phần quan trọng làm cho các mặt của đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua đã có những thay đổi đáng mừng, đánh dấu một thời kỳ mới với những cơ hội mới để phát triển.
Như vậy, với phương châm tạo ra một “xã hội học tập”, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, các cấp chính quyền, ngành giáo dục và đào tạo, cùng với nhân dân trong toàn tỉnh Tuyên Quang đã đem hết sức mình vượt qua những khó khăn, thử thách, phấn đấu vươn lên, góp phần tạo nên những thắng lợi chung của cả nước, đưa nền giáo dục nước ta bước lên tầm cao mới, tiếp tục với những đòi hỏi mới được đặt ra.
2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang
2.2.1. Những hạn chế
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, văn hóa - xã hội; cả những yếu tố chủ quan và nhân tố khách quan, do đó bên cạnh những kết quả mà ngành giáo dục Tuyên Quang đã đạt được, không tránh khỏi một số những hạn chế, nhưng có điều là phải nhận thức được những hạn chế đó để kịp thời có những biện pháp khắc phục, đưa ngành giáo dục thực hiện thành công những chỉ tiêu mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra, đồng thời cũng là ước nguyện của toàn dân trong tỉnh khi thực hiện những yêu cầu trong sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh.
- Hạn chế đầu tiên phải nhắc đến đó là cơ sở vật chất của ngành giáo dục trong tỉnh đến nay vẫn chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của ngành giáo dục và đạo tạo.
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp Đảng ủy, chính quyền, cơ sở vật chất như: trường, lớp, thư viện,… đã được đầu tư nâng cấp và từng
tỉnh nên nhìn chung trường lớp vẫn đang trong tình trạng thiếu, nhất là ở những nơi vùng cao, vùng sâu, vùng xa vẫn có những trường học chưa có điều kiện xây dựng kiên cố, đến mùa mưa cả giáo viên và học sinh rất khó khăn khi đến trường lớp vì bị dột hoặc mưa hắt. Nói chung, nhìn tổng thể toàn tỉnh thì số lượng trường lớp là tạm đủ, nhưng đi vào xem xét cụ thể từng vùng, từng trường thì mới thấy được sự thiếu thốn còn nhiều. Việc thiếu trường, thiếu lớp đẫ dẫn đến tình trạng có trường vẫn phải học ba ca, nhưng vẫn còn khó khăn hơn nữa khi học sinh phải đi học cách xa nhà khoảng 15 đến 20 cây số mới có trường, nên tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn xẩy ra ở nhiều nơi.
Đặc biệt ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, họ vẫn sống theo phương thức du canh, du cư, nên lớp học cũng phải “di cư” theo, do vậy việc đầu tư nâng cấp, xây dựng trường lớp còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù tỉnh cũng rất chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp trường lớp đối với những vùng mà điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, không thuận lợi cho các hoạt động xã hội nói chung, nhưng cũng không tránh khỏi sự thiếu thốn về trường lớp phục vụ cho hoạt động giáo dục trong huyện.
Không chỉ thiếu trường, thiếu lớp mà ngay cả những trang thiết bị đồ dụng dạy học cần thiết cũng còn nhiều bất cập. Giáo viên đã phải tự mầy mò sáng chế ra đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy học, còn học sinh thì thiếu sách vở, tài liệu tham khảo… Mặc dù đời sống của giáo viên còn nhiều khó khăn nhưng có những trường giáo viên phải ủng hộ từ một đến hai ngày lương để giúp đỡ những học sinh không có điều kiện mua sách vở được đến trường, sự giúp đỡ này là một cố gắng không nhỏ của mỗi giáo viên trong khi cuộc sống của họ còn gặp nhiều khó khăn, nhưng biện pháp này cũng chỉ khắc phục, giải quyết được khó khăn ban đầu, trước mắt, còn về lâu dài tình trạng thiếu thốn đó vẫn sẽ tiếp tục diễn ra nếu không có những biện pháp toàn diện mang tính lâu dài.
Hiện nay, hệ thống thư viện đã ở tất cả một thị xã và năm thị trấn huyện. Nhìn chung sách giáo khoa, tài liệu tham khảo… cũng đã tương đối đủ về chủng loại, nhưng chưa đủ về số lượng. Trong mỗi trường hầu như cũng đã có thư viện hoặc tủ sách nhưng còn ở mức hạn chế.
Tóm lại, tình trạng lớp học tạm, lớp học ba ca, sách vở thiếu thốn… vẫn đang diễn ra ở một số nơi trong tỉnh, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, Do vậy việc chưa có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục đã hạn chế nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh. Hạn chế đó cũng đã được các cấp Đảng ủy, chính quyền quan tâm khắc phục, tháo gỡ những khó khăn trước mắt, dần đi vào ổn định, phấn đấu hạn chế đến mức thấp nhất không để xẩy ra những hiện tượng hạn chế như trên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để có thể rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng trong tỉnh, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đem lại nhiều thành tích đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo chung của nước nhà.
- Một hiện tượng nữa cũng đang là bất cập đối với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đó là: Đội ngũ giáo viên phân bố chưa đều, đồng thời vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn.
Mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang là: xây dựng con người mới, phát triển toàn diện, trung thành với lý tưởng của Đảng, với chủ nghĩa xã hội, gắn bó với quê hương Tuyên Quang. Có ý thức làm chủ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có tư duy sáng tạo và kỹ năng lao động giỏi, có sức khỏe tốt, có khả năng tiếp thu những tri thức mới, công nghệ hiện đại; biết giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa dân tộc và tiềm năng sẵn có của địa phương nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
thể thiếu được, đồng thời nó quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhưng hiện nay, vấn đề này ở tỉnh Tuyên Quang vẫn gặp phải một số hạn chế chưa khắc phục được, mặc dù so với những năm trước đây, trong giai đoạn hiện nay đội ngũ giáo viên toàn tỉnh đã có nhiều bước chuyển biến. song nhiệm vụ xây dựng đội ngũ giáo viên cho ngành giáo dục vẫn đang được các cấp Đảng ủy, chính quyền đề ra các giải pháp để giải quyết cho phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tỉnh cũng như cả nước.
Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê nhà nước về đội ngũ giáo viên của tỉnh trong năm học 2004 - 2005 ở các cấp cho thấy những mặt còn hạn chế trong cơ cấu như sau:
+ Ở cấp tiểu học: Số lượng giáo viên toàn tỉnh có 4.372 giáo viên, cân đối trong toàn tỉnh thì đủ, song lại phân bố không đều với tỷ lệ học sinh ở từng huyện, nên có huyện thừa huyện thiếu. Ví dụ như huyện Yên Sơn thừa 152 giáo viên, trong khi đó huyện Nà Hang lại thiếu 83 giáo viên.
+ Ở cấp trung học cơ sở: Toàn tỉnh có 3.464 giáo viên trực tiếp giảng dạy, nhưng số lượng đó vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập hiện nay. Còn thiếu khoảng 300 giáo viên ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh: Thị xã Tuyên Quang thiếu khoảng 50 giáo viên, huyện Hàm Yên thiếu khoảng 40 giáo viên, huyện Nà Hang thiếu khoảng 70 giáo viên.
Về cơ cấu: Đội ngũ giáo viên ở cấp này đến nay vẫn chưa được đào tạo đồng bộ, nên vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên bộ môn này, nhưng lại thừa giáo viên ở bộ môn khác. Ví dụ như môn văn học, toán thì đủ, song lại rất thiếu giáo viên dạy môn sinh học, hóa học, giáo dục công dân, tin học… gây ra tình trạng lãng phí biên chế, đồng thời giảm chất lượng giáo dục do giáo viên phải giảng dạy trái môn được đào tạo chính quy. Ví dụ: giáo viên văn học có thể xuống dạy môn giáo dục công dân, hoặc giáo viên toán có thể sang dạy môn hóa học…
+ Ở cấp phổ thông trung học: Số lượng giáo viên toàn tỉnh có 1415 giáo viên đang giảng dạy. Hiện nay cả tỉnh thiếu khoảng 250 giáo viên, nhiều trường mới chỉ bố trí được 1,5 giáo viên cho một lớp trên một môn học trong khi đó tỷ lệ quy định là 2,1 giáo viên cho một lớp. Đặc biệt thiếu giáo viên ở bộ môn: Chính trị, ngoại ngữ, tin học. Do tỉnh chưa có đủ điều kiện để trực tiếp đào tạo đội ngũ giáo viên phổ thông trung học, cho nên việc cân đối giáo viên ở cấp này còn gặp nhiều khó khăn, do còn phải tùy thuộc vào nguồn đào tạo ở các trường Đai học Sư phạm trung ương. Mỗi năm ở các trường này chỉ có thể cung cấp cho tỉnh khoảng hai ba chục giáo viên, trong khi đó tỉnh cần ít nhất khoảng 50 giáo viên cho mỗi năm, nên trong những năm tới tình trạng thiếu giáo viên ở cấp này vẫn còn diễn ra, mặc dù tỉnh cũng đã áp dụng nhiều biện pháp như: khuyến khích, đãi ngộ những sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm ở ngoài tỉnh đến phục vụ hoạt động giáo dục của tỉnh, hoặc gửi học sinh là người trong tỉnh đi đào tạo theo địa chỉ ở các trường trực thuộc trung ương…
Qua số liệu thống kê cho thấy, số lượng giáo viên ở các cấp trong toàn tỉnh đều thiếu. Hiện tượng này tạo ra một nghịch lý là: trong khi số lượng học sinh hàng năm ngày càng tăng thì số lượng giáo viên lại chững lại, thậm chí có giai đoạn còn hạ xuống, vì số lượng giáo viên đến tuổi nghỉ hưu cao hơn so với số giáo viên trẻ mới vào nghề, tỷ lệ nghịch này là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thiếu giáo viên như đã nêu ở trên.
