Chỉsố thể hiện thể trạng bệnh nhân

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế thị xã tây ninh (Trang 54)

Đái tháo đường type 2 thường liên quan đến thể trạng bệnh nhân. Khi đến khám, mỗi bệnh nhân đều được đo chiều cao, cân nặng để xác định chỉ số BMI và đánh giá thể trạng bệnh nhân để lựa chọn thuốc phù hợp. Thể trạng bệnh nhân qua khảo sát được thể hiện qua bảng 3.5 chỉ số BMI :

Bảng 3.5 Chỉ số BMI của BN trong mẫu NC

Thể trạng Gầy Bình thƣờng Thừa cân Béo phì

Chỉ số BMI < 18,5 18,5 - 22,9 23 - 25 >25 Số bệnh nhân 0 48 64 19 Tỷ lệ % 0 36,64% 48,85% 14,51%

31

Nhận xét:

- Những BN bị béo phì chiếm tỉ lệ nhỏ trong mẫu NC (14,51%). - Những BN ở mức độ thừa cân có nguy cơ mắc bệnh là 48,85%.

3.1.6. Chỉ số đường máu và lipid máu khi bắt đầu điều trị:

Bệnh nhân đến khám bệnh được làm các xét nghiệm về: nồng độ glucose máu, nồng độ các chỉ số lipid máu( vì các chỉ số này liên quan cơ hữu với bệnh ĐTĐ). Các xét nghiệm này được xét nghiệm vào lúc đói trước khi bệnh nhân ăn sáng là cơ sở để điều trị cho bệnh nhân. Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6 Các chỉ số glucose máu và lipid máu khi bắt đầu điều trị.

TT Các chỉ số Đơn vị Giá trị các chỉ số

Nhỏ nhất Lớn nhất X ± SD

1 Glucose lúc đói mmol/L 5,8 18,5 8,6 ±3,4

2 Cholesterol toàn phần mmol/L 1,5 9,0 4,5 ±1,09 3 Triglycerid mmol/L 1,1 7,8 3,0 ±1,8 4 HDL-Cholesterol mmol/L 0,5 3,5 1,4 ±0,8 5 LDL- Cholesterol mmol/L 1,2 8,7 4,3 ±2,1 Nhận xét:

- Chỉ số glucose máu của các bệnh nhân chênh lệch lớn, nhỏ nhất 5,8 mmol/L, lớn nhất 18,5 mmol/L. Chỉ số glucose máu trung bình của mẫu NC là: 8,6 ±3,4 cao hơn so với giá trị chẩn đoán ĐTĐ ( glucose lúc đói ≥ 7,0 mmol/L)

- Các chỉ số lipid máu đa phần nằm trong giới hạn bình thường, song chỉ số cholesterol toàn phần cao nhất là 9,0 mmol/l và triglycerid ở mức cao (7,8 mmol/l).

32

Chúng tôi cũng đã thống kê tỉ lệ BN có các chỉ số về glucose máu và các chỉ số lipid máu cao hơn bình thường để thấy rõ hơn mô hình ĐTĐ tại Trung tâm Thị xã Tây Ninh và hiệu quả điều trị ĐTĐ thông qua việc sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ. Kết quả được trình bày ở phần 3.3.2.2 ( bảng 3.17)

3.1.7. Chỉ số chức năng gan, thậnkhi bắt đầu điều trị:

Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được chỉ định xét nghiệm các chỉ số phản ánh chức năng gan (ASAT, ALAT) chức năng thận (ure, creatinin) có liên quan đến ĐTĐ type 2 lúc bắt đầu điều trị. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Các chỉ số xét nghiệm chức năng gan, thận của mẫu NC

TT Các chỉ số Đơn vị Giá trị các chỉ số

Nhỏ nhất Lớn nhất X ± SD

1 ASAT (GOT) U/L 16 194 35,96 ±2,05 2 ALAT ( GPT) U/L 18 230 37,86 ±5,43 3 Ure mmol/L 1,6 9,7 4,6 ±0,82 4 Creatinin Nam mmol/L 82 210 79,34 ±5,54

Nữ mmol/L 44 181 65,78 ±4,47

Nhận xét: chức năng gan, thận đa phần nằm trong giới hạn bình thường,

nhưng cũng có một số bệnh nhân lại có chỉ số enzym gan nằm trong mức khá cao: ASAT (GOT) lên tới 194 U/L, ALAT ( GPT) lên tới 230 U/L, còn creatinin lên tới 210 mmol/L.Chúng tôi cũng đã thống kê tỉ lệ BN có các chỉ số về chức năng gan , thận cao hơn bình thường để phân tích rõ hơn sự sử dụng thuốc trên những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, thận. Kết quả được trình bày ở phần 3.3.2.3( bảng 3.18).

