Những định hướng phát triển kinh doanh và Marketing của công ty 25.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing Thực trạng về hoạt động Marketing và chiến lược giá sản phẩm áo sơ mi tại công ty may Thăng Long (Trang 26)

1- Thị trường mục tiêu.

Thị trường xuất khẩu là thi trường chủ yếu và hết sức quan trọng của sản phẩm sơ mi của công ty. Vì vậy việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, mạnh dạn thực hiện một số cuộc khảo sát thị trường nước ngoài như thị trường các nước EU, Hàn Quốc, Nhật Bản… Sản phẩm sơ mi nam là mặt hàng truyền thống của công ty may Thăng Long qua nhiều năm thăng trầm, mới được phát triển trở lại trong thời gian gần đây và hiện nay là một trong những mặt hàng trọng điểm được công ty đặc biệt quan tâm, chú trọng phát triển.

Việc nghiên cứu và hiểu biết nhu cầu của thị trường mục tiêu là một yếu tố quyết định tới sự phát triển thị trường cũng như những thành công của công ty. Những thành công trên thị trường xuất khẩu cho phép công ty tạo dựng được uy tín đối với khách hàng thị trường mục tiêu. Việc tập trung vào việc thực hiện công tác thị trường cùng với việc thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu cũng như có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho phép công ty có thể xâm nhập vào các thị trường tiềm năng.

Thị trường Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng và có sức tiêu thụ hàng dệt may rất lớn do nhu cầu hay thay đổi của người dân Mỹ. Đơn đặt hàng của họ thường rất lớn, thường là từ 5000000 sản phẩm trở lên, nhưng đòi hỏi rất cao về thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm. Tới năm 2005, Mỹ sẽ xoá bỏ hạn nghạch đối với các công ty xuất khẩu ở Việt nam. Điều này tạo thuận lợi cho công ty may Thăng Long trong việc phát huy hết năng lực sản xuất và tạo cơ hội cho những thành công trên thị trường này.

Vì vậy việc có được một cơ cấu tổ chức tốt, nguồn cung ứng nguyên vật liệu cũng như việc đÈy mạnh thực hiện các chiến lược Marketing-mix sẽ góp phần tạo nên thành công cho công ty.

Thị trường nội địa cũng là thị trường tiềm năng, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng sơ mi trong nước cũng có xự thay đổi và có xu hướng gia tăng nhưng do thu nhập còn thấp nên công ty cần khai thác ưu thế định hướng chiến lược nhấn mạnh vào chi phí, tìm cách giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để kích thích tiêu thụ tại thị trường này.

Dựa vào hoàn cảnh nội tại và các yếu tố môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động xuất khẩu kinh doanh của công ty may Thăng Long. Công ty đã có những thế mạnh về công nghệ, về nguồn nhân lực, về quy mô sản xuất lớn, tập trung. Do vậy việc đẩy mạnh các hoạt động Marketing có thể làm thoả mãn tốt nhu cầu của thị trường mục tiêu.

2- Mục tiêu Marketing.

Dựa trên những đặc điểm về nhân khẩu học,vùng, đặc điểm kinh tế… cũng như các đặc điểm về sản phẩm, chất lượng, giá cũng như các hoạt động khác của Marketing. Mục tiêu sản xuất và kinh doanh của ngành dệt may Việt nam đến năm 2010 bao gồm:

- Trước tiên phải phục vụ nhu cầu của hơn 100 triệu dân trong nước vào năm 2010, với mức tiêu thụ 3,6kg/người và nhu cầu an ninh, quốc phòng.

- Toàn ngành có mức tăng trưởng bình quân 13%/năm sau năm 2005 có mức tăng trưởng trên 14%/năm, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của đất nước. - Về xã hội: tạo công ăn việc làm cho gần 2 triệu lao động dệt - may vào năm

- Mục tiêu giá trị xuất khẩu hàng may mặc(đơn vị: triệu USD): Chỉ tiêu Thực hiện năm

2000

Kế hoạch năm 2005

Kế hoạch năm 2010 Kim ngạch xuất khẩu.

Trong đó: hàng may mặc. Tỷ lệ 2000 1630 81,5% 3000 2200 73,3% 4000 3000 75% (Nguồn: Tổng công ty dệt - may Việt nam)

- Mục tiêu chiến lược sản phẩm.

Dùa trên những thế mạnh về công nghệ về quy mô sản xuất lớn tập trung, công ty tập trung vào việc sản xuẩt ra những sản phẩm sơ mi có chất lượng cao, hàm lượng cotton cao, các sản phẩm sơ mi cao cấp phù hợp với thị hiếu cũng như nhu cầu của khách hàng. Việc thực hiện tốt chiến lược sản phẩm của công ty có thể cho phép công ty mở rộng được thị trường, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Mục tiêu chiến lược giá

Xây dựng nên một chiến lược giá có mối quan hệ hài hoà với chất lượng sản phẩm. Dựa vào những kiÓu dáng mới của sơ mi, chất lượng, màu sắc cũng như những mẫu mã của sản phẩm công ty có thể định giá cho sản phẩm của mình.

- Mục tiêu chiến lược phân phối.

Thiết lập chương trình phân phối dựa trên những hoạt động Marketing hiện có. Thiết lập các cửa hàng tham gia trong hệ thống phân phối với mật độ cao hơn. Đầu tư phát triển ở một số thị trường trọng điểm đi đôi với việc mở rộng và phát triển hệ thống phân phối tới các thị trường tiềm năng, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động phân phối tiếp theo.

Tăng cường và giám sát chặt chẽ các hoạt động xúc tiến hỗn hợp như: quảng cáo, khuyến mại, bán hàng cá nhân… Hoạt động xúc tiến hỗn hợp góp phần thúc đẩy đáng kể các hoạt động khác của công ty như : hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

Như vậy, việc thực hiện các mục tiêu Marketing đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ các chính sách trên tất cả các khu vực thị trường đặc biệt là thị trường xuất khẩu.

3- Chiến lược Marketing của công ty.

Việc xác định chiến lược Marketing cho hoạt động kinh doanh của công ty là rất quan trọng, nó quyết định đến sức mạnh, đến sự tồn tại của công ty trên thị trường. Chiến lược Marketing phải phù hợp với tình hình hiện tại của công ty đồng thời nó phải phù hợp với đặc điểm của môi trường kinh doanh để các hoạt động Marketing – mix được thực hiện một cách hiệu quả, tránh được những rủi ro. Đặc biệt đó lại là công cụ tạo ra được lợi thế cạnh tranh và giúp công ty có được những ưu thế trong việc kinh doanh của mình. Cùng với việc thực hiện chặt chẽ, đồng bộ các chiến lược Marketing của công ty thì mới tạo ra được sự ổn định trên thị trường, nâng cao được khả năng cạnh tranh, tạo uy tín cho sản phẩm của công ty cũng như uy tín của sản phẩm trên thị trường.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing Thực trạng về hoạt động Marketing và chiến lược giá sản phẩm áo sơ mi tại công ty may Thăng Long (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w