Đầu tư tại Campuchia

Một phần của tài liệu tiểu luận PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL (Trang 48)

Cuối năm 2006, Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức đặt chân vào thị trường Campuchia, trở thành doanh nghiệp (DN) viễn thông đầu tiên trực tiếp đầu tư ra nước ngoài. Đây là thị trường đầu tiên và cũng thành công nhất của Viettel. Ta sẽ tìm hiểu cụ thể nguyên nhân sự thành công và kết quả mà Viettel đã đạt được tại bước sau.

4. Chiến lược thâm nhập thị trường Campuchia 1.17. Lý do lựa chọn thị trường Campuchia

Vương quốc Campuchia có nền kinh tế vĩ mô, hệ thống tài chính khá ổn định, kinh tế tiếp tục giữ được mức tăng trưởng dưới 10% năm trong những năm gần đây.

Quan hệ Việt Nam - Campuchia đang phát triển về mọi mặt theo phương châm: “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, là nền tảng quan trọng và thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tận dụng các cơ hội tăng cường đầu tư và thúc đẩy thương mại.

Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế khi đầu tư vào Campuchia hơn Thái Lan, Trung Quốc, do vị trí địa lý gần, vận chuyển hàng hoá thuận lợi khi có cả đường sông, đường bộ, đường biển….cùng nhiều cửa khẩu quốc tế thuận tiện cho di chuyển nhân sự, hàng hoá qua lại giữa hai nước một cách nhanh chóng.

Thị trường Campuchia với thị hiếu tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng với thị trường trong nước, và rất phù hợp với sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam làm ra từ chất lượng đến giá cả, cộng đồng người Việt đông đảo tại Campuchia cũng là đối tượng tiêu dùng quan trọng cho hàng hóa Việt Nam. Đến nay, đã có trên 500 doanh nghiệp Việt Nam đăng ký kinh doanh chính thức tại Campuchia. Viettel có thể tận dung chiến lược kinh doanh đã áp dụng tại Viet Nam sang Campuchia.

Chính phủ Hoàng gia Campuchia đang tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính mở cửa, tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế, trao đổi thương mại, tăng cường đầu tư từ nước ngoài nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân.

Thị trường Campuchia được doanh nghiệp Việt Nam đánh giá là một thị trường mới, nhiều tiềm năng nhưng vẫn còn có những rủi ro bởi phương thức thanh toán còn phức tạp, chưa an toàn; kỹ năng người lao động yếu; cơ sở hạ tầng thiếu và yếu kém,… Tuy vậy, chính những điểm yếu và thiếu này sẽ tạo ra các cơ hội đầu tư thực sự tốt cho doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực có liên quan nhờ lợi thế như đã nói trên.

Đầu tư đầu tư vào Campuchia sẽ được nhận được nhiều ưu đãi về thuế, vì hiện Campuchia còn nhận được các ưu đãi từ GPS về ưu đãi thương mại tối huệ quốc (MFN) từ hơn 40 quốc gia, trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.

Bên cạnh đó, quan hệ giữa hai chính phủ Việt Nam - Campuchia đã có bề dầy truyền thống, nhất là về quân đội nên Viettel Cambodia nhận được nhiều sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của các cấp lãnh đạo.

1.18. Mục tiêu

Trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đứng số 1 tại Campuchia

 Xây dựng hệ thống cáp quang lớn nhất Campuchia, có mặt ở tất cả các tỉnh, huyện của Campuchia.

 Đứng đầu về số trạm BTS tại Campuchia

 Phát triển các dịch vụ mang lại nhiều tiện ích, nhiều lựa chọn cho khách hàng với giá cả tốt nhất.

 Số lượng khách hàng nhiều nhất.

 Chăm sóc khách hàng với chất lượng tốt nhất.

1.19. Chiến lược kinh doanh

a. Chiến lược chi phí thấp:

 Người cung cấp dịch vụ ra đời sau bao giờ cũng phải có cái tốt hơn người đi trước. Một trong những cái tốt hơn đó là giá cả. Cước gọi của các đối thủ cao nhất là 3 cent/phút và thấp nhất là 1 cent/phút. Mà Viettel còn phải cạnh tranh với các nhà mạng khác nên sẽ phải cung cấp dịch vụ với giá từ 1-2 cent/phút.

