Ứng dụng tron gY học

Một phần của tài liệu Tổng quan về tinh dầu các loài thuộc chi zingiber mill , họ gừng zingiberaceae (Trang 66)

Theo báo cáo của Geiger [44], dung dịch chứa 5% tinh dầu Gừng (Z. officinale Rosc.) có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả triệu chứng buồn nôn, nôn ở bệnh nhân có nguy cơ cao đối với buồn nôn và nôn sau phẫu thuật. Thử nghiệm lâm sàng trong 6 tháng cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân có phản ứng buồn nôn và nôn sau gây mê giảm. Các nhóm được điều trị bằng tinh dầu Gừng đạt hiệu quả trên 80%. Do đó, tinh dầu Gừng có thể được sử dụng một cách an toàn trên bệnh nhân gây mê toàn thân có nguy cơ cao với các triệu chứng buồn nôn và nôn sau phẫu thuật. Tinh dầu được sử dụng có thể giảm được chi phí cho bệnh nhân và bệnh viện.

Theo kinh nghiệm dân gian, tinh dầu Gừng (Z. officinale Rosc.) và tinh dầu Gừng gió (Z. zerumbet Smith), tinh dầu Gừng dại (Z. cassumunar Roxb.) thường đã được sử dụng trong trường hợp những người bị lạnh chân tay, viêm họng, chống nhiễm khuẩn trong chứng ho sổ mũi; chống đầy hơi, giúp dễ tiêu hoá; sử dụng để giảm đau trong viêm khớp, đau nhức cơ bắp. Tinh dầu giúp điều hoà thân nhiệt cơ thể như hạ sốt, chống lạnh và đổ mồ hôi trộm. Ngoài ra, sử dụng tinh dầu còn giúp làm dịu tinh thần, chống suy nhược, hồi phục năng lượng và tạo cảm giác sảng khoái cho cơ thể. Một số cách sử dụng tinh dầu Gừng (Z. officinale Rosc.) được biết đến như:

Xông hơi: nhỏ vài giọt tinh dầu vào nồi nước đun sôi, lấy chăn chùm kín người. Xông hơi bằng tinh dầu Gừng giúp trị chứng buồn nôn, cảm lạnh, cảm cúm.

Nhỏ tinh dầu vào bồn tắm, hoặc pha loãng với dầu nền để massage: được sử dụng cho viêm khớp, mệt mỏi, buồn nôn, cảm lạnh và cảm cúm, máu lưu thông kém và rối loạn tiêu hóa.

Nhỏ vài giọt tinh dầu vào gạc đã hấp nóng: có thể được sử dụng trong viêm khớp, thấp khớp, đau nhức cơ bắp và các rối loạn tiêu hóa.

Nhỏ vài giọt tinh dầu gừng vào khăn tay: dành cho những người say xe, ốm nghén, cảm lạnh và cúm.

Một phần của tài liệu Tổng quan về tinh dầu các loài thuộc chi zingiber mill , họ gừng zingiberaceae (Trang 66)