Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Đề tài CÔNG NGHỆ DỆT MAY VIỆT NAM (Trang 42)

I. Giải pháp đối với ngành Dệt May Việt Nam đến năm

5.Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành

Việc thực hiện CEFT/AFTA đang là vấn đề thách thức đối với ngành Dệt May Việt Nam. Hơn nữa, nguy cơ hàng Dệt May của các nước ASEAN xâm nhập vào thị trường nội địa sẽ xảy ra khi Việt Nam hội nhập khu vực (AFTA) và thế giới (WTO). Theo lé trình CEFT/AFTA, hàng Dệt May đang được bảo hộ ở mức cao (thuế suất nhập khẩu sợi 20%, vải 40%, hàng may mặc 50%) sẽ giảm dần tới mức 5% từ năm 2006. Còn theo Hiệp định ATC/WTO, đến cuối năm 2001 các nước phát triển sẽ bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu hàng Dệt May từ các nước thành viên. Như vậy hầu hết đối thủ cạnh tranh xuất khẩu Dệt May lớn sẽ có lợi thế hơn. Trong khi đó ngành Dệt May Việt Nam lại có trình độ công nghệ thấp, năng lực sản xuất, chủng loại, mẫu mã hàng hoá nghèo nàn dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Sản phẩm May chủ

yếu ở dạng gia công, giá trị gia tăng chỉ khoảng 15-20%. Khả năng thương mại và thương hiệu còn nhiều hạn chế, do vậy tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế vẫn thấp.

Để nâng cao sức cạnh tranh cho ngành Dệt May Việt Nam trong thời kỳ hội nhập cần tăng cường khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp và của toàn Ngành.

 Tăng cường và nâng cao chất lượng của công tác nghiên cứu thị trường, chú ý cả đến thị trường trong nước và nước ngoài, thị trường hiện có và thị trường tiềm năng của ngành Dệt May Việt Nam. Đối với thị trường xuất khẩu, cần chú ý tiếp cận nhanh đến thị trường Mỹ vì đây là thị trường xuất khẩu có nhiều tiềm năng của ngành Dệt May Việt Nam

trong những năm tới. Chú ý khôi phục sớm thị trường xuất khẩu truyền thống SNG và Đông Âu. Các doanh nghiệp ngành Dệt May Việt Nam cần có những giải pháp thích hợp để lùa chọn và tìm ra những ngách thị trường xuất khẩu mà Việt Nam có những lợi thế nhất định trong cạnh tranh ở các khu vực thị trường xuất khẩu. Đối với thị trường trong nước, cần đặc biệt quan tâm đến các thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các đối tượng có thu nhập và nhu cầu cụ thể khác nhau về hàng Dệt May như học sinh, công nhân. Kết hợp việc nghiên cứu mẫu, mốt, sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng.

 Xây dựng hoàn thiện chiến lược sản phẩm đúng đắn cho từng sản phẩm Dệt May, xác định được những sản phẩm mòi nhọn và có thế mạnh trong cạnh tranh ở từng thị trường

và của mỗi doanh nghiệp. Đa dạng hoá các mặt hàng sản phẩm Dệt May để đáp ứng tối đa các nhu cầu trong nước về hàng Dệt May.

 Khai thác và huy động mọi nguồn vốn để tập trung đầu tư và nâng cao năng lực hiện đại hoá trình độ công nghệ, thiết bị cho các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam, tạo lập sự cân đối trong toàn ngành, đặc biệt là giữa khâu kéo sợi với Dệt, liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Dệt và May, May xuất khẩu. Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, thiết kế mẫu mã sản phẩm Dệt, May, nghiên cứu thời trang, quảng bá các sản phẩm mới để hàng Dệt May Việt

Nam nhanh chóng đáp ứng được thị trường người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

 Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư, giảm thuế để thu hót các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào ngành sản xuất nguyên liệu, phụ liệu cho ngành Dệt May trong giai đoạn 2001-2010. Đặc biệt là nghiên cứu giống bông, sơ chế bông hạt, các nhà máy ươm tơ, sản xuất các loại xơ sợi tổng hợp, tạo lập cơ sở ổn định bền vững về nguyên liệu cho ngành Dệt May phát triển. Ưu tiên cho ngành Dệt May vay vốn đầu tư ưu đãi của Nhà nước với lãi suất 3%/năm và thời hạn vay từ 10-12 năm để tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị cho ngành Dệt May, đặc biệt là đổi mới thiết bị ở các nhà dệt nhuộm lớn như nhà máy Dệt 8-3, Dệt Nam Định có hệ thống thiết bị dệt, nhuộm đã quá lạc hậu.

 Giảm thuế nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu cho ngành Dệt May mà trong nước hiện chưa sản xuất được để giảm chi phí về nguyên phụ liệu. Ngành Dệt May là ngành kinh tế xã hội phát triển để giải quyết việc làm là chủ yếu. Vì vậy, cần giảm hoặc miễn hẳn thuế VAT từ 10% cho ngành sợi dệt xuống mức 4-5% để tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cho các sản phẩm Dệt May.

 Đào tạo và đào tạo lại đội ngò cán bộ, công nhân kỹ thuật cho ngành Dệt May để nâng cao chất lượng đội ngò lao động, cán bộ kỹ thuật và quản lý. Cần có sự sửa đổi mức lương và hệ số độc hại quy định cho ngành Dệt May để khuyến khích người lao động yên tâm làm việc trong ngành Dệt May.

 Củng cố và phát huy vai trò của Tổng công ty Dệt May Việt Nam nhằm tổ chức mối quan hệ liên kết kinh tế và phân công chuyên môn hoá trong sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp ngành Dệt May. Nâng cao sức cạnh tranh tổng thể của các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam trên thị trường quốc tế và trong nước.

 Tạo môi trường để thúc đẩy các doanh nghiệp Dệt May cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích đổi mới công nghệ hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý giảm chi phí sản xuất cá biệt.

 Khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 nhằm nâng cao chất lượng của hàng Dệt May Việt Nam.

 Khuyến khích các doanh nghiệp Dệt May mở văn phòng đại diện, đại lý ở nước ngoài để đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu hang Dệt May. Phát huy vai trò tích cực của các cơ quan thường trực, tham tán thương mại ở các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành Dệt May của ta trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Đề tài CÔNG NGHỆ DỆT MAY VIỆT NAM (Trang 42)