3.4.1. Nưa chuông
Củ đã cạo vỏ ngoài, thái phiến phơi hay sấy khô của cây Nưa chuông -
Amorphophallus paeoniifolius (Denst.) Nicols, họ Ráy (Araceae).
Mô tả
Củ hình cầu, kích thước 10-15x20-25cm, mặt trên lõm ở phần gốc mầm, mặt dưới lồi, xung quanh có nhiều rễ con. Vỏ ngoài màu nâu sậm, thịt củ có màu vàng nhạt.
Vi phẫu
Vi phẫu có mặt cắt ngang gần tròn. Từ ngoài vào trong gồm có: Lớp bần gồm 4- 5 hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn thành dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ gồm nhiều tế bào có thành mỏng, hình đa giác, sắp xếp lộn xộn. Các bó libe - gỗ nằm rải rác. Mô mềm ruột gồm những tế bào hình tròn hay đa giác thành mỏng. Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai, 2 loại tinh thể canxi oxalat hình kim xếp thành từng bó.
Bột
Bột màu trắng nâu, không mùi, vị nhạt, gây tê lưỡi. Soi kính hiển vi thấy: Tinh bột hình tròn hoặc hình đa giác đứng riêng lẻ hoặc kép đôi, kép ba, kích thước từ 8-
64
24 μm. Mảnh tế bào mô mềm thành mỏng, 3 loại tinh thể canxi oxalat: 1 loại hình cầu gai kích thước 40μm, 2 loại hình kim. Loại hình kim 1 có kích thước 48μm. Loại hình kim 2 có kích thước 148μm, mảnh mạch vạch, mảnh mạch vòng.
Định tính
A.Cho 1g bột củ vào ống nghiệm lớn. Thêm 10ml nước. Lắc mạnh theo chiều dọc ống nghiệm trong 5 phút. Để yên và quan sát. Cột bọt cao trên 1cm bền trong hơn 15 phút.
B.Phương pháp sắc ký lớp mỏng
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: cloroform - methanol - nước (85:15:1).
Dung dịch thử: Ngâm 10g bột củ Nưa trong 20 ml methanol trong vòng 24h. Lọc qua giấy lọc dược dịch chiết. Bốc hơi dung môi đến khi còn khoảng 0,5 ml
được dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: 10g bột củ Nưa (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 μl dung dịch thử và 5 μl dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ
phòng, phun thuốc thử Vanilin - H2SO4 (TT), sấy ở 105 oC đến khi rõ vết. Sắc ký đồ
của dung dịch thử phải có các vết cùng màu, cùng Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
3.4.2. Nưa cuống xanh
Củ đã cạo vỏ ngoài, thái phiến phơi hay sấy khô của cây Nưa cuống xanh -
Amorphophallus coaetaneus S. Y. Liu & S. J. Wei, họ Ráy (Araceae).
Mô tả
Củ dài 8-15x3-6cm, chia thành từng khúc, mỗi khúc có hình cầu hoặc gần cầu làm cho củ giống dạng chuỗi. Bề ngoài củ màu nâu đến đen, có nhiều nốt sần, thịt củ
có màu vàng nhạt hoặc màu trắng.
Vi phẫu
Vi phẫu có mặt cắt ngang gần tròn. Lớp bần gồm 4-5 hàng tế bào hình chữ
65
thành mỏng. Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai, 2 loại tinh thể canxi oxalat hình kim. Các bó libe - gỗ với libe ở trên, gỗ ở dưới nằm rải rác. Mô mềm ruột gồm những tế bào hình tròn hay đa giác thành mỏng.
Bột
Bột màu trắng xám, không mùi, vị nhạt, gây tê lưỡi. Soi trên kính hiển vi thấy: tinh bột dạng kép tập trung thành từng đám. Tinh bột đơn hình đa giác, kích thước 4-6μm. Mảnh mô mềm có thành mỏng chứa tinh bột và tinh thể canxi oxalat. Hai loại tinh thể canxi oxalat hình kim. Loại 1 có kích thước 328μm. Loại 2 có kích thước 36μm. Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai có kích thước 24μm, mảnh mạch vòng, mảnh mạch vạch.
Định tính
A.Cho 1g bột củ vào ống nghiệm lớn. Thêm 10ml nước. Lắc mạnh theo chiều dọc ống nghiệm trong 5 phút. Để yên và quan sát. Cột bọt cao trên 1cm bền trong hơn 15 phút.
B.Phương pháp sắc ký lớp mỏng
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: cloroform - methanol - nước (85:15:1).
