Thời gian từ 30/06/2007 đến 01/02/2008

Một phần của tài liệu Phòng chống rủi ro trong cho vay kinh doanh chứng khoán tại Eximbank Sài Gòn Luận văn thạc sĩ (Trang 30)

2.1.2.1 Chỉ thị 03 của ngân hàng Nhà nước

a. Nội dung chính

Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN ban hành ngày 28/05/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có hiệu lực từ ngày 30/06/2007. Theo đó, các tổ chức tín dụng phải khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khóan ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của tổ chức tín dụng.

Dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khóan được xác định bao gồm: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với các công ty chứng khóan; cho vay cầm cố bằng chứng khóan và/ hoặc bảo đảm bằng

tài sản khác để đầu tư, kinh doanh chứng khóan đối với các tổ chức khác và cá nhân; chiết khấu giấy tờ có giá đối với tổ chức và cá nhân để đầu tư, kinh doanh chứng khóan.

Sau khi có nhiều phản ứng về ảnh hưởng của Chỉ thị 03 đến hoạt động ngân hàng, NHNN đã có công văn số 7021 cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài thời gian thu hồi nợ và giảm dư nợ cho vay chứng khoán xuống dưới 3% đến ngày 31/12/2007. Trong công văn 7021 hướng dẫn Chỉ thị 03, có 03 đối tượng không được xác định là “khách hàng” khi xác định dư nợ cho vay chứng khoán, gồm: công ty chứng khoán; các tổ chức tín dụng; người lao động trong công ty nhà nước mua cổ phần lần đầu khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

b. Mục đích của việc kiểm soát từ phía ngân hàng Nhà nước

Lý do NHNN đưa ra chỉ thị trên là do những tháng đầu năm 2007, vốn tín dụng có xu hướng tăng trưởng ở mức cao hơn so với cùng kỳ các năm trước và mục tiêu cả năm, có thể ảnh hưởng không thuận lợi đối với kiểm soát lạm phát. Đặc biệt, cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán có nguy cơ rủi ro do thị trường chứng khoán đang điều chỉnh. Sự tăng nhanh quá mạnh của chỉ số chứng khoán (ngày 17/01/2007 vượt ngưỡng 1.000 điểm) khiến các nhà quản lý phải lo ngại và Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã phối hợp với NHNN đưa ra những giải pháp nhằm giảm tốc độ tăng giá quá nhanh của thị trường chứng khóan.

Sự cẩn trọng của UBCKNN là cần thiết khi thị trường chứng khoán quá “nóng”, bởi những biến động giá khó dự đoán cho thấy thị trường chứng khóan tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi các ngân hàng phải thận trọng, nếu rủi ro không trả được nợ của các nhà đầu tư xảy ra sẽ ảnh hưởng tới ho t động của chính các

ngân hàng. Một vấn đề khiến các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư quan tâm là hệ thống ngân hàng đã cho vay vào đầu tư chứng khoán là bao nhiêu vì điều này là nhân tố ti m ẩn gây rủi ro thị trường.

2.1.2.2 Kết quả thực hiện chỉ thị 03

Thị trường chứng khóan (TTCK) Việt Nam bắt đầu giảm giá từ cuối tháng 04/2007, tháng 05/2007 và lại tiếp tục giảm hơn vào tháng 06/2007. Đang trên đà đi xuống với tốc độ nhanh, nên Chỉ thị 03 được coi là nguyên nhân làm cho thị trường chao đảo hơn. Thực tế, nếu như chỉ số VNIndex đầu tháng 06/2007 còn 1.039,66 điểm thì đến ngày 06/08/2007 chỉ còn 883,9 điểm…, giữa tháng 09/2007 chỉ xoay quanh mốc 900 điểm và tại ngày 02/01/2008 là 921,07 điểm. Song, nhiều nhà phân tích thì cho đó là động thái tốt để duy trì tính an toàn cho TTCK.