33

3.2 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ:

3.2.1Các nhóm thuốc được sử dụng điều trị ĐTĐ:

Trong danh mục thuốc trúng thầu năm 2012 của Trung tâm Y tế Thị xã có bốn nhóm thuốc điều trị ĐTĐ được dùng cho bệnh nhân. BN điều trị ĐTĐ type 2 thường là các đối tượng thuộc bảo hiểm y tế. Khi điều trị được chỉ định dùng các thuốc trong danh mục thuốc của Trung tâm được bảo hiểm y tế chi trả. Thuốc được dùng cho bệnh nhân trong thời gian điều trị tại mẫu NC được trình bày theo danh mục sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.8 Danh mục thuốc ĐTĐ type 2 được sử dụng trong mẫu NC.

STT Tên thuốc Biệt dƣợc Dạng bào

chế

Hàm lƣợng

Nơi sản xuất

1 Gliclazide Gliclazide Viên nén 80 mg Domesco-VN 2 Metformin Glucofast Viên nén 850 mg Mediphar-VN 3 Acarbose Glucarbose Viên nén 50 mg Mediphar-VN 4 Pioglitazon Pioglite Viên nén 15 mg Getzpharma-

Pakistan 5 Gliclazid Metformin Glizym-M Viên nén 80mg 500mg Panacea- India

Nhận xét: Hầu hết các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ type 2 đều được sử dụng,

song đa phần mỗi nhóm chỉ dùng 1 thuốc. Ngoài việc sử dụng thuốc 1 thành phần(gliclazid, metformin, pioglitazon, acarbose) Trung tâm còn sử dụng thuốc phối hợp 2 thành phần( gliclazid + metformin)

3.2.2.Tỷ lệ sử dụng của các nhóm thuốc tại mẫu NC:

Các thuốc được sử dụng trong bảng 3.8 được phân chia theo tần suất sử dụng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.9

34

Bảng 3.9. Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc trong mẫu NC

Nhóm thuốc Tên thuốc Tần suất sử dụng Tỉ lệ % (n= 131) Tháng 01 Tháng 03 Tháng 06 Tỉ lệ (N=243) % Sulfonylurea Gliclazid 96 109 111 45,68 84,73 Biguanid Metformin 91 108 110 45,27 83,97 Thiazolidinedion Pioglitazon 18 13 17 6,99 12,98 Ức chế - glucosidase Acarbose 13 10 5 2,06 3,82 Tổng tần suất (N) 218 240 243 100,00 Nhận xét:

Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, nhóm sulfonylurea được sử

dụng nhiều nhất (84,73%) với thuốc gliclazid. Nhóm biguanid cũng được sử dụng nhiều (83,97%) với metformin. Riêng nhóm thuốc thiazolidinedion và nhóm ức chế glucosidase được sử dụng ít nhất ( 12,98% và 3,82% ).

3.2.3.Phác đồ điều trị ĐTĐ type 2 được sử dụng trong mẫu NC

Các phác đồ thuốc sử dụng điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ có thể điều chỉnh thay đổi qua từng tháng tùy theo tình trạng kiểm soát glucose máu của bệnh nhân và đáp ứng với thuốc điều trị. Chúng tôi đã khảo sát phác đồ điều trị ĐTĐ của BN tại mẫu NC theo các tháng 1,3 và 6. Kết quả được thể hiện trong (bảng 3.10)

