Là chiến lược doanh nghiệp đầu tư vào nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau khi doanh nghiệp đã có ưu thế cạnh tranh trong các hoạt động kinh doanh hiện tại.
Nguyên nhân dẫn đến chiến lược đa dạng hoá là khi sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp bị ế ẩm có thể do nhu cầu thị trường giảm hoặc do cạnh tranh tăng thì doanh nghiệp phải có hướng đa dạng hoá các hoạt động hoặc thị trường mới ,tìm cách phân tán tốt những rủi ro và cần thiết về lợi nhuận và thu nhập giữa các hoạt động khác,…
Chiến lược đa dạng hóa có hai hình thức :
o Đa dạng hóa liên kết : Là tham gia vào một hoạt động mới nối kết hoạt động hiện hữu của công ty về một số khâu như: sản xuất, marketing, quản trị vật tư hoặc kỹ thuật công nghệ. Hoạt động kinh doanh mới có nhiều điểm chung với hoạt động kinh doanh cũ, là đầu tư vào một ngành công nghiệp khác nhưng liên quan, theo một cách nào đó, với các hoạt động hiện tại của tổ chức.
o Đa dạng hóa không liên kết : Là tham gia vào một hoạt động mới không có sự kết nối nào rõ ràng với bất cứ hoạt động hiện hữu nào.
Ưu điểm
Doanh nghiệp tận dụng được cơ hội phát triển trên thị trường mới sang quốc gia khác từ kết quả hoạt động ngoại giao của chính phủ quốc gia.
Tăng khả năng cạnh trạnh bằng việc đa dạng hoá sản phẩm.Những ngành mới, những đơn vị kinh doanh mới có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí chung, tận dụng mạng lưới bán hàng hiện có.
Nhược điểm
Đa dạng hoá có thể tạo giá trị cho một công ty, song điều này cũng không thể tránh khỏi các chi phí quản lý. Số lượng các đơn vị kinh doanh trong công ty càng lớn càng yêu cầu sựhối hợp các giữa chúng và càng tăng chi phí quản lý.,khả năng để giá trị tạo ra bởi đa dạng hoá khôngtheo kịp các chi phí phát sinh bởi chiến lược này.
Chương 2 : Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế tại Tập đoàn Viễn thông Quân Đội Viettel
1. Giới thiệu Tập đoàn Viễn thông Quân Đội Viettel 1.4. Giới thiệu chung về Viettel
Trụ sở giao dịch: Số 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 04. 62556789
Fax: 04. 62996789
Email: gopy@viettel.com.vn
Website: www.viettel.com.vn
Tên cơ quan sáng lập: Bộ Quốc phòng
Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập theo quyết định 2097/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 14/12/2009. Là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin. Với một slogan "Hãy nói theo cách của bạn", Viettel luôn nỗ lực để thấu hiểu khách hàng , lắng nghe khách hàng.
• Hoạt động kinh doanh:
Cung cấp dịch vụ Viễn thông.
Truyền dẫn.
Bưu chính.
Phân phối thiết bị đầu cuối.
Đầu tư tài chính.
Truyền thông.
Xuất nhập khẩu.
Đầu tư nước ngoài.
1.5. Chặng đường phát triển
Năm 1989: Thành lập công ty Ðiện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) được thành lập.
Năm 1995: Đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel), chính thức được công nhận là nhà cung cấp viễn thông thứ hai tại Việt Nam, được cấp đầy đủ các giấy phép hoạt động.
Năm 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng 2.5Gbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quang.
Năm 2000: Là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc
Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế.
Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
Năm 2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN).Cổng vệ tinh quốc tế.
Năm 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Cổng cáp quang quốc tế.
Năm 2005: Thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội. Cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo.
Năm 2006: Đầu tư sang Lào và Campuchia.
Năm 2007: Doanh thu 1 tỷ USD. 12 triệu thuê bao. Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet
Năm 2008: Doanh thu 2 tỷ USD. Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Số 1 Campuchia về hạ tầng Viễn thông.
