Cơ cấu thuốc tiêu thụ một số kháng sinh nhóm Quinolon

Một phần của tài liệu Khảo sát cơ cấu thuốc tiêu thụ tại bệnh viện đa khoa huyện tân kỳ nghệ an từ năm 2009 đến 2011 (Trang 50)

Cơ cấu tiêu thụ thuốc nhóm Quinolon trong hạng A từ năm 2009-2011 theo (Bảng 3.16) sau:

Bng 3.16 Cơ cu tiêu th thuc nhóm Quinolon trong hng A t năm 2009-2010-2011 Đơn vị tính: VND TT Năm Giá trị Tỷ lệ % 1 2009 218.160.000 3,1 2 2010 3 Chênh lệch 2010/2009 4 2011 108.936.000 1,24 5 Chênh lệch 2011/2010 - 109.224.000 50 42

0 50 100 150 200 250 Triệu Quinolon 2009 2010 2011

Hình 3.18 Cơ cu tiêu th thuc nhóm Quinolon trong hng A t năm 2009-2011

Nhận xét:

Đối với nhóm kháng sinh Quinolon có nhiều mặt thuốc nhưng trong phân khúc hạng A chỉ có 1 loại thuốc là hoạt chất Levofloxacin 500mg ( năm 2009 BD Tavanic, năm 2011 BD Recamycina và hoạt chất Ofloxacin DD 0,3 % nhỏ mắt với BD là Loxon 0,3 % tiêu thụ trong những năm 2009 và 2011. GTTT của Quinolon giảm dần qua mỗi năm, mỗi năm tiêu thụ khoảng 1,24 đến 3,1 % so với cả năm. Mức tiêu thụ năm 2011 giảm so với năm 2009 là 50,0% khoảng 109,2 triệu đồng do mô hình bệnh tật , phân hạng thuốc ở các nhóm khác, và sử dụng nhóm thuốc Quinolon hợp lý an toàn hơn.

BÀN LUẬN

4.1 Cơ cấu thuốc tiêu thụ trong 3 năm từ 2009-2010-2011

Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo nguồn gốc xuất xứ:

Qua khảo sát tình hình tiêu thụ thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện Tân Kỳ trong 3 năm từ năm 2009-2011, Bệnh viện tiêu thụ chủ yếu là thuốc sản xuất trong nước với tỉ lệ tiêu thụ cao khoảng 73,8% (Bảng 3.7 và Hình 3.9) so với tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, thuốc ngoại nhập tiêu thụ khoảng 26,2%. Nhìn chung Bệnh viện đã thực hiện đúng theo quyết định 05/2008/QĐ-BYT( hướng dẫn các bệnh viện trong việc xây dựng danh mục thuốc). Và TT 22/2011/TT-BYT ( Tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện), TT 23/2011/TT-BYT ( hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh) . Chấp hành chủ trương căn cứ thong báo Kết luận số 264-TB/TW ngày 31/07/2009 của Bộ chính trị về tổ chức cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam ”, khuyến khích các bệnh viện sử dụng thuốc sản xuất trong nước có chất lượng đáp ứng được yêu cầu điều trị, thuốc của doanh nghiệp Dược(Công ty xuất nhập khẩu Y tế Domesco, công ty cổ phần Dược Hậu giang,Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương II...) (đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP).

Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nhóm điều trị:

Khảo sát cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nhóm tác dụng dược lý, nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn có giá trị tiêu thụ cao nhất chủ yếu là nhóm Beta-lactam và nhóm Macrolid (Bảng 3.8 và Hình 3.10). Khảo sát cụ thể thuốc tiêu thụ cao nhất trong 2 nhóm này.

- Nhóm Beta-lactam: Có 7 loại thuốc GTTT cao, chủ yếu là dạng uống gồm: Amoxyllin 500 mg, Cloximoc 625 mg (amoxyllin 500 mg + clavunalic 125

mg), Cefalexin 500 mg (viên), Cefuroxim 125 mg (gói), Cefuroxim 250 mg (viên). và hai loại dạng tiêm là Cefotaxim1g và Ceftazidim 1g.

Trong 5 loại thuốc sử dụng đường uống có 2 loại thuốc Amoxylin và Cefalexin 500 mg (viên) được chỉđịnh điều trị cho cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú, song do hiệu quả điều trị của cefalexin cao hơn Amoxylin nên Cefalexin được sử dụng nhiều hơn, thêm vào đó đơn giá của Cefalexin cao gấp 2 lần Amoxylin dẫn đến GTTT Cefalexin chiếm thị phần cao hàng năm.

