Nhóm halogen

Một phần của tài liệu Sách giáo viên hóa 10 cơ bản (Trang 67)

III thiết kế hoạt động dạy học –

nhóm halogen

A. Mở đầu

HS biết và hiểu :

– Cấu tạo nguyên tử, số oxi hoá của các halogen trong các hợp chất.

– Tính chất vật lí, hoá học cơ bản, ứng dụng và phơng pháp điều chế các halogen và một số hợp chất quan trọng của chúng.

– Vì sao halogen có tính oxi hoá mạnh.

– Nguyên nhân sự giống nhau về tính chất hoá học cũng nh sự biến đổi có quy luật tính chất đơn chất, hợp chất của các halogen.

– Nguyên tắc chung điều chế các halogen.

HS có kĩ năng :

– Quan sát, tiến hành làm một số thí nghiệm và giải thích hiện tợng các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm về tính chất hoá học, tính chất vật lí của halogen và hợp chất của chúng.

– Vận dụng những kiến thức đã học về cấu tạo nguyên tử, LKHH, độ âm điện, số oxi hoá và phản ứng oxi hoá - khử để giải thích một số tính chất của đơn chất và hợp chất của halogen.

– Viết PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học của đơn chất và hợp chất halogen. – Giải bài tập định tính và định lợng có liên quan đến kiến thức trong chơng. – Giáo dục lòng say mê, ý thức học tập, ý thức bảo vệ môi trờng.

 Một số điểm cần lu ý

– Halogen là nhóm nguyên tố đầu tiên đợc nghiên cứu sau khi HS học các lí thuyết chủ đạo (cấu tạo nguyên tử, BTH, định luật tuần hoàn, LKHH, phản ứng oxi hoá - khử...). Vì vậy cần dùng phơng pháp suy diễn (đi từ cái chung đến cái riêng) để dự đoán tính chất của đơn chất và hợp chất halogen.

– Khi nghiên cứu về flo, brom, iot có thể dùng phơng pháp loại suy (đi từ cái riêng biệt này đến cái riêng bịêt khác). GV cần hớng dẫn HS so sánh cấu tạo của clo với các halogen khác, từ tính chất hoá học của clo suy ra tính chất hoá học của các halogen khác.

– Trong các bài luyện tập, cần dùng phơng pháp so sánh, đối chiếu để thấy đợc sự giống và khác nhau về cấu tạo, tính chất các halogen và hợp chất của chúng đồng thời nêu bật đợc sự biến đổi có quy luật minh chứng cho những kiến thức đã học trong lí thuyết chủ đạo.

– Halogen và hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất, GV cần khai thác khía cạnh thực tiễn, gắn kiến thức khoa học với thực tiễn để HS thấy đợc ý nghĩa của việc học tập bộ môn.

Một phần của tài liệu Sách giáo viên hóa 10 cơ bản (Trang 67)