 Với Viettel, kết quả nghiên cứu kỹ càng và kinh nghiệm chiếm tới 80% giá thành. Nếu chỉ áp dụng ở Việt Nam toàn bộ chi phí này sẽ không được san sẻ. Thế nhưng, nếu mang những nghiên cứu và kinh nghiệm này ra nhiều thị trường khác thì giá thành đã được giảm đi rất nhiều và sẽ có giá thành tốt. Viettel đã mang những kinh nghiệm có được tại thị trường VietNam sang nước ngoài. Milicom cũng đang thành công ở Campuchia khi mật độ điện thoại đang ở mức 10 – 15% và đang có doanh thu trên mỗi thuê bao cao. Nhưng Viettel lại có kinh nghiệm thành công ở thị trường có doanh thu trên mỗi thuê bao thấp.

 Hiện tại, giá của Viettel rẻ hơn của các nhà cung cấp dịch vụ khác từ 20- 25%.

b. Chiến lược khác biệt hóa

 Chiến lược về chất lượng sản phẩm với việc phủ sóng cân bằng ở tất cả các vùng với giá thành tốt nhất. Giá trị không phải định nghĩa bằng đồng tiền mà giá trị nằm ở chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng. Ngoài ra, Viettel còn có nhiều chính sách tốt hơn với thuê bao là kiều bào Việt Nam tại Campuchia và thuê bao là kiều bào Campuchia tại Việt Nam. Đó được xem như là sự tri ân để cảm ơn khách hàng. Những khách hàng của Viettel phải được hưởng sự lớn mạnh của công ty. Ban lãnh đạo Tổng công ty sẽ có chính sách cho tất cả khách hàng của Viettel, không kể người Việt hay người Campuchia. Đã là khách hàng của Viettel thì phải được hưởng những gì tốt nhất, lớn nhất của chính sản phẩm.

 Hơn nữa, Viettel Campuchia còn thực hiện đúng triết lý kinh doanh của Viettel là "kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội", đẩy mạnh những hoạt động xã hội như quỹ người nghèo, ủng hộ các trường học, các bệnh viện... Chính những hoạt động xã hội đó đã giúp thương hiệu Viettel đi sâu vào đời sống người dân Campuchia, chiếm được thiện

cảm của người dân để từ đó có chỗ đứng vững chắc trên đất nước Campuchia.

1.19.2. Chiến lược phát triển

Viettel sử dụng chiến lược phát triển tập trung

 Trên thực tế đến thời điểm này, thế mạnh nhất của Viettel chính là lĩnh vực di động. Viettel dùng thế mạnh này làm “con thuyền” ra biển lớn, bắt đầu từ các thị trường mới mẻ và còn kém phát triển, cơ may thành công sẽ lớn hơn.

 Viettel với thế mạnh về tài chính và kinh nghiệm phát triển thị trường viễn thông từ thị trường trong nước đã đầu tư ồ ạt, phát triển cơ sở hạ tầng mạng tại Campuchia. Tập trung phát triển vào các tuyến cáp quang và mạng lưới các trạm BTS phủ sóng tới khắp các huyện, thị xã. Làm cơ sở để phát triển các dịch vụ viễn thông băng rộng trong tương lai, chiếm ưu thế so với các đối thủ khác.

1.20. Chiến lược thâm nhập thị trường Campuchia

Viettel lựa chọn hình thức đầu tư 100% vốn CSH để thâm nhập vào một thị trường đang phát triển ở Campuchia.

Triết lý: Mạng Metfone là mạng của người Campuchia xuất phát đầu tiên từ sự nhận thức của ban lãnh đạo Tổng công ty khi đầu tư sang thị trường này. Khi đến một quốc gia nào ta cũng phải "nhập gia tùy tục". Ngoài ra, khi xây dựng mạng Metfone thì lực lượng chính để xây dựng mạng này là người dân Campuchia, được xây dựng trên đất nước Campuchia. Khi Viettel cung cấp dịch vụ thì chính những người Campuchia được hưởng. Sang nước bạn, ta phải tuân thủ theo đúng luật pháp Campuchia, theo văn hóa, phong tục tập quán của Campuchia. Nếu không xác định được Metfone là mạng của người Campuchia, phục vụ người dân Campuchia thì sẽ không phát triển được.

Ngoài ra, những chương trình khuyến mãi, an sinh xã hội và đóng góp cho ngân sách chính phủ cũng nằm trong kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp, khiến Viettel thành công nhiều hơn trên thị trường này.

1.21. Xây dựng và triển khai chiến lược

Khi Viettel triển khai mạng lưới tại Campuchia, công việc được tiến hành như một đội quân ra trận với 700 con người tràn đầy nhiệt huyết, với tính kỷ luật cao.Viettel chủ trương cách làm là cử những chuyên gia tốt nhất sang xây dựng bộ máy, đào tạo và chuyển giao tri thức.

