II Nguồn kinh phí khác, quỹ khác 420 2,179,582,196 680,136,451
5 Tài sản lưu
2.5.5. Tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
* Qua xem xét nguồn hình thành vốn của công ty năm 2002 và năm 2003 cho thấy:
- Nguồn vốn chủ sở hữu:
+ Năm 2002 = 11.322.465.210 đ chiếm 29,36% tổng nguồn vốn. + Năm 2003 = 12.333.980.781 đ chiếm 37,19% tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên và tỷ trọng cũng tăng lên điều này chứng tỏ rằng công ty đã có những bước đi đúng đắn nhằm loại bỏ dần sự phụ thuộc vào những nguồn vốn bên ngoài.
Để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, công ty đã tìm cách huy động vốn với mức lãi thấp nhất, cụ thể:
- Khoản nợ phải trả:
+ Nợ ngắn hạn: năm 2002 = 17.296.456.320 đ, chiếm 42,12% tổng số vốn. Năm 2003 = 16.424.141.922 đ, chiếm tỷ trọng 49,53% tổng số vốn.
+ Nợ dài hạn: năm 2002 = 2.560.640.000đ, chiếm 12,62% tổng số vốn. Năm 2003 = 4.400.000.000 đ, chiếm tỷ trọng 13.27% tổng số vốn.
Ta đi phân tích một số chỉ tiêu qua bảng cân đối kế toán năm 2003, công việc này sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin khái quát về tình hình hoạt động kinh tế của Công ty trong kỳ là tốt hay chưa tốt.
Trước hết cần tiến hành so sánh tổng số tài sản và nguồn vốn cuối kỳ với đầu năm. Bằng cách này sẽ thấy được quy mô vốn mà công ty sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của công ty. Bên cạnh việc sử dụng vốn khả năng tự đảm bảo, mức độ độc lập về tài chính cũng cho thấy một cách khái quát tình hình kinh doanh của công ty. Vì vậy ta cần tính ra và so sánh.
• Tỷ suất tài trợ
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tài trợ = x 100% Tổng nguồn vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của Công ty 10.746.024.763 Số đầu năm = x 100% = 40,4% 26.839.445.625 12.333.980.781 Số cuối kỳ = x 100% = 37,19 % 33.158.122.703
Nhìn vào tỷ suất tài trợ của Công ty < 50% ta thấy công ty hoạt động chủ yếu dựa vào vốn đi vay. Tỷ suất tài trợ cuối kỳ so với đầu năm giảm cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của Công ty giảm xuống.
• Tỷ suất đầu tư
Tài sản cố định
Tỷ suất đầu tư = x 100% Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của công ty. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của công ty.
1.158.931.109 Số đầu năm = x 100% = 4,318 % 26.839.445.625 6.226.368.484 Số cuối kỳ = x 100% = 18,778 % 33.158.122.703
Những con số trên cho ta thấy năm 2003 công ty đã tăng đầu tư vào TSCĐ. Cụ thể là đầu năm tỷ suất đầu tư là 4,318% thì cuối kỳ lượng tăng lên 18,778%.
Như vậy khả năng thanh toán nợ của công ty là tương đối tốt, tuy hệ số thanh toán nợ cuối kỳ tăng 0,02 so với đầu năm là không cao nhưng cho thấy công ty đang cố gắng để thanh toán đủ và đúng hạn cho các chủ nợ.
* Hệ số bảo toàn của công ty
Chỉ tiêu này phản ánh sự ổn định, chắc chắn trong sự chủ động về vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu hệ số <1 thì không đảm bảo, ngược lại nếu >1 thì nguốn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bế trong tổng nguồn vốn, còn trường hợp hệ số = 1 thì công ty có sự cân bằng giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản. Tổng tài sản – nợ phải trả Hệ số bảo toàn = Vốn chủ sở hữu 33.158.122.703 - 20.824.141.922 = = 1
12.333.980.781
* Hiệu quả sản xuất là hệ số phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh, ngoài ra nó còn phản ánh kết quả của quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.
P 33.123
Hiệu quả sản xuất = = = 0,586 Vốn 5.329
- Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh bằng 58,6% là rất cao.
- Cổ tức hàng năm từ 17- 25% đã tăng quỹ đầu tư phát triển vốn 70% vốn điều lệ .
* Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của công ty cổ phần ximăng và vật liệu xây dựng Cầu Đước năm 2003.
Qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản và số liệu thu thập được, ta thấy tuy công ty còn đang có các khoản nợ ngắn và dài hạn, với số tiền nợ còn cao. Tuy nhiên năm 2003 là năm công ty gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh do thiếu vốn trầm trọng, vì các huyện, thị, thành phố còn nợ tiền mua ximăng trong hai chương trình: bê tông hoá kênh mương và chương trình giao thông nông thôn. nên sản lượng sản xuất bị hạn chế vì không có tiền thanh toán cho khách hàng cung cấp vật tư nguyên liệu, cho nên công ty phải vay ngân hàng để trả lương cho cán bộ công nhân viên của công ty. Vì thế công ty phải chịu lãi vay quá hạn của ngân hàng. Dù công ty gặp rất nhiều khó khăn như vậy, nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty đã phấn đấu:
- Sản xuất: Ximăng 63.000 tấn/ năm. Gạch lát 90.000 m2/ năm. Bột đá 482 tấn/ năm. - Tổng doanh thu : 39.343 triệu đồng/ năm. - Nộp ngân sách : 1.960 triệu đồng/ năm. - Nộp BHXH, y tế : 655 triệu đồng/ năm.
Trong năm 2003 công ty đã bảo đảm sản xuất được một cách liên tục, có lãi, đảm bảo việc làm ổn định đời sống cho công nhân viên chức, đóng góp đầy đủ các quỹ phúc lợi xã hội, chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế của cấp trên đã đề ra.