Chính sách hỗ trợ cây bông vả

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Đề tài CÔNG NGHỆ DỆT MAY VIỆT NAM (Trang 48)

 Để chủ động cung ứng được nguyên liệu chính của ngành Dệt với giá cả cạnh tranh, việc đầu tư phát triển cây bông vải cần được Chính phủ quan tâm, hỗ trợ. Hiện nay, sản lượng bông xơ mới đạt 8.500 tấn tức là chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu ngành Dệt. Mục tiêu đến năm 2010, sản lượng bông xơ là 95.000 tấn, đáp ứng được 70% nhu cầu của ngành Dệt. Chính sách hỗ trợ cây bông vải được thực hiện nh sau:

 Hỗ trợ vốn ngân sách cho công tác nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, lai tạo hạt giống, kiểm tra chất lượng bông xơ và công tác khuyến nông.

 Cho phép ngành bông vải được hưởng các Quỹ sau:

 Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp.

 Quỹ bảo hiểm tín dụng để hỗ trợ nông dân.

 Quỹ bảo hiểm ngân hàng đối với một số hàng nông sản xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình phát triển của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam trong những năm vừa qua và những cơ hội, thách thức đặt ra cho ngành Dệt May Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO, ta thấy có những đặc điểm nổi bật sau :

 Qua hơn 10 năm đổi mới, ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đã có những thành công nhất định. Tốc độ tăng trưởng qua các năm cao. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, bắt đầu tạo được uy tín đối với khách hàng trong nước. Tuy nhiên, so với các nước các nước xuất khẩu Dệt May trong khu vực thì có thể thấy rằng nội lực của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam còn yếu, đặc biệt là trình độ về thiết bị, công nghệ của ngành Dệt. Sự yếu kém trong ngành Dệt đã làm cho ngành May phải nhập khẩu cao những nguyên liệu đầu vào, đồng thời không tạo ra được những mối liên kết kinh tế mạnh thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

 Để tiến tới hội nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đòi hỏi ngành Dệt May Việt Nam phải có chiều sâu cho sự phát triển, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ chính nội lực của Ngành.

 Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta hiện nay, cùng với những đặc điểm riêng của Ngành và những lợi thế so sánh mà việc hội nhập mang lại có thể thấy ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam là một trong những ngành công

nghiệp mòi nhọn của đất nước, là ngành có nhiều khả năng phát triển sản xuất và xuất khẩu, cùng với các ngành công nghiệp mòi nhọn khác như Dầu khí, Thuỷ sản, Điện tử... đóng vai trò là “đầu tầu kinh tế” kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Đề tài CÔNG NGHỆ DỆT MAY VIỆT NAM (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w