Năm 2011: Lọt vào top 20 nhà mạng lớn nhất thế giới
1.6. Triết lý kinh doanh
Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng.
Luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
Đem những gì tốt nhất của Viettel ra nước ngoài. Viettel sinh ra từ khó khăn với tinh thần của người lính nên không ngại đi vào vùng có “địa tô” thấp.Vì khó khăn nên Viettel đêm không được ngủ và phải thức nghĩ cách nên sẽ trưởng thành hơn. Viettel có triết lý văn hóa là “ vào chỗ chết để tìm đường sống”, đây là nhận thức quan trọng của Viettel.
1.7. Tình hình kinh doanh
Trong những năm gần đây nhờ cách làm ăn mạnh bạo của mình mà Viettel đã có bước phát triển nhảy vọt. Doanh thu và lợi nhuận của Viettel vẫn luôn duy trì được ở mức cao dù nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008.
Viettel mặc dù là doanh nghiệp phát triển sau các nhà mạng như Vinaphone, Mobiphone nhưng trong chặng đường phát triển của mình, công ty đã có
những phát triển nhảy vọt , số lượng thị phần tăng theo cấp số nhân không chỉ thị trường trong nước mà phát triển cả thị trường nước ngoài.
1.8. Mục tiêu của tập đoàn Viettel
Theo định hướng phát triển đến năm 2015, Viettel không chỉ muốn khẳng định vị thế chủ đạo quốc gia về viễn thông và công nghệ thông tin, mà còn có khát vọng trở thành tập đoàn đa quốc gia, nằm trong tốp 30 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất thế giới. Doanh thu đến năm 2015 là khoảng 200.000-250.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15-17%/năm. Chiến lược kinh doanh của tập đoàn trong 5 năm tới hướng vào 3 lĩnh vực chính là: Viễn thông (thị trường cả trong và ngoài nước) chiếm 70%; sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông; đầu tư bất động sản.
2. Phân tích môi trường kinh doanh
1.9. Các lực lượng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Khi tham gia thị trường quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải xem xét đến các yếu tố của môi trường tác nghiệp tại thị trường đó. Các tác động theo mô hình cạnh tranh của M.Porter gồm :
1.9.1. Đối thủ cạnh tranh
Khi ra nước ngoài, Viettel sẽ phải cạnh tranh với các với các tập đoàn viễn thông nước ngoài lớn, có năng lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, đây là một thách thức.
Khi đặt đặt chân vào thị trường Campuchia , Viettel gặp không ít khó khăn như thời gian cấp phép khá lâu, thị trường chuyển động từ độc quyền sang cạnh tranh chỉ sau nửa năm (do 9 doanh nghiệp viễn thông khác được cấp phép ngay sau đó), cơ chế kết nối không rõ ràng, đối thủ cạnh tranh sử dụng ưu thế thị trường để gây bất lợi, các DN viễn thông đang hoạt động tại Campuchia chủ yếu là liên doanh với nước ngoài như Thuỵ Điển, Thái Lan, Na Uy, nên có nhiều kinh nghiệm cũng như tiềm lực để cạnh tranh.
1.9.2. Khách hàng
Các mạng viễn thông quốc tế lớn đã chiếm thị phần ở các thị trường nhiều lợi nhận, việc khai thác các thị trường này là không khả thi, chính vì vậy Viettel đang lựa chọn các thị trường mà ở đó ít doanh nghiệp lớn khai thác, đang phát triển về kinh tế lẫn viễn thông đó thường là các quốc gia nhỏ, số lượng dân số ít như Lào, Haiti, hoặc có các vấn đề bất ổn về chính trị, thiên tai.
