguồn gieo truyền căn bệnh làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy biện pháp quan trọng là phòng bệnh cho gà con không bị nhiễm cầu trùng.

Lê Văn Năm (1990) [12] cho biết nguyên tắc phòng bệnh cầu trùng bằng thuốc phải dùng từ 5 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi đối với gà thịt, sau đó cứ một tháng phải tiếp dùng thuốc 3 – 4 ngày, kể cả thời gian gà đẻ. Việc dùng thuốc phải đúng theo các chỉ dẫn mới đạt kết quả.

Một nghiên cứu khác của Lê Văn Năm và cs (1999) [14] cho biết trong nhiều trường hợp, mặc dù đã phòng cầu trùng bằng thuốc chặt chẽ nhưng bệnh vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là gà ỉa máu tươi hoàn toàn. Trong trường hợp này, tác giả cho rằng nguyên nhân ỉa máu tươi không chỉ do E.tenella mà

còn có sự kế phát bệnh do E.coli gây hoại huyết kết hợp.

Theo Lê Văn Năm và cs (2004) [16] thì bệnh cầu trùng xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào các mùa, tháng nóng ẩm điều kiện rất thuận lợi cho cầu trùng tồn tại và phát triển ngoài tự nhiên và lây nhiễm cho cả đàn gà. Ở châu Âu và châu Mỹ bệnh mang tính mùa vụ rõ rệt, thường xảy ra từ

tháng 5 – 8. Sau nhiều năm, ở Việt Nam công tác thú y phục vụ sản xuất và nghiên cứu về bệnh của các nhà nghiên cứu cho rằng: Bệnh xảy ra quanh năm, mang tính dịch cao, tỷ lệ gà mắc bệnh đặc biệt lớn vào những tháng mưa

Lương Tấn Phát và cs (2011) [18] đã khảo sát tình hình bệnh cầu trùng trên giống gà Ai Cập và Lương Phượng tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã đưa ra kết luận rằng bệnh cầu trùng trên giống gà Ai Cập và Lương Phượng có nhiều

điểm tương đồng: tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng đạt 100% trên cả hai giống, thấp nhất ở giai đoạn 7 – 15 ngày tuổi sau đó tăng dần và đạt giá trị cao nhất ở giai

đoạn 26 – 50 ngày tuổi. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng giảm xuống ở giai đoạn 51 – 90 ngày tuổi. Tỷ lệ chết do bệnh cầu trùng cao nhất ở giai đoạn 7 – 15 ngày tuổi và thấp nhất ở giai đoạn 51 – 90 ngày tuổi. Gà Ai Cập và Lương Phượng

đều bị nhiễm cầu trùng với cường độ cao ở giai đoạn 7 đến 50 ngày tuổi. Ở

giai đoạn 51 – 90 ngày tuổi, cường độ nhiễm đạt tỷ lệ cao nhất

Theo Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2000) [23] cho biết: bệnh lây truyền chủ yếu qua phân và bệnh phân tán noãn nang ra môi trường bên ngoài và gà cảm nhiễm ăn phải. Noãn nang của cầu trùng rất bền vững ở môi trường bên ngoài, các chất sát trùng thông thường rất ít có tác dụng hoặc tác dụng rất hạn chế.

Dương Công Thuận (1995) [20], đối với gà nội nuôi chăn thả tự do, bệnh cầu trùng ít gây tác hại hơn. Nguyên nhân gà được chăn thả ở bãi rộng, có ánh nắng trực tiếp nên nang trứng cầu trùng bị tiêu diệt một phần. Mặt khác gà được phân tán, vận động nhiều, sức đề kháng được tăng lên có sức chống. Hơn nữa gà từ nhỏđã được tiếp xúc với một số lượng ít cầu trùng nên

đã có sức miễn dịch nhất định. Tuy vậy khi bị nhiễm liều cao gà vẫn có thể

mắc. Đối với gà giống công nghiệp nuôi nhốt lồng hoặc chuồng, bệnh có khả

năng xảy ra nặng hơn. Bản thân giống gà kém sức đề kháng với bệnh, lại nuôi nhốt nên bệnh dễ có điều kiện lây. Gà đã bị bệnh dù có chữa khỏi cũng ảnh hưởng nhiều đến sức lớn, do đó tốt nhất phải phòng bệnh là chính.

Theo Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2002) [3], các loại gà đều nhiễm bệnh. Lứa tuổi nhiễm bệnh từ 5-7 ngày trởđi.

Theo Trần Văn Hòa và cs (2001) [4], gà nhiễm cầu trùng bằng con

đường duy nhất là miệng thông qua những chất mà gà thường xuyên tiếp xúc, như: thức ăn, chất độn chuồng, phân, bụi...