Dung dịch thử: Ngâm 10g bột củ Nưa cuống xanh trong 20 ml methanol trong vòng 24h. Lọc qua giấy lọc dược dịch chiết. Bốc hơi dung môi đến khi còn khoảng 0,5 ml được dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: 10g bột củ Nưa cuống xanh (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5μl dung dịch thử và 5μl dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun thuốc thử Vanilin - H2SO4 (TT), sấy ở 105 oC đến khi rõ vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu, cùng Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
3.4.3. Nưa
Thân rễ đã cạo vỏ ngoài, thái phiến phơi hay sấy khô của cây Nưa - Tacca chantrieri Blume,họ Râu hùm (Taccaceae).
66
Mô tả
Thân rễ dạng củ, hình trụ, thẳng hoặc cong, kích thước 1-3x5-12cm. Bên ngoài có màu vàng hoặc màu xanh, xung quanh có nhiều rễ con, có nhiều vết sẹo do lá rụng để lại. Bên trong màu vàng, có chứa nhiều tinh bột.
Vi phẫu
Vi phẫu có mặt cắt ngang gần tròn, chia 2 phần rõ rệt. Phần vỏ: Lớp biểu bì gồm 1 hàng tế bào hình đa giác. Mô mềm vỏ gồm 8-10 hàng tế bào hình đa giác thành mỏng sắp xếp lộn xộn. Phần trụ giữa gồm nội bì là một hàng tế bào xếp đều
đặn thành vòng tròn có thành tế bào một phần hóa gỗ. Phía trong nội bì có trụ bì, có nhiều bó libe – gỗ xếp thành vòng tròn. Vào sâu bên trong số lượng các bó libe – gỗ
giảm dần. Mô mềm ruột gồm những tế bào hình tròn hay đa giác thành mỏng.
Bột
Bột màu da cam, không mùi, không vị. Soi trên kính hiển vi thấy: Mảnh tế bào mô mềm có thành mỏng, mảnh mô mềm mang rất nhiều tinh bột. Tinh bột đơn hình đa giác có kích thước 4-6μm, mảnh mạch vạch, mảnh mạch mạng, mảnh mạch xoắn và sợi.
Định tính
A.Cho 1g bột củ vào ống nghiệm lớn. Thêm 10ml nước. Lắc mạnh theo chiều dọc ống nghiệm trong 5 phút. Để yên và quan sát. Cột bọt cao trên 1cm bền trong hơn 15 phút.
B.Cho 2g bột củ Nưa vào ống nghiệm lớn, thêm 10ml nước cất. Đun sôi trực tiếp 5 phút. Lọc qua giấy lọc gấp nếp. Lấy dịch lọc chia làm 3 ống nghiệm, mỗi ống 1ml, đem làm các phản ứng định tính.
Ống 1: Thêm vào 1 giọt dung dịch gelatin 1% mới pha. Xuất hiện kết tủa bông trắng.
Ống 2: Thêm vào vài giọt FeCl3 5%. Xuất hiện kết tủa xanh đen.
Ống 3: Thêm vào vài giọt chì acetat 10%. Xuất hiện kết tủa bông. C.Phương pháp sắc ký lớp mỏng
Bản mỏng: Silica gel G
67
Dung dịch thử: Ngâm 10g bột củ Nưa trong 20 ml methanol trong vòng 24h. Lọc qua giấy lọc lấy dịch trong. Thêm đồng lượng HCl 10%. Thủy phân trong vòng 3 giờ ở nhiệt độ 100°C. Để nguội, chuyển dịch thủy phân vào bình gạn 50ml. Lắc với CHCl3 3 lần, mỗi lần 5ml. Gộp các dịch chiết CHCl3 vào một cốc có mỏ sạch. Bốc hơi dung môi đến khi còn khoảng 0,5 ml để lấy dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: 10g bột thân rễ Nưa (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như
dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 μl dung dịch thử và 5 μl dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ
phòng, phun thuốc thử Vanilin - H2SO4 (TT), sấy ở 105 oC đến khi rõ vết. Sắc ký đồ
của dung dịch thử phải có các vết cùng màu, cùng Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
3.4.4. Nưa lacori
Thân cây đã cạo vỏ ngoài, thái phiến phơi hay sấy khô của cây Nưa lacori -
Amorphophalluslacourii Linden & André, họ Ráy (Araceae).
Mô tả
Củ hình cầu hoặc hơi thuôn dài, kích thước 3-4x6-8cm, có mặt trên lõm ở
phần gốc mầm, mặt dưới lồi, xung quanh có nhiều rễ con. Bên ngoài củ màu vàng nâu nhạt, phần thịt củ xốp, có màu vàng nhạt.
Vi phẫu
Vi phẫu có mặt cắt ngang gần tròn. Lớp biểu bì gồm 1 hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn. Mô mềm vỏ gồm nhiều tế bào hình đa giác thành mỏng. Có nhiều túi tiết chất nhày hình tròn hoặc hình bầu dục, nhiều tinh thể canxi oxalat hình cầu gai, 2 loại tinh thể canxi oxalat hình kim xếp thành từng bó nằm rải. Các bó libe - gỗ với libe ở
trên, gỗở dưới.