Đối với thuốc tiêm Cefotaxim 1g GTTT cao đứng thứ 2 so với Cefalexin, GTTT khoảng 4,99% so với tổng giá trị tiêu thụ cả năm. Thuốc này cũng được tiêu thụ nhiều bởi vì Bệnh viện trong những năm gần đây có triển khai nhiều thủ thuật nên sử dụng số lượng tăng. Mặt khác, Cefotaxim 1g qua 3 năm sử dụng đều là sản xuất trong nước như Fotacef, Medotaxim và thuốc nhập ngoại chủ yếu là ( của hãng Pharmaceutical Works Polpharma S.A – Ba Lan ), cùng nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế nhưng năm sử dụng 3 biệt dược khác nhau:(Betaksym, Bio taksym, Rigotacs) với đơn giá khác nhau, và đơn giá cao. Nên GTTT của Cefotaxim cao. Cần lưu ý khi lựa chọn thuốc trong điều trị để đảm bảo sử dụng hợp lý,hiệu quả, tránh lãng phí cho người bệnh.

- Nhóm Macrolid: Có 2 loại thuốc có GTTT cao là Azythromycin, Clathromicin 250 mg. Nhưng Clarithromycin tiêu thụ cao nhất . Mô hình bệnh tật tại bệnh viện trong 3 năm 2009 – 2011 tỉ lệ mắc bệnh hô hấp chiếm tỷ lệ cao, Clarithromycin đáp ứng tốt trong điều trị nhiễm trùng hô hấp trên và được sử dụng phổ cập nhiều, tuy nhiên đối với hàm lượng 250mg nhà cung ứng thực tế không đáp ứng được kịp thời. Do vậy Clarithromycin được sử dụng nhiều hơn. Sự lưa chọn Clathromycin 250 mg trong điều trị trong bệnh viêm loét dạ dày do HP (Helicobacter-Pylori) nên càng tiêu thụ lớn.

- Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viên không Steroid: Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt NSAIDs xếp thứ 2 về GTTT cao trong nhóm hạng A GTTT

khoảng 10,1% đến 12,7% (Bảng 3.13) so với tổng thuốc tiêu thụ cả năm. Nhóm này phân chia theo tác dụng dược lý gồm 4 nhóm nhỏ: (giảm đau, hạ sốt, NSAIDs; thuốc điều trị gút; thuốc chống thoái hóa khớp; thuốc khác).

+ Nhóm giảm đau, hạ sốt, NSAIDs có GTTT khoảng 8,4%, thuốc tiêu thụ cao nhất trong nhóm này gồm: Paracetamol dạng tiêm với biệt dược Paracethamol Bivid là thuốc giảm đau mạnh . Nên việc chỉ định kê đơn trong giảm đau mạnh thay thế Morphin cũng phù hợp với mô hình bệnh tật.

+ Nhóm thuốc khác gồm (Alpha chymotrypsin và Serratiopeptidase 10mg) tiêu thụ trong năm 2011 cao nhất khoảng 341,3 triệu đồng tương đương với 3,89% tổng GTTT cả năm.

+Nhóm chống thoái hóa khớp khá cao, thuốc chủ yếu của nhóm này là Glucosamin 250 mg GTTT năm sau đều cao hơn năm trước, GTTT năm 2010 so với năm 2009 là 163,1 triệu đồng tương đương với 236%. Năm 2011 GTTT tăng so với năm 2010 là 62,6 triệu đồng tương đương với 26,9%.(Bảng 3.9)

Theo thông báo tháng12/2009 và tháng 04/2011 của trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

Glucosamin tác dụng điều trị bệnh lý về xương khớp chưa rõ ràng

Alpha chymotrypsin và Serratiopeptidase có tác dụng chống viêm, giảm phù nề và long đàm chưa có tác dụng rõ ràng.

Do đó việc kê đơn những thuốc này ở GTTT cao không phù hợp, cần xem xét cân nhắc khi kê đơn để tránh lãng phí cho người bệnh.

-Nhóm tim mạch: Phân chia theo tác dụng dược lý gồm có 6 nhóm thuốc (Bảng 3.10) (thuốc chống đau thắt ngực, thuốc chống loạn nhịp, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc điều trị suy tim, thuốc hạ lipid máu, thuốc khác). Trong các nhóm này có 3 nhóm thuốc có GTTT cao: thuốc chống đau thắt ngực, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc hạ lipid máu. Trong 3 năm 2009-2011 GTTT mỗi năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Thuốc chống đau thắt ngực năm 2011