Viettel phải tìm kiếm được một lượng khách hàng đủ lớn. Khi nhìn ra các nước xung quanh, có những nơi Viettel định đầu tư thì cước gọi của các đối thủ cao nhất là 3 cent/phút và thấp nhất là 1 cent/phút. Mà Viettel còn phải cạnh tranh với các nhà mạng khác nên sẽ phải cung cấp dịch vụ với giá từ 1-2 cent/phút. Trong khi hiện ở Việt Nam, Viettel đang bán trên thị trường với giá bình quân khoảng 8 cent/phút. Do vậy, nếu không đạt được một lượng khách hàng đủ lớn thì chắc chắn đầu tư sẽ bị lỗ
Vấn đề khác biệt về ngôn ngữ, văn văn hoá và cách làm việc tại thị trường luôn là thách thức lớn nhất mà các nhà đầu tư sẽ gặp phải. Khác biệt này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tại thị trường, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhân sự địa phương, giữa công ty và khách hàng địa phương. Tại Lào, thói quen không làm việc ngoài giờ và nghỉ toàn bộ các ngày cuối tuần của nhân viên bản xứ khiến cho Viettel đã gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo việc phục vụ khách hàng 24/7 như các công ty viễn thông cần phải làm. Trong giao tiếp và làm việc, nhân viên người Lào thích được nói chuyện nhẹ nhàng, chứ không quen với tác phong quân đội, chấp hành mệnh lệnh. Chính vì vậy, bộ máy nhân viên
Viettel đã quyết định vừa phải thay đổi bản thân, vừa phải thay đổi chính cách nhìn và làm việc của nhân viên bản xứ.
1.9.3. Nhà cung cấp
Hiện nay nhà cung cấp nguyên liệu, sản phẩm cho Viettel bao gồm: AT&T, BlackBerry, Nokia, Siement, ZTE, Cisco, ..
Nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp thiết bị mạng và di động, Viettel vừa chính thức đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông. Đây là dây chuyền công nghệ đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam tiên được đánh giá là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á, có khả năng sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau như thiết bị đầu cuối (điện thoại di động thông thường và thông minh, máy tính bảng, máy tính All-in-one,...), thiết bị hạ tầng mạng, thiết bị thông tin quân sự... Chính vì vậy mà trong tương lai Viettel có thể chủ động được nguồn các thiết bị cho mình, ít phụ thuộc vào các nhà cung cấp phần cứng.
Ngoài việc đưa vào vận hành nhà máy sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, Viettel đang đầu tư mạnh vào xây dựng đội ngũ phần mềm với mục đích tự phát triển và vận hành toàn bộ các phần mềm của Viettel đông thời xuất khẩu phần mềm ra nước ngoài, điều này cũng giúp giảm bớt các áp lực và sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp phần mềm hiện tại.
1.9.4. Các sản phẩm thay thế
Hiện nay để hỗ trợ cho việc giao tiếp trao đổi thông tin, các phương cách chính vẫn là thư tín và viễn thông, trong đó viễn thông vẫn chứng tỏ được ưu thế vượt trội với khả năng giao tiếp nhanh chóng, tiện lợi. Hiện tại viễn thông vẫn là sản phẩm không thể thay thế, do vậy mà áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế hầu như chưa xuất hiện. Tuy nhiên, ngành viễn thông rộng mở do vậy trong tương lai có thể các sản phẩm thay thế sẽ ra đời và giúp khách hàng ngày càng thỏa mãn nhu cầu của mình.
Hiện nay xu thế truyền thông lấn sân sang viễn thông đang xuất hiện như việc truy cập qua mạng cáp truyền hình (với ưu thế băng thông rộng). Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông tin và truyền thông đang trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau. Việc truy cập Internet qua mạng cáp truyền hình có thể đạt tốc độ tải về tới 54 Mbps và tải lên 10 Mbps. Đồng thời, thông qua hệ thống đường truyền này, ngoài truyền hình và Internet, khách hàng còn có thể tiếp cận nhiều dịch vụ giải trí khác như chơi game online, xem ti vi trên máy vi tính, xem truyền hình và phim theo yêu cầu.
