CHỈ TIÊU ĐẦU NĂM CUỐI NĂM CHÊNH LỆCH

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI BƯU ĐIỆN HÀ NỘI (Trang 28 - 30)

Nguyên giá TSCĐ 1,454,076,238,355.99 1,712,659,794,662.00 258,583,556,306.01

Nhà cửa vật kiến trúc 132,155,402,673.00 152,886,708,270.00 0,731,305,597.00

Tỷ trọng 9% 9% 0%

Máy móc thiết bị 627,334,658,501.00 889,084,698,314.00 261,750,039,813.00

Tỷ trọng 43% 52% 9%

Phương tiện vận tải 27,514,725,497.00 35,022,662,239.00 7,507,936,742.00

Tỷ trọng 2% 2% 0% Thiết bị dụng cụ quản lý 22,032,297,580.00 20,574,989,790.00 -1,457,307,790.00 Tỷ trọng 2% 1% -1% Truyền dẫn 628,819,501,588.00 612,051,967,386.00 -16,767,534,202.00 Tỷ trọng 43% 36% -8% Tài sản vô hình 1,514,725,497.00 1,552,455,520.00 37,730,023.00 Tỷ trọng 0.1% 0.1% 0% Tài sản khác 14,704,927,019.00 14,863,131,430.00 158,204,411 Tỷ trọng 1.01% 0.09% -0.92% Giá trị hao mòn 5,975,202,216 6,828,819,501 853,617,285 Hệ số hao mòn 0.44 0.5 0.06

Qua bảng phân tích trên ta thấy, xét tổng quát thì nguyêngiá TSCĐ tăng lên 288 583 556 306 đồng. Chỉ trong một năm BĐHN đã đổi mới đầu tư TSCĐ tăng 1,17 lần.

Xét từng loại TSCĐ ta thấy: nguyên giá nhà cửa vật kiến trúc đầu năm là 132 155 402 673 đồng chiếm 9 % trong tổng nguyên giá TSCĐ. Đến cuối năm con số này là 152 886 708 270 đồng, vẫn chiếm tỷ lệ là 9 %. Như vậy, về số lượng nhà cửa vật kiến trúc của đơn vị có tăng lên, nhưng về cơ cấu thì không thay đổi.

Máy móc thiết bị là tài sản dùng trực tiếp trong quá trình kinh doanh của đơn vị. Đầu năm, máy móc thiết bị có nguyên giá là 627 334 658 501 đồng, chiếm 43 %. Đến cuối năm con số này là 889 084 698 314 đồng, chiếm 52 %. Như vậy về mặt số tuyệt đối, máy móc thiết bị tăng 261 750 039 813 đồng,tức là 9%. Điều này chứng tỏ đơn vị đã chú ý đầu tư nhiều về máy móc thiết bị, nhằm tăng cường sự hiện đại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của BĐHN. Tuy nhiên, cần chú ý để dầu tư có trọng điểm, tránh trường hợp đầu tư tràn lan, tài snả còn mới nhưng vẫn nằm trong kho, không được sử dụnghết công suất.

Về phương tiện vận tải, nguyên giá đầu năm là 27,514,725,497 đồng, chiếm 2 % so với tổng giá trị tài sản của BĐHN. Cuối năm, con số này là 35,022,662,239 đồng, tức là tăng 7,507,936,742 đồng. Như vậy về mặt số tuyệt đối thì phương tiện vận tải có tăng, nhưng về mặt số tương đối thì cơ cấu không thay đổi.

Về dụng cụ, thiết bị quản lý, nguyên giá tài sản đầu năm là 22 032 297 580 đồng, chiếm 2% trong tổng giá trị TS, trong khi đó, cuối năm nguyên giá của Ts thuộc dụng cụ, thiết bị quản lý là 20 574 989 790, giảm 1 457 307 790 đồng. Như vậy, BĐHN đã thu hẹp đầu tư vào thiết bị quản lý để dành đầu tư cho các loại hình tài sản khác.

Về phương tiện truyền dẫn, nguyên giá đầu năm là 628,819,501,588 đồng, chiếm 43 %, nhưng đến cuối năm, con số này đã là 612,051,967,386, tức 36 %, giảm đi đáng kể (8%). Do đặc thù của ngành nên sự đầu tư lớn vào phương tiện truyền dẫn là điều hợp lý, nhưng sự giảm đi của loại tài sản này có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị không thì là đieuè cần phải xét.

Về tài sản vô hình và tài sản khác của BĐHN đều có sự biến động không đáng kể, vì đây là các loại tài sản ít có sự thay đổi, và sự thay đổi của nó cũng ít làm thay đổi cơ cấu của TSCĐ tại đơn vị.

Xét về giá trị hao mòn của TSCĐ, tại BĐHN đầu năm, giá trị hao mòn của TSCĐ là 5 975 202 216 đồng, với hệ số hao mòn là 0,44. Cuối năm, con số này tăng lên thêm 853 617 285 đồng, thành 6 828 819 501 đồng, với hệ số hao mòn là 0,5. Như vậy, chứng tỏ TSCĐ của BĐHN có nhiều TS đã lạc hậu, lỗi thời, nhiều TS đã hết khấu hao nhưng vẫn còn hoạt động.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI BƯU ĐIỆN HÀ NỘI (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w