35

Bảng 3.10. Các phác đồ điều trị ĐTĐ typ2 tại mẫu NC

Tháng điều trị Phác đồ Tháng thứ nhất Tháng thứ ba Tháng thứ sáu BN Tỷ lệ (%) BN Tỷ lệ (%) BN Tỷ lệ (%) Đơn trị liệu Gliclazid 29 22,14 43,52 15 11,45 24,43 17 13,00 24,5 Metformin 17 13,00 9 6,87 11 8,40 Pioglitazon 5 3,80 3 2,29 4 3,05 Acarbose 6 4,58 5 3,82 0 0,00 Đa trị liệu Glic + Met 56 42,75 56,48 84 64,12 75,57 84 64,12 75.5 Met +Acar 5 3,80 5 3,82 2 1,53 Met+Glic+Pio 11 8,40 10 7,63 10 7,63 Met+Pio+Acar 2 1,53 0 0,00 3 2,29 131 100 131 100 131 100 Nhận xét:

Qua khảo sát của chúng tôi, có tất cả 08 kiểu phác đồ được áp dụng điều trị trong mẫu nghiên cứu, trong đó có 4 kiểu phác đồ đơn trị liệu và có 4 kiểu phác đồ điều trị đa trị liệu. Trong số 131 bệnh nhân ĐTĐ type 2 có 57 trường hợp được chỉ định những phác đồ đơn trị liệu trong tháng thứ 01 chiếm tỷ lệ 43,52 %; giảm qua từng tháng điều trị tháng thứ 3 và tháng 6 chiếm tỷ lệ 24,43% và 24,50%. Các phác đồ đơn trị liệu bao gồm: gliclazid, metformin hoặc pioglitazon, acarbose, trong đó gliclazid được dùng nhiều nhất chiếm tỷ lệ 22,14% trong tháng thứ nhất.

74 trường hợp còn lại được sử dụng phác đồ đa trị liệu chiếm tỷ lệ 56,48% trong tháng thứ 01 và tăng dần qua tháng thứ 3 và tháng thứ 6 chiếm tỷ lệ 75,57% và 75,50%, trong đó phác đồ điều trị 2 loại thuốc

36

gliclazid + metformin chiếm tỷ lệ cao (64,12 % ) qua tháng thứ 3 và tháng thứ 6.

3.2.4.Liều lượng các thuốc được dùng trong mẫu NC:

Căn cứ vào liều dùng bác sĩ chỉ định cho BN, chúng tôi tổng hợp số BN

trên mỗi mức liều. Số BN ở mỗi mức liều trong các tháng được qui ra tỉ lệ phần trăm so với tổng số BN trong mẫu NC. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.11.

Bảng 3.11.Liều dùng hàng ngày thuốc điều trị ĐTĐ trong mẫu NC

Thuốc Liều dùng (mg)/ ngày Tháng thứ 1 Tháng thứ 3 Tháng thứ 6 Tần suất Tỉ lệ % (N=218) Tần suất Tỉ lệ % (N=240) Tần suất Tỉ lệ% (N=243) Gliclazid 80 -320mg 96 44,04 109 45,42 111 45,68 Metformin 850 -1700mg 91 41,74 108 45,00 110 45,27 Pioglitazon 15 mg 18 8,26 13 5,42 17 6,99 Acarbose 50mg 13 5,96 10 4,16 5 2,06 Nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Liều dùng của bệnh nhân tùy theo mức độ glucose máu xét nghiệm từng tháng mà bác sĩ dùng liều khác nhau cho từng bệnh nhân

* Gliclazid: được dùng với các mức liều 80mg/ngày và tối đa 320mg/ ngày; thuốc được dùng nhiều nhất trong các nhóm thuốc, chiếm 45,68% trong tháng thứ 6 và cao hơn không đáng kể so với tháng thứ 01 (44,04%) và tháng thứ 3 (45,42%).

* Metformin được dùng nhiều với các bệnh nhân có mức glucose máu tương đối ổn định với liều khởi đầu 850 mg/ngày và liều duy trì 850mg/ngày 2 lần. Tần suất sử dụng tăng dần từ cuối tháng thứ 01 (41,74%) đến tháng thứ 3 (45,00%) và tháng thứ 6 (45,27%).

37

* Pioglitazon được dùng với tỉ lệ thấp (8,26% ở tháng thứ 01 và 5,42% tháng thứ 3; 6,99% tháng thứ 6) với liều dùng 15mg/ngày trong suốt quá trình điều trị.

* Acarbose được dùng ít hơn nhiều so với các thuốc khác (2,06 % )với liều 50mg/lần trong ngày trong suốt thời gian điều trị.