Bột
Bột màu vàng nhạt, không mùi, vị nhạt, gây tê lưỡi. Soi trên kính hiển vi thấy: Tinh bột ở dạng kép tập trung thành từng đám, tinh bột đơn có kích thước 6-8μm, túi tiết chất nhày hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước 0,10 - 0,40mm. Mảnh mô mềm có thành mỏng. Có hai loại tinh thể canxi oxalat hình kim. Loại 1 có kích thước
68
328μm, loại 2 có kích thước 36μm. Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai có kích thước 24μm, mảnh mạch vạch, mảnh mạch vòng.
Định tính
A.Cho 1g bột củ vào ống nghiệm lớn. Thêm 10ml nước. Lắc mạnh theo chiều dọc ống nghiệm trong 5 phút. Để yên và quan sát. Cột bọt cao trên 1cm bền trong hơn 15 phút.
B.Phương pháp sắc ký lớp mỏng
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: cloroform - methanol - nước (85:15:1).
Dung dịch thử: Ngâm 10g bột củ Nưa lacori trong 20 ml methanol trong vòng 24h. Lọc lấy dịch trong, bốc hơi dịch lọc đến khi còn khoảng 0,5 ml được dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: 10g bột củ Nưa lacori (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như
dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 μl dung dịch thử và 5 μl dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ
phòng, phun thuốc thử Vanilin - H2SO4 (TT), sấy ở 105 oC đến khi rõ vết. Sắc ký đồ
của dung dịch thử phải có các vết cùng màu, cùng Rf với các vết trên sắc ký đồ của
69
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Về nguồn nguyên liệu
Ở Việt Nam, có khoảng 27 loài thực vật khác nhau được gọi chung là Nưa. Trong
đó hơn 20 loài thuộc họ Ráy (Araceae) [11] và 2 loài thuộc họ Râu hùm (Taccaceae) . Một số loài đã được nhân dân ta sử dụng lâu đời làm thuốc như Nưa chuông (Amorphophallus paenoniifolius Nic.), Nưa konjac (Amorphophallus konijac C. Koch.), Tacca chantrieri Blume., Tacca leontopetaloides (L.) Kuntze… Đây cũng là bốn loài được quan tâm nghiên cứu, phát triển trên thế giới và ở Việt Nam. Các loài còn lại ít được quan tâm. Hiện nay tại Việt Nam đã có các nghiên cứu về trồng trọt và sử dụng một số loài Nưa. Năm 2013, loài Nưa chuông (Amorphophallus paenoniifolius Nic) đã được trồng ở Thừa Thiên Huế cónăng suất thực tế đạt 82,8 tấn/ha. Năng suất này cao hơn rất nhiều so với khoai Lang và khoai Môn [12]. Luận văn là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới và ở nước ta phân biệt một số loài Nưa vềđặc
điểm thực vật và thành phần hóa học.
Đề tài đã tiến hành thu thập và nghiên cứu phân biệt 4 loài Nưa ở nhiều địa phương khác nhau của Việt Nam. Các mẫu có địa điểm phân bố rất đa dạng. A. paeoniifolius (Denst.) Nicolson, A. coaetaneus S. Y. Liu & S. J. Wei có phạm vi phân bố chủ yếu là các tỉnh miền bắc và miền trung (từ Tuyên Quang đến Thanh Hóa).
P. lacourii (Linden & André) N.E.Br. phân bố ở các tỉnh miền nam [11]. Còn mẫu
T. chantrieri Blumecó phạm vi phân bố rộng (từ Lào Cai đến Đắc Lắc) [18]. Trong đó củ A. paeoniifolius (Denst.) Nicolson được sử dụng phổ biến ở nhiều địa phương làm lương thực, thức ăn cho gia súc. Hiện nay loài này được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất glucomannan. T. chantrieri Blume đã được các thầy lang, thầy thuốc sử dụng để làm thuốc, hai loài còn lại vẫn chưa được sử dụng và nghiên cứu. Từđặc
điểm phân bố và sử dụng của các loài nghiên cứu, cho thấy đây là nguồn nguyên liệu dồi dào, dễ kiếm và giá cả hợp lý vì các loài này đều dễ sống, phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta.
70
4.2. Đặc điểm thực vật
Đặc điểm hình thái của các mẫu Nưa nghiên cứu đã được chụp ảnh và mô tả
chi tiết, cụ thể. Đề tài đã tiến hành phân biệt được bốn loài Nưa nghiên cứu dựa trên
đặc điểm thân, lá, hoa và quả tươi. Kết quả này giúp sàng lọc nhanh nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất trong tương lai.
