Lý Quang Diệu, Bí quyết hoá rồng, Lịch sử Singapore 1965-2000, NXB Trẻ T6/

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ KINH TẾ SINGAPORE (Trang 29 - 31)

III. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA SINGAPORE ĐỐI VỚI VIỆT NAM

26 Lý Quang Diệu, Bí quyết hoá rồng, Lịch sử Singapore 1965-2000, NXB Trẻ T6/

2.5. Chính sách đào tạo nhân lực

Singapore có đội ngũ lao động tay nghề cao, hiểu biết kinh doanh, thương mại biết và sử dụng thông thạo song ngữ (tiếng Anh và tiếng Hoa, Malay, Tamil) nhưng phải kể đến trình độ tay nghề, năng suất và kỷ luật lao động cao, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của các ngành sản xuất kinh doanh. Singapore được xếp hạng là nước có nguồn lao động tốt nhất thế giới năm 1997 do BERI xếp hạng. Có được điều đó là do chính phủ sớm nhận thức được tầm quan trọng của một lực lượng lao động có trình độ đối với việc phát triển kinh tế. Với một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên như Singapore thì nhân tài là một yếu tố rất quan trọng. Chính phủ Singapore hợp tác với các công ty xuyên quốc gia bỏ vốn lập chương trình hỗn hợp đào tạo cán bộ và nhân viên chuyên môn, hoặc gửi người ra nước ngoài học kỹ thuật hiện đại.

Cùng với việc đầu tư mạnh mẽ vào nền giáo dục Singapore cũng rất chú ý đến việc thu hút nhân tài từ bên ngoài để bù đắp cho lực lượng lao động nhỏ bé của mình (Singapore chỉ có hơn 3 triệu dân). Vào năm 1980, Singapore thành lập hai uỷ ban, một có nhiệm vụ giúp nhưng nhà doanh nghiệp, giáo sư, nghệ sĩ và những công nhân có tay nghề cao từ nước ngoài đến làm đúng nghề và một kết hợp họ thành xã hội. Một đội ngũ nhân viên đã gặp các sinh viên châu Á có triển vọng ở các trường đại học để thu hút họ về làm việc ở Singapore. Việc tìm kiếm nhân tài trên toàn cầu có hệ thống này đã thu hút được vài trăm sinh viên tốt nghiệp đại học mỗi năm. Singapore còn đưa ra vài trăm học bổng cho các sinh viên giỏi đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác trong khu vực; những người này khi trở về vẫn có thể hữu ích cho các công ty của Singapore ở nước ngoài. Viện Sinh học Tế bào (TMCB) đã thu hút được 200 nhà khoa học quốc tế đến nghiên cứu và làm

việc trong đó hơn 100 người có bằng tiến sĩ và 60 kỹ thuật viên giúp việc được chính phủ và tư nhân tài trợ27.

Ngoài ra, lực lượng lao động ở Singapore được quản lý chặt chẽ có kỷ luật bởi NTUC (Đại hội Nghiệp đoàn toàn quốc) và điều này cho phép giữa chính phủ và người lao động có một mối quan hệ gần gũi và chặt chẽ. Sự phối hợp giữa ba lực lượng: giới chủ, chính phủ và công đoàn là lợi thế cạnh tranh độc đáo của Singapore trong hơn ba thập kỷ qua.

2.6. Chính sách cạnh tranh

Nhất quán trong phát triển kinh tế thị trường "mở" và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, Singapore cũng chủ trương thực hiện một chính sách cạnh tranh theo cách thức riêng của mình. Phối hợp cùng các chính sách khác, chính phủ Singapore đã có những biện pháp nhằm tạo một môi trường cạnh tranh sôi động, tạo động lực phát triển kinh tế bên ngoài và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Việc hạn chế phạm vi lĩnh vực đầu tư của các công ty quốc tế ở Singapore hầu như không tồn tại; hơn thế nữa trong một ngành Singapore còn tạo điều kiện cho công ty nước ngoài không phải ở một nước mà cho các công ty của các nước khác nhau bỏ vốn đầu tư. Với một môi trường cạnh tranh sôi động như vậy, các công ty quốc tế buộc phải đưa vào Singapore những kỹ thuật hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến. Nhờ đó mà các sản phẩm được tạo ra ở Singapore không chỉ có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa mà còn có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vào năm 1999 theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới, Singapore được xếp thứ 1 trước cả Mỹ, Hongkong, Đài loan về sức cạnh tranh.

Môi trường cạnh tranh sôi động, tuy nhiên chính phủ cũng có những trợ giúp nhất định để nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty, doanh nghiệp nội địa,

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ KINH TẾ SINGAPORE (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w