Theo Phan Lục và cs (1999) [11], Tiến hành nghiên cứu cầu trùng gia cầm bằng phương pháp xét nghiệm phân tìm noãn nang ở gà Tam Hoàng, gà AA, gà Ai Cập, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu, chim bồ câu Pháp từ 1 – 8 tuần tuổi được nuôi tập trung ở Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương (Viện chăn nuôi). Ở mỗi loại tuổi, gia cầm đều được xét nghiệm trên 240 con (phân phối đều ở mỗi lứa tuổi là 30 con), kết quả thu được như sau: Các loài gia cầm trên đều bị nhiễm cầu trùng từ 8 – 56 ngày tuổi. Mức độ nhiễm bệnh tăng dần từ 8 – 28 ngày tuổi ; ở tuần tuổi thứ 4 (22 – 28 ngày tuổi) gà Tam Hoàng nhiễm 100 %, gà Ai Cập nhiễm 93,3 % và gà AA nhiễm 90 % ; chim bồ câu cũng bị nhiễm 100 %. Như vậy các loài gia cầm trên đều bị nhiễm với cường độ cao.

Theo Phạm Gia Ninh và cs (2000) [17] mặc dù bình thường, bệnh cầu trùng gắn liền với chăn nuôi thâm canh cải tiến trong đó một số lượng lớn gà nuôi chung với nhau. Điều quan trọng là phải biết rằng bất kỳđiều kiện nào dẫn tới việc nuôi quá đông và tích tụ ô nhiễm phân trong môi trường đều có thể là tiền đề

của căn bệnh quan trọng này, vì vậy các ổ dịch bệnh cầu trùng có thể xảy ra ở

thôn xóm cũng nhưở các xí nghiệp hiện đại.

Ngoài ra tác giả còn cho biết: Để phòng chống bệnh cầu trùng cho gà tốt, nhất là gà con không tiếp xúc với số lượng noãn nang lớn trong môi trường. Điều này có thể thực hiện được nhờ vệ sinh tốt, ngăn ngứa sự tích tụ phân trong chuồng, giữ

cho môi trường luôn luôn khô. Ví dụ như: Máng nước không bị rò gỉ, tác giả còn nhấn mạnh: Đối với gà thịt nuôi trên đệm lót dày là điều kiện lý tưởng cho bệnh cầu trùng bùng phát nên biện pháp phổ biến là cho gà thịt uống thuốc diệt cầu trùng trong suốt đời sản xuất. Ông đưa ra một số thuốc sau: Quinolones,

Ionphores, Sulphonamides,… tác giả còn cho biết ở Mỹ vắc-xin sống đã phát triển là hỗn hợp noãn nang Emeria phổ biến nhất. Cách sử dụng là pha vào nước cho gà từ 5 - 9 ngày tuổi uống và nó có hiệu quả cho tất cả các loại gà như gà thịt, gà đẻ, gà giống.

Môi trường ẩm ướt và nhiệt độ ôn hoà là những điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của cầu trùng. Vì vậy, mùa xuân và mùa hè gà bị nhiễm cầu trùng nhiều và nặng hơn các mùa khác trong năm, việc phòng bệnh cầu trùng cho gà ở mùa xuân và mùa hè cũng cần chú ý hơn. Dương Công Thuận và cs (2003) [21] cho biết: Ở các vùng khí hậu khác nhau thì tỷ lệ và cường độ

nhiễm cầu trùng có sự khác nhau.

Theo Lê Văn Năm và cs (2004) [16] cho biết: Bệnh cầu trùng xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào các mùa, tháng nóng ẩm điều kiện rất thuận lợi cho cầu trùng tồn tại và phát triển ngoài tự nhiên và lây nhiễm cho cảđàn gà. Ở châu Âu và châu Mỹ bệnh mang tính mùa vụ rõ rệt, thường xảy ra từ tháng 5 – 8. Sau nhiều năm, ở Việt Nam công tác thú y phục vụ sản xuất và nghiên cứu về bệnh của các nhà nghiên cứu cho rằng: Bệnh xảy ra quanh năm, mang tính dịch cao, tỷ lệ gà mắc bệnh đặc biệt lớn vào những tháng mưa

ẩm, phương thức truyền bệnh chủ yếu qua đường miệng.

Chuồng trại chăn nuôi là yếu tố quan trọng liên quan đến dịch tễ bệnh cầu trùng gà. Gà nuôi trong lồng và nuôi trên nền chuồng có tỷ lệ nhiễm cầu trùng khác nhau. Chẳn hạn, theo Hoàng Thạch và cs (1999) [19], đã khảo sát các mẫu thu thập từ dụng cụ chăn nuôi, kết quả cho thấy có 11,20% số mẫu phát hiện có Oocyst, trong đó ủng bảo hộ của công nhân chăn nuôi nhiễm 5,60%, nhiều dụng cụ khác sử dụng để chăn nuôi gà cũng có khả năng mang

và truyền Oocyst cầu trùng từ gà bệnh sang gà khoẻ. Trong khi đó Phạm Sỹ

nuôi bị ô nhiễm sẽ làm cho Oocyst cầu trùng tồn tại và lưu hành lâu dài. chuồng trại chật chội, ẩm ướt, chất độn chuồng để quá lâu, không

Theo Nguyễn Hữu Vũ, Phạm Sỹ Lăng (1997) [24] cho biết tỷ lệ chết do

E.tenella gây bệnh ở gà đến 12 tuần tuổi là 50 %.