Trong quá trình điều trị các bác sĩ chỉ tăng việc phối hợp các thuốc điều trị ĐTĐ với nhau (trong các trường hợp glucose máu chưa trở về mức đạt kết quả tốt) mà chưa điều chỉnh liều theo hướng tăng liều dùng của thuốc. Các thuốc gliclazid và metformin vẫn là những thuốc được sử dụng với tần suất tăng dần ở các tháng điều trị, còn các thuốc pioglitazon và acarbose có xu hướng sử dụng giảm dần.

3.2.5.Các thuốc điều trị THA và RLLP gặp trong mẫu NC:

* Các thuốc điều trị tăng huyết áp gặp trong mẫu nghiên cứu:

Tăng huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ rất thường gặp, đặc biệt là ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 và là yếu tố làm tăng mức độ nặng của bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ tăng huyết áp ở những bệnh nhân ĐTĐ thường cao hơn ở người không bị ĐTĐ. Tăng huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ làm tăng nguy cơ tim mạch, bệnh lý mạch vành và đột quỵ, lớn gấp 2-3 lần so với người không mắc bệnh ĐTĐ. Vì vậy chúng tôi khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng HA tại mẫu NC để phân tích việc sử dụng thuốc trên những BN này. Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 3.12.

38

Bảng 3.12 Các thuốc điều trị tăng huyết áp gặp trong mẫu nghiên cứu.

Tên quốc tế Biệt dƣợc Dạng bào chế Hãng sãn xuất Số BN Tỷ lệ % (n =131)

Furosemid Furosemid 20mg Viên nén Mekophar, VN 12 9,16

Amlodipin

Amolor 5mg Viên nén Pfizer, Mỹ 45 34,35 Monovas 5mg Viên nén Mustafa, Turkey

Nifedipin Nifedipi 10mg Viên nén Stada VN 23 17,56 Enalapril Shinapril 5mg Viên nén SingpongDaewoo 12 9,16

Tổng 92 70,23

Nhận xét:

Trong số 131 bệnh nhân có 92 bệnh nhân được sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 70,23%. Như vậy ở Trung tâm đã sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp cho cả các BN có tiền tăng huyết áp và các BN bị tăng huyết áp thực sự. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp được sử dụng trong mẫu nghiên cứu gồm: thuốc lợi tiểu ( furosemid) với 12 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 9,16%, thuốc chẹn kênh canxi ( nifedipin, amlodipin ) với 68 bệnh nhân (51,91%), với nhóm ức chế men chuyển (enalapril) với 12 bệnh nhân (9,16%). Trong tất cả các thuốc điều trị tăng huyết áp được sử dụng amlodipin được dùng với tỷ lệ cao nhất ( 45 bệnh nhân – 34,35 %).

* Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu gặp trong mẫu nghiên cứu:

Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì…là những yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ xơ vữa động mạch ở người ĐTĐ type 2. Trong các yếu tố nguy cơ này, thường gặp nhất là các rối loạn lipid. Người mắc bệnh ĐTĐ type 2 có tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid cao gấp 2-3 lần người không bị mắc bệnh ĐTĐ. Vì vậy chúng tôi khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu tại mẫu NC để phân tích việc sử dụng thuốc trên những

39

BN này. Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu gặp trong mẫu nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.13

Bảng 3.13 Các thuốc điều trị RLLP máu gặp trong mẫu nghiên cứu

Tên quốc tế Biệt dƣợc Dạng bào chế Hãng sãn xuất Số BN Tỷ lệ (%) (n = 131) Fenofibrat

Lifibrat 200mg Viên nén Mekophar, VN

44 34,00 Fenbrat 300mg Viên nén Mekophar, VN

Atorvastatin Lipotatin 10mg Viên nén Mebiphar,VN 42 32,00 Lipotatin 20 mg Viên nén Mebiphar,VN

Nhận xét : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong số 131 bệnh nhân trong mẫu NC có 86 BN được sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ 66,00 %, 2 thuốc fenofibrat và atorvastatin được sử dụng với tỷ lệ tương đương (34,00% và 32%).