Hình 2.1: CHỈ SỐ VNINDEX TỪ 01/07/2007 ĐẾN 15/09/2007

(Nguồn : www.ssc.gov.vn)

Quyết định khống chế dư nợ cầm cố chứng khoán theo Chỉ thị 03 của NHNH làm nhiều ngân hàng cổ phần không biết phản ứng như thế nào vì đã cho nhà

đầu tư vay vốn trước đó. Tuy nhiên, với các ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD), đây lại là một trong những thuận lợi để phát triển vốn đầu ra. Nguyên nhân là dư nợ cầm cố của khối NHTMQD trong cho vay cầm cố vẫn chưa sử dụng hết. Ngoài ra, dư nợ của khối NHTMQD lớn hơn khối ngân hàng cổ phần, nên 3% trên tổng dư nợ là rất lớn, có khả năng đáp ứng được nguồn vốn cho giới đầu tư kinh doanh chứng khoán. Điển hình là ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) – Chi nhánh TP.HCM, sau một thời gian tạm ngưng cho vay cầm cố chứng khoán, dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán hầu như là bằng không. Với ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa, để hạn chế rủi ro, ngân hàng cho vay có sự chọn lọc và chỉ cho nhà đầu tư cầm cố cổ phiếu niêm yết vay vốn, tái kinh doanh chứng khoán , giá cho vay chỉ từ 10.000 – 15.000 đồng/CP trong thời gian 06 tháng. Lãi suất cho vay của BIDV- Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa tương đối thấp hơn so với các ngân hàng khác, chỉ với 1%/tháng. Thời hạn 31/12/2007 của Chỉ thị 03 cũng là thời điểm cuối để hoàn thành báo cáo kế hoạch kinh doanh một năm nên bằng mọi cách, các ngân hàng đều cố gắng đưa tỷ lệ cho vay kinh doanh chứng khoán về đúng quy định.

Kết quả là hết năm 2007, các ngân hàng đều đưa được tỷ lệ cho vay chứng khoán xuống dưới mức 3% tổng dư nợ. Các ngân hàng đã lên kế hoạch và áp dụng các biện pháp tích cực xử lý các khoản vay chứng khoán đến hạn. Có thể điểm qua kết quả thực hiện Chỉ thị 03 của một số Ngân hàng (Nguồn : Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng) :

- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đưa tỷ lệ về 2,4% tổng dư nợ 31.600 tỷ đồng.

- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng đã kịp đưa tỷ lệ đạt dưới 3% trên tổng dư nợ 34.316 tỷ đồng.

- Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đạt 2% trên tổng dư nợ 7.557 tỷ đồng Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB) đạt 2,11% trên tổng dư nợ 5.757 tỷ đồng.

- Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) đạt 2,78% trên tổng dư nợ 11.041 tỷ đồng.

- Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB Bank) đạt 2,746% trên tổng dư nợ 16.744 tỷ đồng.

- Tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), tính đến thời điểm 31/12/2007, tỷ lệ cho vay kinh doanh chứng khoán chiếm 2% trên tổng dư nợ 18.452 tỷ đồng.

2.1.3 Thời gian từ 01/02/2008 đến nay

2.1.3.1 Quyết định 03 của Ngân hàng Nhà Nước

Ngày 01/02/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký ban hành Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán. Quyết định này thay thế chỉ thị số 03/2007/CT- NHNN ngày 28/05/2007 và các văn bản hướng dẫn của NHNN hướng dẫn thực hiện chỉ thị nay. Nội dung của Quyết định này bao gồm 04 nội dung chính như sau:

Thứ nhất, quy định các điều kiện đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay kinh doanh chứng khoán nhằm yêu cầu các TCTD tuân thủ pháp luật về tín dụng và đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay, như phải ban hành quy trình nghiệp vụ cho vay kinh doanh chứng khoán làm cơ sở cho việc thanh tra, giám sát hoạt động cho vay; đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo Quy định của NHNN; có tỷ lệ nợ

xấu so với tổng dư nợ tín dụng dưới 5%; thực hiện hạch toán, thống kê chính xác, báo cáo đúng thời hạn các khoản vay để phục vụ cho quản trị kinh doanh nội bộ và giám sát của NHNN.

Thứ hai, hệ số rủi ro của các khoản cho vay kinh doanh chứng khoán để tính hệ số an toàn vốn tối thiểu là 250% (trước đây là 150%), theo đó, TCTD sẽ phải xem xét, quyết định cho vay một cách thận trong.

Thứ ba, tổng dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của TCTD. Biện pháp kiểm soát tín dụng này gắn quy mô, rủi ro cho vay kinh doanh chứng khoán với quy mô vốn điều lệ của TCTD, đồng thời tránh được tình trạng tăng tổng dư nợ tín dụng nếu quy định giới hạn tỷ lệ % trên tổng dư nợ như trước đây. Với quy định này, cho vay kinh doanh chứng khoán không quá mở rộng cho vay, nhiều NHTM có dư nợ cho vay ở mức thấp so với vốn điều lệ vẫn có thể tiếp tục cho vay.

