Chi phí sản xuất chung là các chi phí có tính chất tổng hợp. Nó bao gồm toàn bộ chi phí có tính chất phục vụ cho công tác quản lý, tổ chức và điều hành quá trình sản xuất ở phạm vi các tổ đội sản xuất, xí nghiệp sản xuất… Ngoai hai khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
Để phản ánh các khoản chi phí sản xuất chung, công ty sử dụng tài khoản 627- chi phí sản xuất chung. Theo chế độ hiện hành bao gồm các nội dung sau. - Chi phí nhân viên phân xưởng (TK 6271)
- Chi phí vật liệu(TK 6272)
- chí phí dụng cụ đồ dùng(TK6273)
- Chi phí khấu hao tài sản cố định ( TK 6274) - Chi phí dịch vụ mua ngoài ( TK 6277) - Chi phí khác bằng tiền (TK 6278)
Chi phí sản xuất chung cố định: Chi phí khấu hao tài sản cố định:
Chi phí khấu hao tài san cố định là biểu hiện bằng tiền của giá trị hao mòn tài sản cố định.
Để trích khấu hao hàng năm, công ty áp dụng phương pháp khấu hao bình quân theo đường thẳng.
Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỹ lệ khấu hao năm. Mức khấu hao quý = Mức khấu hao năm:4
Để theo dõi tài sản cố định, kế toán công ty vào đầu mỗi năm đều lập sổ theo dõi TSCĐ. Trên đó ghi rõ: số năm sử dụng, nguyên giá tài sản cố định đầu năm, số tăng giam trong năm, tỷ lệ khấu hao, mức khấu hao năm…
Việc triết khâu hao của công ty được quy định: nếu TSCĐ đã khấu hao hết thì không tính khâu hao, nếu chưa khâu hao thì tiếp tục khấu hao không kể là đang sử dụng, không cần sử dụng hay chờ thanh lý.
Giá trị khấu hao tài sản cố định hàng quý được phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí- các loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ: Tổng chi phí sản xuất cơ bản thực tế
Mức khấu hao TSCĐ trong quý Mức khấu hao TSCĐ phân
bổ cho 1 sp = x
Chi phí sản sx cơ bản của sp đó
Tổng chi phí sx cơ bản thực tế ps
Trường hợp sản phẩm hoàn thành ngay trong quý (trước thời điểm trích khấu hao TSCĐ cuối quý) thì để đảm bảo tính kịp thời cho công tác tính giá thành, kế toán sẽ tạm phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ theo tiêu thức: tổng chi phí sản xuất cơ bản theo định mức. Đến cuối quý sau khi phân bổ lại theo tiêu thức tổng chi phí sản xuất cơ bản thực tế thì kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh lại mức phân bổ khấu hao cho phù hợp.
Cụ thể:
Căn cứ vào bảng tính khấu hao TSCĐ của quý II kế toán tính và phân bổ chi phí khấu hao cho từng đối tượng sử dụng.
Trong quý, mức khấu hao chi hoạt động sản xuất giống gốc là:5,094,25đ Mức khấu hao được phân bổ cho cà chua là: 2,884.660đ
Mức khấu hao được phân bổ cho cà chua là
5.094,250 x (15,750,000 + 39.720.000)
= = 3.884.56
0 39.720.330 + 33.024.000
Thuỷ lợi phí:
Thuỷ lợi phí là khoản tiền phải thanh toán cho cơ quan cung cấp nước tưới cho sản phẩm cây trồng.
Hàng năm, công ty khai thác công trình thuỷ lợi và Công ty giống cây trồng Hà Nội tiến hành kí kết hợp đồng phục vụ tưới tiêu cho cây trồng một cách đầy đủ và kịp thời theo đúng chu kì củâ từng loại cây trồng. Cuối vụ hoặc cuối năm, hai bên tiến hành nghiệm thu, đối chiếu số liệu và thanh lí hợp đồng.
Theo quy định hiện hành, mức thuỷ lợi phí được xác định như sau. Đối với rau màu là 170 kg thóc trên 1 ha canh tác/ vụ. Gía thóc được quy định theo giá thuế, cụ thê năm 2007 là 7000đ/kg
Vậy chi phí về thuỷ lợi phải trả cho 1 ha sản xuất /ha/vụ là: = 170 kg x 7000đ = 1,190,000 đ.
Vậy chi phí thuỷ lợi phải trả/ vụ được xác định:
= Mức thuỷ lợi phí trả / ha/vụ x Số ha canh tác trong vụ
Chi phí thuỷ lợi phí được phân bổ cho từng đối tượng cây trồng theo công thức sau: Σ TL T Li = x S iTi Σ SiTi
Trong đó:
TLi: Mức thuỷ lợi phí phân bổ cho sản phẩm i.
ΣTL: Tổng chi phí thuỷ lợi phí phải trả / vụ
Si : Diện tích sản xuất cây trồng i Ti : Thời gian gieo trồng trong vụ
Kế toán lập sổ theo dõi chi phí thuỷ lợi theo từng vụ trong năm cụ thể cho từng loại sản phẩm.
Ta có: Tổng chi phí thuỷ lợi phí phải trả trong quý II/2007 = 4,5 x 1,190,000 = 5,355,000 đ
Mức thuỷ lợi phí phân bổ cho cà chua P375 là :2,728,018 đ 5,355000
Mức thuỷ lợi phí phân bổ cho cà chua P375 là
= x 27 = 2,728,018
53