+ Gà nuôi trên nền xi măng lót trấu tỷ lệ nhiễm cầu trùng như sau: Ở 21 ngày tuổi nhiễm cầu trùng với tỷ lệ 14,55 %; Ở 28 ngày tuổi nhiễm cầu trùng với tỷ lệ 59,15 %.

+ Gà nuôi trên lồng sắt: Ở 42 ngày tuổi chưa phát hiện thấy noãn nang cầu trùng. Sau 42 ngày tuổi cho xuống nền xi măng là 1 tuần sau ở 49 ngày tuổi nhiễm cầu trùng với tỷ lệ 30 %.

Theo Lê Văn Năm, Nguyễn Thị Hương (1996) [13], cho biết cách sử

dụng thuốc đạt hiệu quả, quy trình phòng - trị khi sử dụng thuốc như sau: + Giai đoạn 1 – 4 tuần tuổi nên dùng những thuốc có khả năng tiêu diệt cầu trùng khi chúng đang nằm trong giai đoạn phát triển thể phân lập. Đó là các loại thuốc Cocci – stop - ESB3; monenzin, cocci - stop – 2000,coccibio, Biasul, Coccitrim...

+ Giai đoạn từ 28 - 60 ngày tuổi là giai đoạn gà có nhiều thay đổi về

sinh lý và cũng là giai đoạn cầu trùng dễ xẩy ra nhất ta nên dùng các loại thuốc như: Sulfatyl, Anticoccid, A.S.F20, Coyden 25, Coccimed, Furaporol, A.S.Poultry, Rigecoccin, Furazolidon, Amprolium, Darvisul,...

+ Giai đoạn sau 60 ngày tuổi có thể dùng Rigecoccin, Furazolidon, Sulfatyl, Salinomycin,...

2.2.2.2. Tình hình nghiên cu ngoài nước

Carvalho và cs (2010) [27], đã nghiên cứu ảnh hưởng của các loài Eimeria

đến cảm nhiễm tự nhiên ở gà Tây.

Kolapxki N.A, Paskin P. I. , (1980) [25] cho thấy: Bệnh cầu trùng gà là một bệnh ở gà con từ 10 đến 18 ngày tuổi. Đôi khi bệnh cũng có ở gà 4 - 6

tháng tuổi. Trong điều kiện các cơ sở chăn nuôi gia cầm, gà 3 - 4 tuần tuổi nhạy cảm và nhiễm bệnh cầu trùng nặng nhất với tỷ lệ chết cao.

Peek và cs (2011) [29] đã nghiên cứu về phòng chống bệnh cầu trùng ở gia cầm, gồm thuốc kháng cầu trùng, vaccine, và các chiến lược phòng chống khác [29].

Theo Or low (1975) [26], bệnh cầu trùng chủ yếu ở gia cầm non. E.tenella

là loài gây bệnh mạnh nhất, phổ biến nhất ở gà một tháng tuổi. E.maxima gây

bệnh cho gà 1,5 – 2 tháng tuổi. Gia cầm non mắc bệnh, gia cầm lớn là vật mang trùng. Chuồng trại chật, ẩm ướt, thức ăn thiếu dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, diễn biến bệnh nặng thêm. Các ổ dịch cầu trùng thường thấy vào mùa xuân và mùa thu.

Quraishy và cs (2009) [30] đã nghiên cứu về tình hình nhiễm E.tenella

trên đàn gà thịt ở thành phố Riyadh, Ả Rập Xê Út cho thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà nhà là 80% và không lây nhiễm đối với các báo cáo được lấy từ gà nuôi trong trang trại.

Williams và cs (1996) [31] đã theo dõi tác động gây bệnh của cầu trùng cho thấy rằng: sau khi gà nhiễm E.tenella 3 ngày, niêm mạc manh tràng đã phù nề, xung huyết. Nhóm tác giả cho biết, ngày thứ nhất sau khi nhiễm, trong ruột chứa nhiều bào tử con (Sporozoites) được giải phóng ra từ Oocyst

gây bệnh. Các Sporozoites xâm nhập tế bào biểu mô ruột, lập tức sinh sản vô tính nhiều đợt, tạo ra các Schizont thế hệ I, từ đó tạo ra vô số Merozoites.

Ngày thứ 2, các Merozoites lại tiếp tục xâm nhập tế bào biểu mô ruột lành, quá trình sinh sản vô tính tạo ra các Schizont thế hệ II, từđó tạo ra hàng loạt

các Merozoites thế hệ tiếp theo. Merozoites thế hệ cuối cùng của quá trình sinh sản vô tính sau vài ngày sẽ phát triển trong tế bào biểu mô tạo thành các Schizont và biệt hoá thành các tiểu phối tử (Microgamete) và các đại phối tử

(Macrogamete). Tiểu phối tử và đại phối tử giải phóng ra khỏi tế bào biểu mô sẽ kết hợp với nhau thành hợp tử.

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả phòng và trị bệnh cầu trùng của hai loại thuốc Marcoc và Five – Anticoccid.A trên đàn gà lông màu nuôi thịt tại gia đình nông hộ xã Quyết Thắng - thành phố Thái Nguyên. (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)