Ngoài ra, tại các thị trường quốc tế mà Viettel đang tìm cách chiếm lĩnh thì một số hãng viễn thông lớn cũng đang có ý định đầu tư, họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của Viettel trong tương lai
1.10. Phân tích môi trường trong nước
1.10.1. Các yếu tố về kinh tế
Ngành viễn thông cũng như nhiều ngành khác chịu ảnh hưởng nhiều từ những biến động của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, xã hội làm ra nhiều của cải hơn, hàng hóa lưu thông , thu nhập tăng thì nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông cũng tăng theo. Ngược lại khi nên kình tế suy thoát, nhu cầu tiêu dùng giảm cũng sẽ ảnh hưởng đến viễn thông
Các chỉ tiêu kinh tế trong 3 năm gần đây
2008 2009 2010 Tổng GDP(tỷ USD) 89 91 101 Tăng trưởng GDP(% ) 6,2 5,3 6,7 GDP/Đầu người ( USD) 1052 1064 1168 Chỉ số giá tiêu dùng CPI(%) 19.9 6.5 11.7 Chỉ số lạm phát 24.4 7 11.8 (theo nguồn http://www.indexmundi.com/vietnam)
Cuộc khủng hoảng kinh tế tòan cầu năm 2008 đến nay có ảnh hướng lớn đến hoạt động của công ty, chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát gia tăng cao
kỷ lục, đến năm 2009 có giảm nhưng lại có xu hướng gia tăng vào năm 2010. Người dân giảm chi tiêu, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng không đạt được mục đích đề ra. Chính sách thắt chặt tiền tê, giảm tăng trưởng tín dụng nhằm chặn đứng lạm phát đã làm cho nhiều doanh nghiệp khó khăn trong hoạt động, và Viettel cũng gặp không ít khó khăn.
Bên cạnh những việc Việt Nam ký hiệp định thương mại Việt –Mỹ, tham gia các thỏa thuận khu vực thuơng mại tự do theo lộ trình CEPT/AFTA , đã mở ra thị trường rộng lớn.
1.10.2. Các yếu tố chính trị
Tình hình chính trị, an ninh ổn đinh của nước ta đảm bảo cho sự hoạt động và phát triển của Viettel.
Việc gia nhập WTO, là thành viên của Hội đồng bảo an liên hợp quốc , vấn đề tòan cầu hóa, xu hướng đối ngoại ngày càng mở rộng, hội nhập vào kinh tế thế giới là cơ hội của Viettel tham gia vào thị trường toàn cầu.Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng thân thiện, giấy phép hoạt động kinh doanh ngày càng được rút ngắn, các rào cản trong hoạt động kinh doanh được tháo gỡ. Đây là một thuận lợi cho Viettel tham gia vào thị trường quốc tế.
Có được sự bảo hộ của Bộ quốc phòng thì việc bình ổn chính trị không còn là mối đe dọa và thách thức của Viettel trên thương trường quốc tế.
1.10.3. Các yếu tố luật pháp
Ngay từ khi bước chân ra nước ngoài, Viettel đã gặp nhiều khó khăn vì hệ thống pháp luật, tài chính và quản lý của Viet Nam chưa sẵn sàng cho việc doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngòai.Tuy nhiên , hiện nay nhà nước đã có những điều chỉnh, bổ sung, thay đổi và cam kết hoàn thiện văn bản pháp luật phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại.
Luật kinh doanh cũng ngày càng được hòan thiện. Luật doanh nghiệp tác động nhiều đến tất cả các doanh nghiệp nhờ khung pháp lý của luật pháp dưới sự quản lý của nhà nước và các thanh tra kinh tế. Do đó doanh nghiệp có điều kiện họat động thuận lợi.
Về sắc thái văn hóa, doanh nghiệp vừa chịu ảnh hưởng của truyền thống lại vừa chịu ảnh hưởng của môi trường, lãnh thổ và khu vực. Sắc thái văn hóa phản ánh trong từng cách ứng xử của người tiêu dùng như quan quan niệm, thái độ đối với hàng hóa, dịch vụ mà họ cần mua. Ngày nay, nhu cầu