tăng 230,9% so với năm 2010, thuốc điều trị cao huyết áp năm 2010 tăng 106,9% so với năm 2009, thuốc hạ lipid máu năm 2010 tăng 71,9% so với năm 2009. Năm 2011 thuốc chống đau thắt ngực GTTT tăng 230,9% so với tổng GTTT năm 2010. Nhìn chung GTTT thuốc trong nhóm này đều tăng cao do bệnh nhân tới khám và điều trị tại bệnh viện số lượng ngày càng đông chủ yếu là đối tượng BHYT (trên 35.000 thẻ), nên các đối tượng này là những người lớn tuổi, mất sức, về hưu. Bệnh tim mạch, lipid máu cao thường gặp trong những đối tượng này nhiều, hơn nữa thuốc điều trị trong những bệnh nhân này phải uống liên tục thường xuyên có kiểm soát. Do đó việc kê đơn trong nhóm này tăng là phù hợp. Nhóm thuốc khác trong nhóm tim mạch chiếm tỷ trọng từ 6,14% trong 2 năm 2009,2010 và tăng lên 7,04% (tương đương 618,4 triệu) với tổng GTTT năm 2011 nhưng tập trung chủ yếu các dạng dung của Piracetam, Ginko biloba.

4.2 Cơ cấu tiêu thụ theo phương pháp ABC

Theo phương pháp ABC: Phân chia thành 3 hạng: A,B,C (Bảng 3.13)

Các thuốc được tiêu thụ cao tập trung vào nhóm hạng A chiếm 75,5% so với tổng GTTT cả năm.

Phân chia theo tác dụng dược lý các nhóm thuốc có GTTT cao nhất trong nhóm hạng A: Chủ yếu nhóm thuốc điều trị KST, chống nhiễm khuẩn GTTT cao khoảng 34,7% so với tống giá trị tiêu thụ cả năm. Nên việc kê đơn cũng phù hợp theo phân tích trên.

Nhóm thuốc giảm đau kháng viêm GTTT cao thứ 2 khoảng 11,4% so với tổng GTTT cả năm.(Bảng 3.13)

Nhóm thuốc nguồn gốc Dược liệu có GTTT cao thứ 3 khoảng 9,1% so với tổng GTTT cả năm.

Nhìn chung việc kê đơn của các nhóm này có GTTT cao là phù hợp, đã phân tích ở (Mục 4.1).

 So sánh tiêu thụ thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An và Bệnh viện Nhi Trung Ương: [14]

So sánh nhóm thuốc điều trị KST, chống nhiễm khuẩn GTTT cao nhất trong hạng A năm 2009:

Bệnh viện đa khoa Tân Kỳ GTTT cao nhất khoảng 39,59% (Bảng 3.13 và Hình 3.15).

Bệnh viện Nhi Trung Ương GTTT tiêu thụ cao nhất trong nhóm A khoảng 44,6% (Bảng 3.16 và Hình 3.13) [14].

GTTT nhóm thuốc này của Bệnh viện đa khoa Tân Kỳ thấp hơn so với Bệnh viện Nhi TƯ. Do số mặt hàng kháng sinh trong hạng A của Bệnh viện Tân Kỳ là 7 mặt hàng, trong đó chỉ có 1 mặt hàng ngoại (Cefotaxim 1g) (Balan), 6 mặt hàng nội còn lại đơn giá thấp. Vì vậy GTTT thấp.

Số mặt hàng kháng sinh trong hạng A Bệnh viện Nhi Trung Ương là 22 mặt hàng (Bảng 3.17) [14] chủ yếu là thuốc ngoại nhập nên đơn giá cao. Do đó, GTTT của Bệnh viện Bệnh viện Nhi Trung Ương cao hơn Bệnh viện đa khoa Tân Kỳ.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng tiêu thụ thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Tân Kỳ từ

năm 2009-2011.

Bệnh viện thực hiện tốt qui định của BYT về lựa chọn thuốc trong điều trị, chỉ định ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước (73,6%),thuốc ngoại nhập (26,4%) (Bảng 3.1 và Hình 3.9).

Kê đơn thuốc sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng, thuốc của các doanh nghiệp Dược trúng thầu tại Bệnh viện (Công ty xuất nhập khẩu Y tế Domesco, công ty cổ phần Dược Hậu giang,Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương II...) đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP).

Các mặt hàng thuốc qua công tác đấu thầu, nên giá cả thuốc trong mỗi năm đều tương đối ổn định.

Không có dấu hiệu lạm dụng kháng sinh(34,7%) (bảng 3.8 và hình 3.10), vitamin(5,6%) ( Bảng 3.13 và Hình 3.15) là không đáng kể.

2. Chi phí thuốc tiêu thụ từ năm 2009 đến năm 2011 theo phương pháp ABC.

Bệnh viện sử dụng thuốc tương đối phù hợp với mô hình bệnh tật, tuy nhiên nhóm thuốc điều trị KST chống nhiễm khuẩn GTTT(34,7%) ( Bảng 3.8 và Hình 3.10) cao nhất so với tổng giá trị tiêu thụ cả năm. Nhưng so sánh với các Bệnh viện khác mức tiêu thụ của nhóm này vẫn còn thấp hơn.