Sau khi phân tích đặc điểm hình thái của bốn loài nghiên cứu, căn cứ vào các tài liệu về thực vật, chúng tôi đã xác định tên khoa học của các loài nghiên cứu như sau: Nhóm N1: Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicolson, họ Ráy (Araceae). Nhóm N2: Amorphophallus coaetaneus S. Y. Liu & S. J. Wei, họ Ráy (Araceae). Nhóm N3: Tacca chantrieri Blume, họ Râu hùm (Taccaceae).
Nhóm N4: Pseudodracontium lacourii (Linden & André) N.E.Br., họ Ráy (Araceae). Trong đó nhóm N1, N2, chúng tôi xác định tên dựa vào khóa phân loại trong các tài liệu Nghiên cứu phân loại họ Ráy (Araceae juss.) ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Dư [11], Thực vật chí Trung Quốc tập 23 [40], Mẫu N3 xác định tên dựa vào khóa phân loại của Thực vật chí Đông Dương tập 6 [43], Thực vật chí Việt Nam tập 8 [18], Thực vật chí Trung Quốc tập 24 [39]. Mẫu N4 dựa vào tài liệu Nghiên cứu phân loại họ Ráy (Araceae juss.) ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Dư [11]. Đây là các tài liệu chuyên khảo về thực vật học uy tín và cập nhập đến năm 2010.
Trong đó mẫu N4 còn có tên đồng nghĩa Amorphophallus lacourii Linden & André. Do các loài thuộc chi Pseudodracontium có nhiều đặc điểm hình thái giống với các loài thuộc chi Amorphophallus nên lúc đầu hai chi này được gộp là một. Sau này chi
Pseudodracontium được tách riêng và phân biệt hai chi bằng đặc điểm [11]:
-Chi Amorphophallus: Phần phụ của hoa thường nhẵn, chỉ nhị thường ngắn hoặc không rõ.
-Chi Pseudodracontium: Phần phụ của hoa thường mang hoa bất thụ dày đặc, chỉ nhị dài, dễ phân biệt.
Dựa vào đặc điểm vi phẫu, đề tài đã phân biệt được mẫu T. chantrieri Blume và mẫu P. lacourii (Linden & André) N.E.Br.. Vi phẫu của hai loài A. paeoniifolius
71
biệt của mẫu T. chantrieri Blume là không có tinh thể canxi oxalat, còn mẫu P. lacourii (Linden & André) N.E.Br. có các túi tiết chất nhày.
Các đặc điểm của bột tương ứng với các đặc điểm của vi phẫu. Dựa vào đặc
điểm bột có thể phân biệt được cả bốn loài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu hiển vi là cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn kiểm nghiệm về mặt thực vật cho từng dược liệu. Từ kết quả này còn cho thấy hai chi Pseudodracontium và chi Amorphophallus có
đặc điểm hình thái tương tự nhau nhưng đặc điểm vi học lại có nhiều điểm khác nhau.
Đây là đóng góp mới của đề tài mà không trùng lặp với những nghiên cứu trước đây về các loài Nưa. Dựa vào kết quả nghiên cứu thực vật của các loài nghiên cứu có thể thấy đặc điểm bột của các loài Nưa thuộc chi Amorphophallus tương đối giống nhau. Trong đó, tinh thể canxi oxalat hình kim là đặc điểm hiển vi đặc trưng của các loài thuộc chi Amorphophallus.
4.3. Đặc điểm hóa học
4.3.1. Định tính sơ bộ các nhóm chất có trong dược liệu bằng phản ứng hóa học
Từ kết quảđịnh tính, ta có thể sơ bộ xác định thành phần hóa học của củ các loài
A. paeoniifolius (Denst.) Nicolson, A. coaetaneus S. Y. Liu & S. J. Wei, P. lacourii
(Linden & André) N.E.Br. là saponin, acid hữu cơ, đường khử, acid amin, polysaccharid, sterol. Mẫu T. chantrieri Blume là saponin, tanin, acid hữu cơ, đường khử, acid amin, polysaccharid, sterol. Vậy tanin chính là nhóm chất dùng để phân biệt mẫu T. chantrieri Blumevới các mẫu còn lại. Đề tài đã lựa chọn phản ứng định tính tanin là trong một số chỉ tiêu kiểm nghiệm của mẫu T. chantrieri Blume.
Thành phần hóa học của mẫu T. chantrieri Blume có chứa saponin. Đây cũng là nhóm chất được chiết tách và phân lập nhiều ở loài này [41], [42]. Kết quảđịnh tính sơ
bộ là cơ sởđể tìm hệ dung môi khai triển phù hợp trong sắc kí lớp mỏng và để xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm các mẫu nghiên cứu. Từ kết quả này ta có thể nhận thấy một hướng đi mới cho các nghiên cứu trong tương lai về các loài Nưa thuộc chi