tranh của công ty.
Với các định hướng chiến lược cho sản phẩm sơ mi của công ty việc hoàn thiện chiến lược giá sản phẩm bắt nguồn từ việc làm giảm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm sơ mi của công ty.
Giảm chi phí tập trung khai thác lợi thế quy mô của sản xuất lớn, ưu thế về nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động. Thực chất việc hoàn thiện chiến lược giá cho sản phẩm sơ mi của công ty chính là chiến lược dẫn đầu về chi phí.
Chiến lược nhấn mạnh chi phí yêu cầu việc quản lý tính quy mô và tính hiệu quả, theo đuổi việc giảm chi phí từ kinh nghiệm. Kiểm soát chặt chẽ chi phí trực tiếp và gián tiếp, tối thiểu hoá các chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí bán hàng, quảng
cáo… Chi phí thấp mang lại cho công ty tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân trong ngành bất chấp sự hiện diện của các lực lượng cạnh tranh mạnh mẽ. Chi phí thấp tạo cho công ty một bức tường che chắn chống lại sự ganh đua của các đối thủ cạnh tranh bởi chi phí thấp hơn có nghĩa là công ty vẫn có thể kiếm được lợi nhuận ngay cả khi các đối thủ cạnh tranh đã ném toàn bộ lợi nhuận vào cuộc cạnh tranh này. Chi phí thấp tạo ra hàng rào che chắn quyền lực của người cung cấp qua việc tạo nên khả năng năng động hơn trong việc đối phó với những biến động của chi phí đầu vào. Cuối cùng khả năng chi phí thấp thường đặt công ty vào vị trí thuận lợi hơn so với các đối thủ cạnh tranh trước sự xâm nhập của các mặt hàng thay thế.
Việc đạt được mức chi phí thấp thường đòi hỏi công ty phải có thị phần tương đối cao hoặc những lợi thế khác, chẳng hạn: khả năng thuận lợi về nguyên vật liệu. Điều này đòi hỏi việc thiết kế các sản phẩm phải thuận tiện cho việc sản xuất, duy trì nhiều loạt sản phẩm có liên quan để trải đều được chi phí và phục vụ được tất cả các nhóm khách hàng cơ bản nhằm tạo nên khối lượng bán ổn định. Thực hiện chiến lược chi phí thấp có thể yêu cầu việc đầu tư vốn ban đầu lớn dưới các hình thức như: các phương tiện hiện đại với các chính sách giá năng động và chịu lỗ thời gian đầu để tăng thị phần. Thị phần cao đến lượt nó có thể tạo ra tính kinh tế trong quá trình mua nguyên vật liệu nhằm làm giảm chi phí hơn nữa.
Để thực hiện được các biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, phải xác định được các nhân tố tác động, có thể là:
- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, việc áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ ngành may vào sản xuất là nhân tố cực kỳ quan trọng cho phép hạ giá thành sản phẩm và thành công trong hoạt động sản xuất hàng sơ mi.
- Chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm, nếu tiết kiệm được những khoản chi phí này sẽ tác động rất lớn đến việc hạ giá thành sản phẩm.
- Tổ chức lao động, sử dụng lao động và sử dụng con người là một nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm của công ty. Tổ chức lao động khoa học, bố trí dây truyền may hợp lý sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hiệu quả, loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy, có tác dụng lớn thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động và giảm giá thành sản phẩm.
- Tổ chức quản lý sản xuất và tài chính là nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, tổ chức sản xuất đạt trình độ cao, lệnh sản xuất phân bố hợp lý và kịp thời sẽ giúp cho công ty xác định mức sản xuất tối ưu và phương pháp sản xuất tối ưu làm cho giá thành sản phẩm hạ xuống.
KẾT LUẬN.
Như vậy, chiến lược giá sản phẩm có vai trò quan trọng trong hoạt động Marketing cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may Thăng Long. Nã mang lại lợi thế cạnh tranh cho công ty trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn, nó quyết đính sự thành công hay thất bại của công ty trên thị trường. Đây cũng là một vấn đề mà trong suốt nhiều năm qua công ty đã hết sức quan tâm và chú trọng.
Để hoàn thiện được chiến lược giá cho sản phẩm sơ mi của công ty, phù hợp với tình hình sản xuất của công ty, quy mô sản xuất, quy mô thị trường… không phải là đơn giản mà là sự phấn đấu không mệt mỏi của toàn bộ các bộ công nhiên viên trong công ty.
Là mét sinh viên lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế, với nỗ lực của bản thân đề án môn học đã phần nào đạt được yêu cầu nhưng những thiếu sót là không thể tránh khỏi. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp sửa chữa quý báu của các thầy cô. Em xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thanh Thuỷ cùng các cán bộ trong công ty may Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành đề án môn học này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Quản trị Marketing – Phillip Kotler. - Marketing căn bản – Trần Minh Đạo. - Tạp chí người tiêu dùng. Số 6/2000. - Báo Sài Gòn tiếp thị. Số 7/2001. - Tạp chí Doanh nghiệp. Số 9/2001.
- Tài liệu về công ty may Thăng Long – Phòng kinh doanh. - The Strategy and Tactics of Pricing – Thomas T. Nagle.
MỤC LỤC
Lời mở đầu...1.
Phần 1: Cơ sở lý luận về giá cả và chiến lược giá sản phẩm...3.
I- Khái niệm và vai trò của giá cả...3.
1- Khái niệm về giá cả...3.
II- Các yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định giá của doanh nghiệp...4.
1- Mục tiêu lập giá...4.
2- Chi phí sản xuất kinh doanh...6.
3- Các đặc tính của sản phẩm...7.
4- Khách hàng và cầu thị trường...9.
5- Thị trường cạnh tranh...9.
6- Môi trường luật pháp, kinh tế...10.
III- Các chiến lược giá sản phẩm của doanh nghiệp...10.
1- Khái niệm chiến lược giá...10.
2- Các chiến lược giá cho sản phẩm của công ty...11.
Phần 2: Thực trạng về hoạt động Marketing và chiến lược giá sản phẩm áo sơ mi tại công ty...15.
I- Giới thiệu khái quát về công ty và tình hình kinh doanh của công ty...15.
1- Lịch sử hình thành và phát triển của công ty may Thăng Long...15.
2- Đặc điểm chung ...16.
3- Tình hình kinh doanh của công ty ...16.
II- Thực trạng hoạt động Marketing của công ty ...20.
1- Chính sách sản phẩm ...20.
2- Chính sách giá sản phẩm ...21.
3. Chính sách phân phối ...22.
4- Chính sách xúc tiến hỗn hợp ...23.
III- Thực trạng việc thực hiện chiến lược giá sản phẩm sơ mi của công ty ...23.
Phần III- Hoàn thiện chiến lược giá sản phẩm sơ mi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường ...25.
I- Những định hướng phát triển kinh doanh và Marketing của công ty ...25.
1- Thị trường mục tiêu ...25.
2- Mục tiêu Marketing ...26.
3- Chiến lược Marketing của công ty ...28.
II. Hoàn thiện chiến lược giá sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty ...28.