So sánh giá trúng thầu của một số thuốc kháng sinh trong nhóm hạng A cùng chủng loại qua mỗi năm chênh lệch nhau nhiều.(Phụ lục)

Một số loại thuốc thuộc nhóm thuốc hỗ trợ vẫn được tiêu thụ cao trong hạng A như : Glucosamin, Alpha chymotrypsin và Serratiopeptidase.(Bảng 3.9 và Hình 3.11), Piracetam trong nhóm khác của thuốc tim mạch.

50

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 1. Với công ty Dược

Các công ty Dược trong nước cần có kế hoạch trong công tác cung ứng thuốc kịp thời, đảm bảo đủ thuốc cho bệnh viện khi trúng thầu không để thiếu thuốc gián đoạn.

2. Với Bệnh viện huyện Tân Kỳ.

Bệnh viện cần xem xét cân nhắc việc kê đơn những thuốc nhóm hỗ trợ như đã nêu trên , chưa có tác dụng rõ ràng trong nhóm hạng A để giảm chi phí cho người bệnh, và sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả hơn.

Để có thêm thông tin về chi phí và hiệu quả sử dụng thuốc tại Bệnh viện cần triển khai thêm một số phương pháp phân tích khác: VEN, DDD....

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2008), Dược xã hội học, trường

đại học Dược Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2008), Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại cơ sở

khám chữa bệnh, Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT.

3. Bộ Y tế (2011), Qui định tổ chức hoạt động của Khoa Dược bệnh viện. TT 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011.

4. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở Y tế có

gường bệnh , TT số 23/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011.

5. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 31/2012/TT-BYT, Danh mục thuốc chủ

yếu và hướng dẫn hoạt động dược lâm sang trong Bệnh viện.

6. Bộ Y tế (2005), Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V, Quyết định số 17/2005/QĐ- BYT.

7. Bộ Y tế (2009), Dịch tễ dược học, NXB Y học. 8. Bộ Y tế (2007), Dược lý học tập 1, NXB Y học. 9. Bộ Y tế (2007), Dược lý học tập 2, NXB Y học.

10.Bộ Y tế (2008), Đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước

thuộc bộ Y tế giai đoạn 2008-2010

11.Bộ Y tế (2003), Pháp chế hành nghề dược, NXB Y học.

12.Bộ Y tế (2003), Quản lý và kinh tế dược, NXB Y học.

13.Nguyễn Đức Cảnh (2010), Xác định nhu cầu thuốc sử dụng tại Bệnh

viện tỉnh Hải Dương năm 2010, Luận văn tốt nghiệp dược sĩ, trường

14.Cục quản lý Dược Việt Nam (2009), Báo cáo tổng kết công tác dược năm 2008, triển khai kế hoạch năm 2009, ngày 23 tháng 06 năm 2009.

15.Cục quản lý dược Việt Nam (2006), Ngành dược Việt Nam- cơ hội và

thách thức trước thềm hội nhập WTO, ngày 27 tháng 06 năm 2006.

16.Huỳnh Hiền Trung (2012), Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng

cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện nhân dân 115, Luận án tiến sĩ dược học, trường Đại học Dược Hà Nội.

17.Nguyễn Hằng Nga (2009), Phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc tại một số

bệnh viện trong năm 2008, Luận văn Thạc sĩ Dược học, trường Đại học

Dược Hà Nội.

18.Nguyễn Thị Tâm (2008), Phân tích tình hình tiêu thụ thuốc tại một số

bệnh viện giai đoạn 2006- 2007, Luận văn Thạc sĩ Dược học, trường

Đại học Dược Hà Nội.

19.Trần Quốc Huy (2011), Khảo sát tình hình tiêu thụ thuốc tại Bệnh

viện đa khoa Trảng Bom- Đồng Nai từ năm 2008 đến 2010, Luận văn

dược sỹ chuyên khoa cấp 1.

20.Cao Minh Quang (2010), “ Tổng quan về đầu tư trong lĩnh vực dược-

thực trạng, cơ hội, thách thức và triển vọng”, Tạp chí dược học,

2010(8), tr.3-5

21.Tài liệu của chương trình hợp tác y tế Việt Nam Thụy Điển, Hội

đồng thuốc và điều trị, NXB Giao thông vận tải. TIẾNG ANH

22. IMS health market prognosis, Global pharmaceutical sales by region

2009, March, 2010.

23. IMS health reports, Pharmaceutical trends- top 10 therapeutic classes

Một phần của tài liệu Khảo sát cơ cấu thuốc tiêu thụ tại bệnh viện đa khoa huyện tân kỳ nghệ an từ năm 2009 đến 2011 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)