NĂM 1994 - 2001
Đơn vị: Triệu USD
Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
1. Tổng kim ngạch NK 2338,1 2540,7 3924,0 5825,8 8155,4 11143 11592,3 11495,02. Tổng kim ngạch nhập 2. Tổng kim ngạch nhập
khẩu sang ASEAN 802,6 1024,9 1269 1595,1 2270,3 3829,8 3739 3858 Tỷ lệ % giữa 2 so với 1 34,3 40,3 32,3 27,4 27,8 34,9 32,6 33,5 Trong đó: Singapore 722,2 876,8 1058,3 1170,7 1422 2660,6 2537 2589,4 Thái Lan 14,2 41,2 99,5 236 440 532,6 625,3 623 Malaysia 6,2 35,9 24,8 64,5 190,5 372,3 281,7 298 Indonesia 49,4 70,5 84,5 102,7 190 154,3 138 143 Philippin 10,6 0,5 1,9 21,2 24,6 173,0 157 164 Lào - - - - - - 50,1 40,6
Nguồn: Bộ Thương mại
Năm 1999 Việt Nam đã nhập siêu tại thị trường này tới 1640,6 triệu USD, hầu hết các nước ASEAN đều tăng cường xuất khẩu hàng hoá vào Việt Nam (trừ Indonesia). Đứng đầu là Singapore, tiếp theo là Thái Lan, Malaysia và Philippin.
Qua bảng trên cho thấy, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN dao động 27 - 28% so với tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong hai năm 1997 và 1998 nhưng năm 1999 tỷ trọng này tăng vọt lên 34,9%.
Nhập khẩu trong năm 1999 so với năm 1998 như sau: Với Singapore tăng 186,7%, với Thái Lan tăng 121 %, với Malaysia tăng 195,4%, với Philippin tăng 703,3%. Hàng hoá chủ yếu nhập từ các thị trường vẫn là: linh kiện ô tô 1,2 triệu USD, linh kiện xe máy57,6 triệu USD, ô tô nguyên chiếc: 94,1 triệu USD, phân bón: 99,7 triệu USD, phụ tùng ô tô: 0,3 triệu USD, sắt thép: 45,9 triệu USD, xi măng các loại: 27,2 triệu USD, xăng dầu 884,9 triệu USD, tổng số 1202,2 triệu USD. Các mặt hàng chủ yếu trên chiếm 31,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước ASEAN, còn lại phần lớn là hàng điện tử, thiết bị văn phòng...
Năm 2000, 2001, do tình hình tài chính tiền tệ bất ổn trong khu vực nên kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN có biến động đôi chút nhưng cơ bản vẫn tiếp tục gia tăng. Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu vẫn không có gì thay đổi, vẫn là nhưng hàng hoá đã qua chế biến, sử dụng, công nghệ cao.
Nếu so sánh tỷ lệ phần trăm của các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có nguồn gốc từ các nước ASEAN với tổng các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của cả nước ta sẽ có: xi măng chiếm 31,1%, sắt thép chiếm 15,7%, phân bón chiếm 16,2%, xăng dầu chiếm 82,2%, xe máy các loại chiếm 29,2%. Qua tỷ lệ này cho thấy mặt hàng xăng dầu nhập vào Việt Nam chủ yếu từ thị trường ASEAN và nước xuất khẩu chủ yếu là Singapore, Thái Lan và Malaysia, còn các nước khác chỉ chiếm 16 - 30%.
Như vậy, tình hình buôn bán của Việt Nam với các nước ASEAN từ năm 1994 - 2001 cho thấy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN tăng lên khá nhanh, trong đó nhập khẩu tăng với tốc độ nhanh hơn và luôn ở tình trạng nhập siêu. Mặc dù nhập siêu đã được dự tính trước, nhưng với Việt Nam, có thể nói thời gian qua là thực tế sinh động nhất trong một tổ chức khu vực, mà ở đó mọi thành viên đều bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm. Khoảng thời gian đó, đã giúp Việt Nam thu lượm được những kinh nghiệm quý báu để tiếp tục tiến lên con đường hội nhập khu vực và thế giới.