Mục tiêu cuối cùng là sau 3 năm triển khai, bộ máy đó phải được vận hành bởi chính những người địa phương, từ kỹ thuật đến kinh doanh. Điều này khác với những nhà đầu tư khác, tập trung thuê các chuyên gia nước ngoài đã có chuyên môn để đảm bảo công việc, thay vì đào tạo một lớp nhân lực cấp cao cho chính đất nước đó. Cách làm này đã được người dân đánh giá cao, vì những giá trị thực sự và sự chân thành mà Viettel đang mang đến cho đất nước họ. Có được sự tin tưởng này thì Viettel sẽ nhận được sự yêu mến, tin tưởng và thu hút được nhiều người tài.

1.21.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng

Tại Campuchia, Viettel đã đầu tư một mạng truyền dẫn, đây là yếu tố quan trọng bậc nhất, là hạ tầng của một ngành viễn thông. Hiện mạng truyền dẫn của Viettel tại Campuchia xếp hạng thứ nhất, được đánh giá là tốt nhất vì ngay từ đầu, công ty đã đầu tư một mạng cáp quang len lỏi về khắp các tỉnh thành, các huyện của Campuchia. Trên đất nước Campuchia, cáp quang đã giăng đến 1493 xã với chiều dài 11.000 km. Hết năm 2009 con số cáp quang sẽ là 19.000 km). Trong khi đó, các doanh nghiệp viễn thông khác chỉ chủ yếu sử dụng truyền dẫn bằng viba.

Xây dựng các trạm thu phát sóng di động (BTS).Viettel đang đứng đầu về số lượng các trạm thu phát sóng di động (BTS). Tính đến hết năm 2008 đã có được 1.000 trạm BTS, hết năm 2009 là 3.000 trạm.

Xây dựng các chương trình như hỗ trợ xây dựng cầu mạng truyền hình hội nghị giúp chính phủ điều hành, và miễn phí Internet trong mạng giáo dục điện tử... hay như các chương trình từ thiện xã hội, trợ giá viễn thông cho người có thu nhập thấp đã nhận được sự ủng hộ của mọi thành phần, từ chính phủ đến người dân.

Metfone là công ty 100% vốn do Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel nắm giữ

Mạng Metfone, thương hiệu của Viettel ở Campuchia, vẫn giữ vững vị trí mạng dẫn đầu với hạ tầng mạng lưới rộng quy mô lớn nhất. Tổng số cáp đường trục của toàn Campuchia đã tăng gần 17 lần trong vòng 5 năm qua, đạt 20.300km. Trong đó, Metfone đóng góp tới gần 80% với 16,000 km cáp quang đã được triển khai. Mạng lưới do công ty Metfone triển khai lớn gấp 13 lần tổng số cáp quang mà toàn bộ thị trường Campuchia phát triển được trong vòng 10 năm trước đó. Tập đoàn Viettel cũng đã cam kết đầu tư dài hạn, và Metfone đã xây dựng được hệ thống truyền dẫn dung lượng lớn nhất, vùng phủ rộng và sâu nhất Campuchia.

Công ty đã đưa đất nước Campuchia trở thành một quốc gia sử dụng đường truyền băng rộng với 16,000 km cáp quang phủ tới 100% số huyện và 95% số xã. Sóng di động phủ đến 98% dân số, kể cả khu vực biên giới hải đảo bằng mạng lưới hơn 4500 trạm phát sóng 2G và 3G. Metfone đưa dịch vụ Internet đến 100% tỉnh thành và 70% dân số, đạt mức cao so với mức trung bình từ 30-50% của các nước đang phát triển.

Chỉ sau 2 năm ra nhập thị trường, Metfone cung cấp dịch vụ viễn thông đến cho hơn 3,7 triệu thuê bao các loại trên toàn quốc, nâng mật độ xâm nhập di động tăng 3 lần từ 14% lên 42%, điện thoại cố định từ gần như chưa có gì lên 20%, thuê bao Internet tăng hơn 10 lần. Kể từ khi có Metfone với hạ tầng mạng lưới hoàn chỉnh, rộng khắp đã mang cơ hội tiếp cận các dịch vụ viễn thông đến mọi gia đình người Campuchia. Bên cạnh đó, Metfone còn tạo việc làm cho hàng ngàn nhân viên và có chương trình hỗ trợ an sinh xã hội tại xứ này.