Thứ tư, khi cơ chế cho vay kinh doanh chứng khoán mới có hiệu lực thi hành, nếu các TCTD đáp ứng được các quy định nêu trên thì tiếp tục cho vay. Đối với các TCTD chưa đáp ứng được các quy định đó thì không được phép cho vay kinh doanh chứng khoán, khi đáp ứng được các quy định này thì mới được tiếp tục cho vay kinh doanh chứng khoán trong giới hạn cho phép.

2.1.3.2 Aûnh hưởng của Quyết định 03 đến các ngân hàng thương mại

Tại thời điểm 31/01/2008, có khoảng 10 ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ trên 2.000 tỷ đồng, một số đạt trên 3.000 tỷ đồng. Với hạn mức mới, một ngân hàng có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng chỉ được cấp tối đa 400 tỷ đồng cho vay đầu tư chứng khoán. Nếu theo hạn mức 3% tổng dư nợ của chỉ thị 03, với tổng dư nợ thường thấy ở mức 20.000 tỷ đồng của một ngân hàng quy mô vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, lượng tín dụng đó có thể lên đến 600 tỷ đồng.

Bảng 2.1 : ƯỚC TÍNH HẠN MỨC CHO VAY CHỨNG KHOÁN

( n v : t đồng)

Ngân hàng Tổng dư nợ Vốn điều lệ Theo chỉ thị 03 Theo quyết định 03 Eximbank 18.452 2.800 553 560 Sacombank 34.316 4.449 1.029 890 Techcombank 20.188 1.750 605 350 ACB 31.600 2.630 948 526 SeABank 11.041 2.550 331 510 ABBank 6.800 2.300 204 460

(Số liệu tại thời điểm 31/12/2007)

Tổng dư nợ là một con số thường xuyên biến động, vì vậy việc cho vay cầm cố chứng khoán dựa trên tổng dư nợ có thể rủi ro và khó kiểm soát. Trong khi đó, vốn điều lệ chính là con số phản ánh quy mô của Ngân hàng, nên việc cho vay cầm cố chứng khoán căn cứ trên tiêu chí này dễ quản lý theo khía cạnh của ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, quy định này thuận lợi cho việc quản lý của ngân hàng Nhà nước nhiều hơn cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của các ngân hàng thương mại. Xem bảng 2.1, có thể thấy trong khối các Ngân hàng lớn, có thế mạnh về cho vay, ngoài Eximbank không bị thay đổi đáng kể, các ngân hàng còn lại đều bị giảm cho vay cầm cố chứng khoán theo quyết định mới. Techcombank, ACB sẽ giảm phân nửa giá trị cho vay so với theo Chỉ thị 03. Sacombank có nguồn vốn điều lệ lớn, 4.449 tỷ, nên vẫn có thể cho vay ở mức cao nhưng cũng phải giảm đi 140 tỷ cho vay so với Chỉ thị 03. Kết quả là tình hình thị trường chứng khoán cũng không giảm khó khăn hơn so với trước, bởi quyết định mới này vẫn chưa tạo ra tính thanh khoản cho cổ phiếu.

Ngày 22/08/2008, Eximbank chính thức bổ sung hơn 515,6 tỷ đồng nhằm tăng vốn điều lệ lên 4.248,9 tỷ đồng. Sau đợt tăng vốn này, Eximbank là NHTM cổ phần lớn thứ 3 về vốn điều lệ, sau ACB và Sacombank.

2.1.4 Aûnh hưởng và phản ng của thị trường từ việc thắt chặt cho vay của Ngân hàng nhà nước

2.1.4.1 Phản ứng của thị trường

Thị trường chứng khoán trầm lắng, cũng với những quy định hạn chế cho vay chứng khoán hiện nay khiến các ngân hàng không còn hào hứng đối với sản phẩm cho vay này. u n m 2008, trước khi lãi suất huy động tiền gửi được các ngân hàng điều chỉnh tăng cao và sau đó là đụng trần cho phép 12%/năm, lãi suất cho vay cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng cổ phần đã là 1,30% – 1,35%/tháng. Sau đợt tăng lãi suất huy động, đầu tháng 04/2008, để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận, lãi suất cho vay cầm cố chứng khoán cũng tăng theo, lên đến 1,80%/tháng.