Bên cạnh đó còn phải kể đến tình trạng giáo viên phải dạy trái chuyên môn được đào tạo, dẫn đến sự hạn chế về chất lượng giáo dục. Tình trạng này hiện nay vẫn xẩy ra ở tất cả các bậc học, đó là kết quả của việc đào tạo giáo viên thiếu đồng bộ giữa các môn học đã làm giảm chất lượng giáo dục của tỉnh, mặc dù hiện nay tỉnh cũng đã đề ra nhiều biện pháp để khắc phục và làm hạn chế tới mức thấp nhất những bất cập đang xẩy ra, đưa lại một chất lượng
về đội ngũ giáo viên đáp ứng được với yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo đang đặt ra hiện nay.
Mặt khác, còn một bộ phận giáo viên chưa thật sự nhanh nhạy, nắm bắt tình hình thực tiễn, đã không đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh, cũng như yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhằm đem lại một nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hạn chế này chủ yếu rơi vào các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, do trình độ phát triển kinh tế xã hội nơi đây vẫn còn thấp, nên việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học còn ở mức hạn chế. Hơn nữa, do được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau như: cử tuyển, tuyển thẳng, tại chức… mặc dù họ cũng rất nhiệt tình, tận tụy, có trách nhiệm với nghề của mình, nhưng trình độ chuyên môn vẫn không tránh khỏi những hạn chế, có thể nói đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến trình độ, chất lượng giảng dạy của bộ phận giáo viên này vẫn còn nhiều bất cập.
Qua những hạn chế cả về số lượng và chất lượng trong đội ngũ giáo viên như đã nêu ở trên, các cấp Đảng ủy, chính quyền một mặt cần phải nhận ra để tìm những giải pháp phù hợp nhằm từng bước khắc phục những hạn chế tới mức thấp nhất những khuyết tật. Mặt khác, có đạt được kết quả đúng như mong muốn hay không, một phần còn tùy thuộc vào bản thân mỗi cá nhân giáo viên phải cố gắng khắc phục khó khăn để học tập, nghiên cứu, tự trau dồi kiến thức cho mình, đồng thời nhận ra được những mặt mạnh của mình để tiếp tục phát huy và những mặt hạn chế để có những biện pháp khắc phục kịp thời. Như vậy cần có cả nhân tố chủ quan và khách quan trong việc nâng cao trình độ tri thức, năng lực sư phạm cho giáo viên, nhằm đào tạo được một đội ngũ giáo viên vừa “hồng” vừa “chuyên”.
- Một trong những hạn chế làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của tỉnh cần phải nói tới đó là: chất lượng giáo dục không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Học sinh là lực lượng chủ chốt, lực lượng tri thức tương lai quyết định trực tiếp đến sự phát triển của một quốc gia, cho nên việc đầu tư để có được một đội ngũ tri thức có chất lượng cao, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bởi con người được coi là “một nguồn lực của bản thân sự phát triển kinh tế - xã hội” [14, tr.69].
Riêng đối với tỉnh Tuyên Quang, được sự chỉ đạo sát sao của các cấp Đảng ủy, chính quyền, nhưng do vị trí địa lý cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nên kết quả đạt được của ngành giáo dục vẫn còn hạn chế.
Theo số lượng thống kê hàng năm của của sở giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang được biết, số lượng học sinh qua các năm đều tăng đáng kể, số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia cũng có những biến đổi đáng mừng. Nhưng nhìn chung chất lượng giáo dục toàn tỉnh vẫn chưa cao, bởi số học sinh thi đỗ vào trường chuyên, cao hơn nữa là thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp vẫn còn ở mức hạn chế. Tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm vẫn còn nhiều, chất lượng giáo dục giữa các vùng hoặc giữa các trường vẫn còn có sự chênh lệch. Đây là bài toán còn rất khó khăn đối với ngành giáo dục Tuyên Quang để làm sao có được chất lượng giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.
Khi bàn về vấn đề bỏ học của học sinh, đặc biệt ở những nơi vùng sâu, vùng xa, ngành giáo dục tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp như: cử giáo viên đến tận gia đình vận động học sinh đi học lại; giúp các em mua sách vở đến trường; hàng tháng giúp mỗi em có gia cảnh khó khăn khoảng 10 kg gạo/1 học sinh… nhưng kết quả đạt được còn chưa cao. Hiện tượng này do rất nhiều nguyên nhân, một phần là do thành phần dân cư chủ yếu ở những khu vực này là người dân tộc thiểu số, nhận thức được vai trò của giáo dục đối với sự tương lai của bản thân, cũng như sự phát triển xã hội ở họ còn rất hạn chế, mặt khác cuộc sống của họ còn gặp nhiều khó khăn, bản thân học sinh là lực
lượng lao động chủ yếu, rất quan trọng trong gia đình, nên nhiều khi dù rất muốn được đến trường, đến lớp, nhưng các em phải ở nhà để phụ giúp gia đình, đây là những lý do căn bản dẫn đến hiện tượng học sinh bỏ học ở khu vực này vẫn còn diễn ra là điều không thể tránh khỏi. Chính từ vấn đề này mà đến nay chất lượng giáo dục trong toàn tỉnh phát triển chưa đồng đều, còn có sự chênh lệch lớn giữa các vùng trong tỉnh.
Bên cạnh đó khi nói tới sự phát triển chênh lệch về giáo dục giữa các