Đánh giỏ thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP CT Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại (Trang 26)

Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Đăng Khâm Khoa: Ngân hàng

Qua 10 năm thực hiện kế hoạch hiện đại hóa, định hướng tăng cường tài trợ DNNVV, so với các mục tiêu mà NHTMCP CT VN – Chi nhánh Thanh Xuân đề ra, Chi nhánh Thanh Xuân đạt được các mục tiêu về tăng trưởng quy mô tín dụng, chiếm lĩnh thị trường cho vay. Chi nhánh Thanh Xuân đạt được những mục tiêu

Một là, mở rộng quy mô cho vay DNNVV, thu hút thêm được nhiều khách hàng tiềm năng. Số lượng khách hàng DNNVV lớn, chiếm tới trên 84% tổng số khách hàng là doanh nghiệp của Chi nhánh Thanh Xuân và luôn tăng trưởng với tốc độ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung về số lượng khách hàng.

Hai là, dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng là các DNNVV tăng trưởng nhanh cả về số lượng lẫn tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. NHTMCP CT VN – Chi nhánh Thanh Xuân là địa bàn đáng tin cậy cho các nhà đầu tư, quản lý doanh nghiệp. Bằng những sản phẩm ngân hàng đa dạng, phong phú và hữu ích với khách hàng, với phong cách phục vụ, giao dịch văn minh, hiện đại…

Ba là, trên giác độ an toàn tín dụng, cho vay đối với các DNNVV có tỷ lệ được bảo đảm bằng tài sản tương đối lớn. Các hình thức bảo đảm, các loại tài sản bảo đảm rất phong phú, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn. Hơn nữa, tính pháp lý của các tài sản bảo đảm của DNNVV tương đối chắc chắn, rõ ràng đảm bảo cho quyền lợi của ngân hàng cho vay nếu buộc phải xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ.

Bốn là, các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho các DNNVV tương đối phong phú như cho vay, chiết khấu chứng từ, tài trợ xuất khẩu, bảo lãnh, cho thuê tài chính với thủ tục, quy trình ngày cang được cải tiến. Đối với hoạt động cho vay, các phương thức cho vay ngày càng được mở rộng. Ngoài phương thức cho vay truyền thống như từng lần, hạn mức tín dụng, dự án đầu tư, NHTMCP CT VN cũn cú cỏc phương thức cho vay khác như cho vay trả góp, cho vay chiết khấu bộ chứng từ, cho vay theo hạn mức tín dụng giảm dần…phự hợp từng loại hình, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV.

Năm là, Chi nhánh Thanh Xuân khai thác các nguồn vốn trung dài hạn, có nhiều ưu đãi để tài trợ cho DNNVV. Đây là chương trình cho vay mang lại sự khác biệt của NHTMCP CT VN trong việc tài trợ DNNVV với các NHTM khác. Hiện tại, Chi nhánh đang khai thác vài nguồn quốc tế và đang được nhiều tổ chức quốc tế quan tâm trong việc lựa chọn, là ngân hàng thực hiện các dự án tài trợ DNNVV, trong tương lai gần như nguồn AFD, EU…Cỏc chương trình đều có hiệu quả cao, mang lại lợi ích thiết

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Đăng Khâm Khoa: Ngân hàng

thực cho cả NHTMCP CT VN, Chi nhánh Thanh Xuân và DNNVV là đối tượng vay vốn.

Sáu là, Chi nhánh Thanh Xuân chủ động trong việc tăng cường nhiều kênh tiếp cận với DNNVV. Thay vì ngồi chờ doanh nghiệp đến tiếp xúc và đề nghị vay vốn như trước đây, Chi nhánh Thanh Xuân đã chủ động tiếp cận với DNNVV thông qua các diễn đàn (trực tiếp, qua đài phát thanh, báo chí, hội nghị, hội thảo…) để giới thiệu đến doanh nghiệp chính sách tín dụng, các quy định, thủ tục vay vốn của NHTMCP CT VN phối hợp với đối tác, trung tâm tư vấn tổ chức đào tạo khởi nghiệp, tư vấn cho người vay về lập kế hoạch, quản trị doanh nghiệp…

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Mặc dù, hoạt động cho vay DNNVV tại Chi nhánh Thanh Xuân đã đạt được những kết quả đánh khích lệ về sự tăng trưởng quy mô nhưng hiệu quả còn thấp so với mức bình quân của toàn bộ hoạt động tín dụng. Hạn chế được thể hiện một vài điểm cụ thể dưới đây.

Một là, hiệu quả hoạt động cho vay DNNVV chưa cao, chưa tương xứng. Với các lợi thế của tài trợ DNNVV, tỷ suất lãi cho vay trên dư nợ của DNNVV cũng như mặt bằng chung của NHTMCP CT VN.

Hai là, chất lượng nợ của doanh nghiệp tuy nằm trong giới hạn cho phép nhưng thấp hơn mặt bằng hệ thống này. Nguy cơ phát sinh nợ quá hạn trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp này cao. Nợ quá hạn lại tập trung vào thành phần doanh nghiệp nhà nước, không có tài sản bảo đảm nên khả năng thu hồi khó khăn.

Ba là, cơ cấu dư nợ của DNNVV phân theo thành phần kinh tế chưa có chuyển biến tích cực. Cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổn dư nợ cho vay các DNNVV. Đây thực sự là một yếu tố bị hạn chế, cần phải xem xét một cách nghiêm túc bởi vì trong xu thế hiện nay, Nhà nước đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần hóa, hơn nữa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang ngày càng trở nên lớn mạnh và đóng góp một phần quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Bốn là, mặc dù DNNVV chiếm trên 84% tổng doanh nghiệp ngân hàng cho vay, tỷ trong cho vay DNNVV không nhỏ nhưng chi nhánh Thanh Xuân chưa tạo được hình ảnh thực sự ấn tượng đối với khách hàng. Nhưng, được hiện lên chưa rõ ràng là

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Đăng Khâm Khoa: Ngân hàng

một ngân hàng hàng đầu về tài trợ DNNVV. Đối với các doanh nghiệp, chi nhánh Thanh Xuân vẫn là một ngân hàng Quốc doanh lớn, chỉ chuyên tài trợ cho doanh nghiệ lớn, cho doanh nghiệp nhà nước.

Năm là, chưa có sản phẩm cho vay thiết kế riêng cho DNNVV nhưng cần xem xét xét duyệt cho vay đối với DNNVV vẫn áp dụng chung như cho vay doanh nghiệp khác. Điều này đôi khi không phù hợp hoặc quá phức tạp đối với hoạt động kinh doanh của DNNVV và dễ gây ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp này. Để sắp xếp loại DNNVV, NHTMCP CT VN có hai hệ thống xếp loại: theo quy định tại Sổ tay tín dụng và công văn số 222 của thống đốc ngân hàng hướng dẫn thực hiện quyết định 35.12. Hai quy định trên dần dần hoàn thiện quy trình cho vay đối với doanh nghiệp này được cụ thể. Tuy nhiên vẫn có những bất lợi lớn cho ngân hàng trong việc thực hiện chính sách tài trợ bởi các cơ quan Nhà nước, các tổ chức quốc tế cũng như quá trình theo dõi, thống kê, xử lý… cho vay.

2.3.2.2 Nguyên nhân

a) Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, NHTMCP CT VN có hệ thống chính sách cho nghiệp vụ công tác cho vay chưa đạt hiệu quả tối ưu, chính sách chưa rõ ràng đối với DNNVV; NHTMCP CT VN chưa đưa ra được các định hướng đúng đắn, cụ thể đối với ngành hàng/nhúm hàng, khu vực kinh tế, thành phần kinh tế…Cỏc điều kiện tín dụng còn tồn tại những điểm mang định tính, tạo tính không minh bạch trong quá trình cấp tín dụng đối với khách hàng. Hệ thống các văn bản quy định về cho vay quỏ cụng kềnh và còn chồng chộo…; vẫn đang còn trong quá trình xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý rủi ro. Việc áp dụng các chuẩn mực về đánh giá rủi ro chưa được thực hiện. Vì vậy, các cán bộ cho vay vẫn chỉ đánh giá rủi ro khoản vay trên cơ sở các cảm nhận cá nhân là chủ yếu. Lãi xuất vẫn chưa phát huy hiệu quả, vẫn điều hành lãi suất cho vay các Chi nhánh trên cơ sở lãi suất sàn từ tổng NHTMC CT VN và NHNN. Chi nhánh không đủ phương tiện, công cụ để đo lường tất cả các yếu tố liên quan để xác định lãi suất, nhất là việc đánh giá rủi ro. Hệ thống cũng chưa có khả năng đánh giá tổng thể xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, ngành hàng, nhóm khách hàng làm định hướng cho hoạt động cấp tín dụng. Vì vậy, chi nhánh Thanh Xuân thiếu tính định hướng và hiện tượng đầu tư quá nhiều vào một khách hàng, nhóm khách hàng, ngành hàng vẫn diễn ra phổ biến mà phụ thuộc vào hướng dẫn của NHTMCP CT VN và NHNN.

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Đăng Khâm Khoa: Ngân hàng

Thứ hai, chính sách cho vay chưa có sự khác biệt giữa quy mô khách hàng nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong quá trình cấp tín dụng. Ngoài ra, vẫn tồn tại sự phân biệt giữa hai thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh trong các điều kiện cho vay đặc biệt về tài sản bảo đảm.

Thứ ba, Chi nhánh Thanh Xuân có hệ thống thu thập thông tin khách hàng, chấm điểm và xếp hạng khách hàng theo hệ thống NHTMCP CT VN nhưng chưa thật đúng với mục đích thực sự của từng nhóm khách hàng, từng ngành hàng. Do vậy thông tin về khách hàng đánh giá chưa chính xác, còn thiều xót dẫn đến việc ra quyết định cho vay của ngân hàng chưa xác đáng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng.

Thứ tư, số lượng cán bộ tín dụng còn thiếu, chất lượng cán bộ tín dụng chưa được đồng đều, trình độ một số cán bộ còn chưa đáp ứng được thực tế công việc. Khả năng phân tích đánh giá về khách hàng, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích tài chính, phân tích dự án vay vốn của khách hàng của một số cán bộ tín dụng còn yếu, việc cho vay vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Hệ thống ngân hàng chưa ccos nhiều cán bộ có kiến thức chuyờn sõu về cho vay DNNVV. Tâm lý thích cho vay doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại. Cán bộ ngân hàng tin vào sự hỗ trợ đối với các doanh nghiệp nhà nước của các chính sách vĩ mô tạo rào cản cho sự mở rộng cho vay đối với DNNVV.

Thứ năm, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ được tách ra độc lập khỏi chi nhánh cho vay nhưng thực tế chưa phải thực sự là độc lập, nên thực sự cần được sự quan tâm đúng mức. Đội ngũ cán bộ kiểm soát chủ yếu là cán bộ độ tuổi cao, trình độ còn hạn chế, cập nhật những điều kiện mới còn khó khăn, vất vả.

Thứ sáu, nguồn vốn còn hạn chế đặc biệt là nguồn trung dài hạn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn xấp xỉ 20% thì nguồn vốn chỉ tăng dưới 5% là cản trở lớn trong việc mở rông cho vay đối với DNNVV. Ngoài ra, trong điều kiện cạnh tranh huy động vốn ngày càng gay gắt đã đẩy lãi suất huy động không ngừng tăng lên, nên lãi suất cho vay cũng tăng lên thì mới đáp ứng được hoạt động của ngân hàng; mà như vậy thì càng gây khó khăn cho việc mở rộng cho vay các doanh nghiệp.

Thứ bảy, hoạt động marketing là một khâu quan trọng nhất đối với sự tồn tại và phát triển của bất kỳ hệ thống kinh doanh nào, đặc biệt đối với ngân hàng mà vẫn chưa được chú trọng. Lý do, quen thuộc với chế độ cũ và chưa thay đổi kịp thời với đòi hỏi

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Đăng Khâm Khoa: Ngân hàng

của kinh tế thị trường nên hoạt động này chưa thực sự được coi trọng và phát huy hiệu quả chính.

Thứ tỏm,DNNVV thiếu tính khả thi trong dự án, do trình độ quản lý kinh tế của lãnh đạo bị hạn chế nên khả năng nắm bắt sự thay đổi của thị trường, chính sách nhà nước, khả năng xây dựng chiến lược phát triển lâu dài kém; làm cản trở trong việc thuyết phục ngân hàng về tính khả thi của phương án kinh doanh xây dựng. Các nghĩ của lãnh đạo đơn giản khi lập phương án kinh doanh mang tính ước lệ để đủ điều kiện vay vốn. Nhiều khách hàng nghĩ đơn giản là có tài sản thế chấp, có ý tưởng kinh doanh là có thể vay vốn mà không tính đến việc phương án sản xuất kinh doanh đó đó tớnh hết các chi phí được chưa và có thực sự hiệu quả không nếu có những biến động của thị trường…Tõm lý xem xét chặt chẽ của ngân hàng khi xem xét đoán tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh. Chính ngân hàng cũng không mặn mà lắm đối với đối tượng này; nên khi xem xét phương án sản xuất kinh doanh, ngân hàng thường căn cứ vào những tiêu thức khó xác định để phủ nhận tính khả thi của phương án.