Tại Eximbank, thời điểm tháng 04/2008, lãi suất cho vay cầm cố cổ phiếu dao động trong khoảng từ 1,70% - 1,80%/tháng tùy theo tình hình nguồn vốn huy động. Do trước đó, trong quá trình ký kết hợp đồng vay vốn, Eximbank chưa có thỏa thuận với khách hàng về việc điều chỉnh lãi suất theo từng thời gian định kỳ cụ thể nên khi lãi suất trên thị trường biến động tăng cao, lãi suất cũ trên các hợp đồng đã ký vẫn giữ nguyên cho đến hết thời hạn của hợp đồng. Đây cũng chính là một sơ sót do không lường trước được biến động mặt bằng lãi suất trong quá trình ký kết hợp đồng vay vốn của Eximbank với khách hàng.

Lãi suất cho vay tăng cao, nhiều nhà đầu tư tự do không đủ khả năng để trả lãi cũng như nộp thêm tiền ký quỹ đã quyết định bỏ luôn chứng khoán đang cầm cố. Giá nhiều loại cổ phiếu trên thị trường OTC đã giảm sâu so với một năm

2.1.4.2 Phản ứng từ phía nhà đầu tư

Các chính sách liên quan đến thị trường chứng khoán tác động rất lớn đến tâm lý của nhà đầu tư, ngoài UBCKNN quản lý và giám sát thị trường chứng khóan còn có NHNN và cả cơ quan thuế cũng thể hiện vai trò can thiệp vào thị trường chứng khóan thông qua việc đề xuất đánh thuế thu nhập trên lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán. Nhà đầu tư cảm thấy khi kiếm được lợi nhuận thì các cơ quan quản lý can thiệp, tìm cách kìm hãm lại, trong khi lúc h gặp phải rủi ro thì không ai tính đến.

Theo tình hình tại các CTCK, tại thời điểm này số nhà đầu tư sử dụng dịch vụ vay cầm cố chứng khoán rất ít. Thậm chí tại một số CTCK hầu như không có hợp đồng mới nào phát sinh trong tháng 03 và tháng 04/2008. Một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư không còn “mặn mà” với dịch vụ này là do lãi suất cho vay đã tăng lên quá cao so với trước, nhất là trong giai đoạn giá chứng khoán liên tục giảm. Bên cạnh đó, ngân hàng yêu cầu nhà đầu tư phải bổ sung thêm chứng khoán hoặc bổ sung bằng tiền để đảm bảo trị giá tài sản cầm cố cho các h p đồng c trong tình hình thị trường chưa có gì khả quan, xu hướng tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong thời gian tới chưa thấy gì chắc chắn, ngay cả những nhà đầu tư có tiền mặt cũng không dám đầu tư vào thị trường, do đó phương án đi vay lúc này ít được tính đến.

2.2 TÌNH HÌNH CHO VAY CẦM CỐ - KINH DOANH CHỨNG KHÓAN TẠI NGÂN HAØNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK)

2.2.1 Quy định chung về cho vay cầm cố, kinh doanh chứng khóan tại Eximbank

Ngày 09/04/2007, Eximbank chính thức ban hành Quyết định số 268/EIB- TGĐ/07, hiệu lực kể từ ngày 12/04/2007. Đây là quyết định đầu tiên c a Eximbank về h ng d n nghiệp vụ cho vay bảo đảm bằng chứng khoán.

Nội dung chính hướng dẫn nghiệp vụ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán trong toàn hệ thống Eximbank hiện nay như sau: - Đối tượng sử dụng vốn vay : tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước có đủ

điều kiện vay vốn theo quy định của Eximbank và của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

- Chứng khóan cầm cố bao gồm : cổ phiếu, trái phiếu (chuyển đổi hoặc không chuyển đổi), chứng chỉ quỹ đã được niêm yết hoặc chưa niêm yết tại Sở giao dịch chứng khóan hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán theo danh sách do Phòng Đầu tư tài chính Eximbank quy định.

- i v i tài sản đảm bảo là chứng khoán : th i h n cho vay t i đa khơng quá 06 (sáu) tháng và khơng v t quá th i h n cịn l i n u b o đ m b ng trái phi u.

Một phần của tài liệu Phòng chống rủi ro trong cho vay kinh doanh chứng khoán tại Eximbank Sài Gòn Luận văn thạc sĩ (Trang 30)