3.3. Đánh giá kết quả điều trị cho các BN ĐTĐ type 2 tại mẫu NC: 3.3.1. Mức độ kiểm soát chỉ số glucose máu sau các tháng điều trị : * Chỉ số glucose máu sau các tháng điều trị :

Glucose máu được xét nghiệm hàng tháng nên trong quá trình nghiên cứu, nồng độ glucoese máu tại thời điểm lúc bắt đầu nghiên cứu và nồng độ gluocse máu ở các thời điểm sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng sẽ là căn cứ chủ yếu để đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu của bệnh nhân trong thời gian điều trị. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 3.14

40

Bảng 3.14 Sự thay đổi nồng độ glucose máu sau các tháng điều trị

Thời gian Giá trị

nhỏ nhất (mmol/L) Giá trị lớn nhất (mmol/L) X±SD Độ chênh lệch P

Thời điểm bắt đầu điều trị

5,8 18,5 8,6 ±3,4 0,74±0,35

Sau 1 tháng 4,1 17,1 8,42±2,71 0,36±0,52 >0,05 Sau 3 tháng 4,7 16,7 7,84±2,49 0,22±0,75 >0,05 Sau 6 tháng 4,5 15,2 7,63±2,25 0,17±0,62 <0,05

Nhận xét: Nồng độ glucose máu trung bình sau mỗi tháng điều trị đều có

giảm, song sự giảm trung bình sau 01 tháng và 03 tháng chưa có ý nghĩa thống kê (P>0,05), nhưng sau 06 tháng điều trị, sự giảm glucose máu trên các BN tại mẫu NC có ý nghĩa thống kê ( P < 0,05)

*Đánh giá tình trạng kiểm soát glucose máu sau điều trị:

Các chỉ số glucose máu được thay đổi qua các tháng điều trị theo bảng 3.14 đã cho phép chúng tôi phân tích và phân loại mức độ tốt –khá – kém theo mục tiêu điều trị của WHO(2002). Kết quả thu được qua bảng 3.15.

Bảng 3.15 Mức độ kiểm soát glucose máu sau các tháng điều trị

Mức độ Tốt Khá Kém

Thời gian điều trị Số BN Tỷ lệ (%) Số BN Tỷ lệ (%) Số BN Tỷ lệ (%) Thời điểm bắt đầu(T1) 30 22,9 36 27,48 65 49,62 Sau 1 tháng điều trị(T2) 45 34,3 27 20,6 59 45,01 Sau 3 tháng điều trị(T3) 41 31,29 24 18,32 66 50,39 Sau 6 tháng điều trị(T4) 36 27,48 39 29,77 56 42,74 P(t4/T1) >0,05 >0,05 >0,05

41

Nhận xét:

Tỷ lệ bệnh nhân sau các tháng điều trị có mức độ kiểm soát glucose máu tốt tăng từ 22,9% lên 27,48%, khá tăng từ 27,48% lên 29,77%, kém giảm từ 49,62% xuống 42,74%.

Sau thời gian điều trị tỷ lệ bệnh nhân có mức độ kiểm soát glucose máu tốt 27,48%, khá 29,77% và kém 42,74%.

Trong thời gian 06 tháng điều trị nhiều bệnh nhân đã giảm nồng độ glucose máu được như mong muốn. Song cũng có bệnh nhân nồng độ glucose máu giảm ít, có bệnh nhân lại tăng lên. Bác sĩ đã phải cân nhắc lựa chọn thay thuốc điều chỉnh liều hợp lý để có được nồng độ glucose huyết đạt mục tiêu điều trị. Sự thay đổi nồng độ glucose huyết trước và sau điều trị tăng, giảm không có ý nghĩa thống kê P >0,05.

- Mức độ đánh giá được thể hiện qua hình 3.1

0 10 20 30 40 50 60

Bắt đầu NC Sau 1 tháng Sau 3 tháng ĐT Sau 6 tháng ĐT Tốt Khá Kém

Hình 3.1. Mức độ kiểm soát glucose máu qua các tháng điều trị. 3.3.2 Đánh giá hiệu quả KS các yếu tố nguy cơ kèm theo ĐTĐ type 2:

* Mức độ kiểm soát lipid máu:

Trong 06 tháng điều trị các bệnh nhân có chỉ số lipid máu cao được dùng các thuốc hạ lipid máu. Kết quả chỉ số lipid máu của bệnh nhân qua khảo sát trước và sau 06 tháng điều trị thu được trình bày tại bảng 3.16.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế thị xã tây ninh (Trang 54)