Metfone cũng là một trong những doanh nghiệp hàng đầu đóng góp cho ngân sách chính phủ Campuchia. Trong năm 2010 giá trị lên đến hơn 30 triệu USD. Tạo công ăn việc làm cho hơn 7000 nhân viên, cộng tác viên, gia tăng thu nhập cho hàng chục nghìn hộ gia đình thông qua việc trở thành các đại lý, điểm bán chính thức của công ty.

Viettel Campuchia cũng thực hiện tốt các chương trình xã hội hỗ trợ cho chính phủ, các bộ ngành, sinh viên và người nghèo thông qua các chương

trình cung cấp hệ thống cầu truyền hình cho chính phủ điều hành đất nước. Đưa Internet miễn phí tới trường học cùng các dự án nhân đạo như phẫu thuật hàm ếch, đoàn tụ người thất lạc với tổng giá trị lên tới gần 19 triệu USD.

5. Đánh giá và kiến nghị 1.23. Đánh giá

Viettel đã xây dựng cho mình một triết lý kinh doanh của người Viettel, đó là cách làm của người lính.

Viettel vẫn giữ vững triết lý kinh doanh của tập đoàn là “kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội”, đẩy mạnh những hoạt động xã hội như quỹ người nghèo, ủng hộ các trường học, các bệnh viện… Chính những hoạt động xã hội đó đã giúp Viettel đi sâu vào đời sống người dân Campuchia, chiếm được thiện cảm của người dân và từ đó có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Campuchia.

Viettel cũng xây dựng cho mình triết lý kinh doanh dựa trên nền tảng văn hoá doanh nghiệp theo cách làm của người lính. Đó là tính kỷ luật, chịu gian khó, giám đương đầu với thử thách với phương châm hành động là còn khó khăn là còn Viettel.

Viettel đã áp dụng chiến lược xuyên quốc gia là phù hợp khi công ty vừa phải đối mặt với áp lực giảm chi phí và phải đáp ứng nhu cầu địa phương.

So với những tập đoàn quốc tế khác thì Viettel đã muộn hơn họ từ 10-20 năm, và còn rất non trẻ cả về tiềm lực kinh tế lẫn kinh nghiệm.

Với phương châm “nhập gia tuỳ tục”. Hiểu được văn hoá dân tộc là chiếm được thị trường: văn hóa dân tộc là giá trị nhân cách là niềm tự hào của mỗi dân tộc, là truyền thống bao đời của mỗi dân tộc, là kết tinh văn hóa của các dân tộc anh em.... Hiểu được văn hóa dân tộc, chúng ta mới hiểu được tập quán, tính cách, cách hành xử .. của người dân ở đó. Khi hiểu được, người ta sẽ không coi chúng ta là người ngoại quốc nữa, khi ấy chúng ta sẽ hòa nhập vào cuộc sống của họ, vào xã hội của họ và như vậy được hiểu là chiếm được thị trường.

Chiến lược kinh doanh của Viettel là sự kết hợp tổng hoà các chiến lược chi phí thấp , chiến lược khác biệt hoá , chiến lược tập trung cho những mục đích khác nhau như cạnh tranh, phát triển và cách thức thâm nhập.

Viettel tham gia thị trường Campuchia khi tại nước này đã có 7 doanh nghiệp viễn thông. Người tiêu dùng Campuchia không đòi hỏi quá cao về kiểu dáng mẫu mã hay tích hợp nhiều công năng trong sản phẩm. Họ thường chọn lựa sản phẩm có độ tin cậy cao, độ bền và tính hữu dụng của sản phẩm tốt. Ngoài ra đa số người tiêu dùng tại thị trường Campuchia có đặc điểm là trung thành cao với sản phẩm và thương hiệu, ít thay đổi thói quen tiêu dùng. Chính vì vậy ngay từ ban đầu, khi doanh nghiệp thâm nhập thị trường này cần phải cung ứng các sản phẩm có công năng tác dụng chính thật tốt đồng thời về quy cách bao bì, mẫu mã, màu sắc, kích cỡ, kiểm dáng… cần phù hợp với thị trường.

Người tiêu dung tại Campuchia cũngthường tin cậy vào chính trải nghiệm của bản thân và của người thân, bạn bè, do vậy các sản phẩm mới thâm nhập thị trường cần phải có chất lượng tương đương hoặc cao hơn so với các sản phẩm cùng loại đã xuất hiện trước đó. Nếu chất lượng sản phẩm và tính năng tác dụng chỉ tương đương với những gì đang có trên thị trường thì chắc chắn giá bán phải thấp hơn thì mới có thể thâm nhập thành công vào thị trường

Một phần của tài liệu tiểu luận PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w