4. Ý nghĩa của luận văn
3.2.3. So sánh khả năng xử lý xốp giữa tinh dầu tự nhiên (chiết tách từ vỏ
cam, bưởi) và acetone
Để so sánh giữa khả năng xử lý xốp tại mức tối ưu của tinh dầu bưởi, cam (10ml/5g xốp) so với acetone, tôi đã sử dụng 10ml acetone để xử lý 5g xốp, kết quả xử lý được thể hiện dưới bảng số liệu sau:
Bảng 3.7: Kết quả xử lý xốp của acetone so với tinh dầu cam, bưởi
Lần nhắc lại Thời gian xử lý (phút)
Cam Acetone Bưởi
Nhắc lại 1 2,08 2,23 2,67
Nhắc lại 2 2,13 2,25 2,58
Nhắc lại 3 2,05 2,33 2,62
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Thời gian xử lý TB (phút)
Cam Axetone Bưởi
Hình 3.10. So sánh khả năng xử lý xốp của tinh dầucam,bưởi với acetone
* Nhận xét: Qua quá trình nghiên cứu, phân tích khả năng xử lý xốp của 3 loại nguyên liệu là: Tinh dầu cam, bưởi và acetone ta thấy:
+ Thời gian trung bình để xử lý hoàn toàn 5g xốp của acetone là 2,27 phút, trong khi đó tinh dầu cam chỉ mất 2,09 phút và tinh dầu bưởi cũng chỉ mất 2,62 phút. Qua đó ta thấy tinh dầu cam xử lý xốp tốt hơn so với tinh dầu bưởi và axeton.
+ Acetone có khả năng xử lý xốp nhưng nó lại là một hóa chất độc hại, nếu nồng độ acetone trong không khí quá cao, chỉ cần hít thở trong thời gian ngắn cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe như ói mửa, dị ứng da...Với nồng độ rất nhỏ (500-1000ppm) hơi acetone cũng gây kích thích niêm mạc của mũi, họng, có thể thở chậm, khó thở…Nếu bất cẩn vào mắt sẽ gây tổn thương giác mạc, ngứa, chảy nước mắt. Vì vậy, việc sử dụng acetone trong xử lý và tái chế xốp hiện nay vẫn còn hạn chế do chi phí cao và acetone là hóa chất độc hại cho con người cũng như sinh vật.
3.3. Nghiên cứu xử lý rác thải xốp bằng phương pháp sinh học sử dụng tinhdầu chiết tách từ vỏ quả cam, bưởi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường