Nhiễu MAI với LTE

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá kỹ thuật đa truy cập SC-FDMA sử dụng trong truyền dẫn đường lên 3GPP LTE (Trang 36)

Đối với LTE, ở đường lên sử dụng kỹ thuật SC-FDMA, nó cũng nhạy cảm với dịch tần. Các user khác nhau luôn có dịch tần số sóng mang CFO (Carrier Frequency Offset). Khi tồn tại nhiều CFO, tính trực giao giữa các sóng mang bị mất. Nhiễu liên sóng mang (ICI : Inter Carrier Interference) và MAI (Multi Access Interference) tạo ra đã làm giảm chất lượng của tín hiệu thu được. Một phương pháp triệt ICI cũng như MAI, là dựa trên các ký hiệu hoa tiêu khối (block type pilots). Các user khác nhau giao tiếp với trạm gốc tại các khe thời gian khác nhau. Phương pháp này lấy trực tiếp thành phần nhiễu bằng cách lợi dụng các ký hiệu hoa tiêu khối, vì vậy nó không cần sử dụng ước lượng CFO nhiều lần. Sau đó, ma trận can nhiễu có thể được khôi phục lại và ảnh hưởng của các CFO có thể được triệt dễ dàng bằng cách sử dụng phương pháp đảo ma trận.

Trang 25

2.3. KẾT LUẬN

Nội dung của chương trình bày các kỹ thuật sử dụng trong công nghệ LTE và các đặc tính kênh truyền. Mạng LTE có ưu điểm vượt trội so với 3G về tốc độ, thời gian trễ nhỏ, hiệu suất sử dụng phổ cao cùng với việc sử dụng băng thông linh hoạt, cấu trúc đơn giản nên giá thành giảm. Để tạo nên các ưu điểm đó, LTE đã phối hợp nhiều kỹ thuật, trong đó, nó sử dụng kỹ thuật OFDMA ở đường xuống. Các sóng mang trực giao với nhau, do đó tiết kiệm băng thông, tăng hiệu suất sử dụng phổ tần và giảm nhiễu ISI. Cùng với các ưu điểm đó thì OFDM có khuyết điểm là sự thăng giáng đường bao lớn dẫn đến PAPR lớn, khi PAPR lớn thì đòi hỏi các bộ khuếch đại công suất tuyến tính cao để tránh làm méo dạng tín hiệu, hiệu suất sử dụng công suất thấp vì thế đặc biệt ảnh hưởng đối với các thiết bị cầm tay. Do đó, LTE sử dụng kỹ thuật SC-FDMA cho đường lên. Cùng với các kỹ thuật đó, LTE còn hổ trợ MIMO, MIMO là một phần tất yếu của LTE để đạt được yêu cầu về thông lượng và hiệu quả sử dụng phổ. Cùng với các kỹ thuật này, chương 2 còn trình bày về lập biểu phụ thuộc kênh, thích ứng đường truyền, HARQ với kết hợp mềm.

Trang 26

CHƢƠNG 3: KỸ THUẬT ĐA TRUY NHẬP SC-FDMA

3.1. HỆ THỐNG ĐƠN SÓNG MANG VỚI BỘ CÂN BẰNG MIỀN TẦN SỐ SC/FDE

Để khắc phục các nhược điểm của kỹ thuật OFDM, 3GPP đã nghiên cứu sử dụng phương pháp đa truy nhập đường lên sử dụng DFTS-OFDM với tên gọi SC- FDMA và áp dụng trên đường lên cho LTE. Giống như OFDMA, các máy phát trong hệ thống SC-FDMA sử dụng các tần số trực giao (các sóng mang con) khác nhau để phát đi các kí hiệu khác nhau. Tuy nhiên các kí hiệu được sắp xếp lên các sóng mang con và được phát đi lần lượt chứ không phải song song. Vì thế không như OFDMA, cách sắp xếp này làm giảm đáng kể sự thăng giáng của đường bao tín hiệu của dạng sóng phát. Do đó các tín hiệu SC-FDMA có PAPR thấp hơn có với các tín hiệu OFDMA mà vẫn đảo bảo tốc độ và độ phức tạp tương đương như hệ thống OFDMA. Hơn nữa SC-FDMA có nhiều kiểu sắp xếp song mang khác nhau cho phép linh hoạt hơn trong các chế độ, điều kiện truyền dẫn khác nhau.

Với các kênh đa đường băng rộng, các bộ cân bằng miền thời gian là không thực tế do đáp ứng xung trong miền thời gian rất dài. Bộ cân bằng miền tần số FDE là thực tế hơn. FDE có tác dụng chống lại pha đinh chọn lọc tần số trong miền tần số. Sau khi các tín hiệu được truyền qua kênh tới bộ thu thực hiện cân bằng miền tần số, sau đó các tín hiệu sẽ qua bộ DFT để chuyển sang miền thời gian và thực hiện tách song.

DFT Bộ cân bằng SC/FDE OFDM IDFT Táchsóng DFT Bộ cân bằng Bộ cân bằng Bộ cân bằng Tách sóng Tách sóng Tách sóng

Trang 27

Thời gian Kí hiệu SC/FDE

Kí hiệu OFDM

Hình 3.1 Sự khác nhau giữa hai hệ thống SC/FDE và OFDM trong tiến trình tách sóng và kí hiệu điều chế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá kỹ thuật đa truy cập SC-FDMA sử dụng trong truyền dẫn đường lên 3GPP LTE (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)