Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm

Một phần của tài liệu Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software (Trang 101)

- Khối Bưu chính Viễn thông: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông, (VNPT), Công công ty Thông thông tin Di di động (VMS – Mobifone),,

d. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm

cứu, tìm hiểu thị trường, tiếp thị và quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ gia công phần mềm ra nước ngoài; xây dựng thương hiệu, hình ảnh cho ngành công nghệ thông tin Việt Nam nói chung, công nghiệp phần mềm nói riêng.

- Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết các doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ, hỗ trợ phát triển một số doanh nghiệp phần mềm lớn để xây dựng các thương hiệu uy tín, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế;

- Cho phép các doanh nghiệp Việt Nam có dự án đầu tư nghiên cứu phát triển phần mềm nguồn mở, phần mềm ứng dụng phục vụ cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư của Nhà nước. Các doanh nghiệp Việt Nam có hợp đồng gia công phần mềm và dịch vụ phần mềm cho nước ngoài được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

d. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nhân lực cho ngành côngnghiệp phần mềm nghiệp phần mềm

Hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ thông tin cần phải được coi là một bộ phận quan trọng của ngành phần mềm, phát triển đào tạo nhân lực là sự kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và Nhà nước nhằm tạo ra đội ngũ nhân viên chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp phần mềm.

Đào tạo nhân lực không đơn thuần là việc đào tạo đủ số lượng nhân viên kỹ thuật, lập trình mà bên cạnh đó phải đào tạo đội ngũ quản lý, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tố chất lãnh đạo của đội ngũ quản lý.

- Chính sách đào tạo phải phù hợp đảm bảo chất lượng đào tạo, gắn liền với thực tế, để làm được như vậy, Bộ Giáo dục Đào tạo cho phép các trường đào tạo công nghệ thông tin liên tục cập nhật, đổi mới chương trình, tăng số

môn cũng như thời lượng học chuyên môn, loại bỏ các môn học lạc hậu; liên kết thuê giáo viên từ các viện nghiên cứu, từ các công ty phần mềm và cả các chuyên gia nước ngoài vào để giảng dạy; trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ cho thực hành (máy tính, mạng lưới, đường truyền internet) v.v.

- Đối với loại hình đào tạo phi chính quy về Công nghệ thông tin do các doanh nghiệp hoặc các trung tâm đào tạo nghề liên kết với các công ty nước ngoài để đào tạo, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ.

- Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp cử nhân viên đi lao động, học tập tại các công ty phần mềm nước ngoài. Chính phủ tích cực đặt mối quan hệ tốt đẹp với Chính phủ các nước có ngành công nghiệp phần mềm phát triển để tạo điều kiện đơn giản nhất cho doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đưa nhân viên đi làm. - Bộ Bưu chính Viễn thông kết hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục Đào tạo và các bộ ngành liên quan để tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Nhật, để các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam tiếp tục thâm nhập, hợp tác với thị trường phần mềm lớn thứ 2 thế giới này.

Một phần của tài liệu Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w