Thứ chín, DNNVV thường không đủ tài sản bảo đảm tiền vay. Tài sản cầm cố như: giấy tờ có giá, vàng, kim quý, hàng húa…thường có giá trị không đủ đảm bảo theo yêu cầu của ngân hàng cho vay; tài sản thế chấp là dây chuyền sản xuất hầu hết trong tình trạng lạc hậu và ít có giá trị đối với ngân hàng. Phương tiện cơ giới được coi là dễ định giá nhưng giá trị không đáng kể. Do vậy, tài sản thế chấp chủ yếu hiện nay là đất đai trong khi một số lớn doanh nghiệp Nhà nước mới chỉ quyết định giao đõt, phõn đất chưa kể đến các doanh nghiệp Nhà nước còn phải đi thuê đất, thuê trụ sở, nhà xưởng, lấy giá trị quyền sử dụng đất của nhà ở của các cá nhân làm trụ sở và giá trị tài sản trên đất làm giá trị tài sản thế chấp. Ngoài ra, chính quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quá chậm nên số lượng khách hàng có đủ tài sản hợp pháp để thế chấp ngân hàng là số ít. Đồng thời việc định giá tài sản thế chấp cũng được quan tâm của Nhà nước: “Ngõn hàng và khách hàng có thể thỏa thuận về việc định giá tài sản thế chấp”, nhưng thực tế thì chi nhánh Thanh Xuân vẫn (hầu hết chi nhánh khác) áp dụng theo khung giá Nhà nước quy định khi định giá tài sản thế chấp và có tham khảo giá cả thị trường. Do vậy, thông thường giá trị tài sản thế chấp thường đánh giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế. Trên cơ sở đó, ngân hàng quyết định cho vay theo tỷ lệ của giá trị tài sản thế chấp (thông thường là 70%). Điều này cho thấy, thực tế ngân

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Đăng Khâm Khoa: Ngân hàng

hàng vẫn chủ động định giá theo khung giá Nhà nước và khách hàng hầu như không có khả năng thỏa thuận với ngân hàng về định giá tài sản.

Mười là, DNNVV thiếu vốn tự có là dào cản khi tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng. Quy mô về vốn của loại doanh nghiệp này thường nhỏ bé, khả năng độc lập, tự chủ về vốn chưa cao. Đa số các DNNVV phải huy động từ nguồn vay không chính thức như anh em, bạn bè. Khả năng huy động vốn trên thị trường rất yếu do hiện nay thị trường bước vào “vựng đất mới”. Chứng khoán còn non trẻ nên được vài doanh nghiệp phát hành được cổ phiếu huy động vốn đầu tư trong dân. Khả năng chiếm dụng vốn thanh toán giữa khách hàng gây ảnh hưởng đến thanh toán của DNNVV; áp dụng chiết khấu thương phiếu của các ngân hàng đã gây khó khăn thêm cho số vốn ít ỏi của DNNVV.

Mười một là, doanh nghiệp e ngại khi giao tiếp quan hệ cho vay với khách hàng. Doanh nghiệp này thường ít hiểu biết về các yêu cầu của ngân hàng khi giảo quyết cho vay.Ngoài ram thủ tụcvay vốn còn rườm rà, thiếu khoan học, các chi phí giao dịch liên quan đến khoản vay đôi lúc, đôi nơi còn cao đó gõy tâm lý e ngại khi tiếp cận vay vốn ngân hàng. Đồng thời, để có thể tiếp cận với vốn vay ngân hàng khách hàng phải tốn kém rất nhiều chi phí tiền bạc cũng như thời gian cho việc hoàn tất các thủ tục vay vốn.

Mười hai là, có một số khách hàng chưa chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê, chưa có hệ thống sổ sách kế toán hoặc có nhưng ghi chép lộn xộn gây khó khăn cho ngân hàng trong công tác kiểm tra. Thậm chí, không loại trừ trường hợp một số doanh nghiệp làm ăn theo kiểu chụ giật, lừa đảo, làm giả báo cáo tài chính, báo cáo sai sự thật với ngân hàng nhằm mục đích vay vốn. Những trường hợp này, công

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w