Tình hình xử lý rác thải xốp trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách tinh dầu từ vỏ quả cam, bưởi và ứng dụng xử lý rác thải xốp (Trang 34)

4. Ý nghĩa của luận văn

1.2.2.Tình hình xử lý rác thải xốp trên thế giới và Việt Nam

1.2.2.1. Trên Thế giới

Rác thải xốp được xử lý theo một số công nghệ truyền thống như: phương pháp nhiệt phân, phương pháp đốt tuy nhiên trong quá trình xử lý làm phát sinh nhiều khí thải nguy hiểm cho sức khỏe con người như: CO2, H2S…

Gần đây, các nhà khoa học Ireland sử dụng một loại vi khuẩn để bẻ gãy các mạch của rác thải xốp, tạo ra một loại chất dẻo dễ phân huỷ sinh học. Giải pháp của Kevin OConnor, Đại học tổng hợp Dublin (Ireland) có thể giúp nước Mỹ tránh được việc phải chôn lấp khoảng 2,3 triệu tấn rác nhựa có nguồn gốc dầu mỏ này mỗi năm.

Xốp - một loại vật liệu làm từ polystyrene - chứa hydro và carbon, nhưng không phải ở dạng mà vi khuẩn có thể tiêu hoá được. Giới khoa học từng sử dụng vi

sinh vật để phân huỷ các hoá chất có mặt trong xốp, nhưng tới nay chưa ai có thể tạo ra một loại sản phẩm phụ có ích.

Để khiến vật liệu này dễ phân huỷ, nhóm của OConnor đã làm nóng xốp lên qua một quy trình đặc biệt có tên gọi pyrolysis - làm nóng chảy polystyrene ở nhiệt độ rất cao trong môi trường không ôxy để bẻ gãy các liên kết hoá học. Môi trường không ôxy nghĩa là không có sự cháy và phát thải. Trong quá trình đó, polystyrene trở thành styrene lỏng - một hợp chất carbon mà vi khuẩn có thể "chén".

1.2.2.2. Ở Việt Nam

 Rác thải xốp

Hộp xốp được sản xuất bằng công nghệ polyme hóa monomer styrene - một sản phẩm trong chế biến dầu lửa, tạo thành xốp là polystyrene (PS).

Chất xốp này chứa tới 95% không khí và chỉ chứa 5% polystyrene nên rất nhẹ. Ngoài PS, các hợp chất để làm hộp xốp còn có thể là: expanded polystyrene (EPS), polypropylene (PP), polyethylene terephthalate (PET). Trong số các vật liệu kể trên, PP chịu được nhiệt cao nhất từ 100 - 120 oC trong thời gian dài, trong khi ba loại còn lại không thích hợp cho đựng thức ăn nóng trên 100oC.

Mặc dù PS là vật liệu rất an toàn, nhưng các hóa chất để sản xuất PS (trong đó có styrene và ethylbenzene) là các chất có hại cho sức khỏe gây hiệu ứng thần kinh, ảnh hưởng tới chức năng gan, tụy. Nếu nguyên liệu dùng cho sản xuất PS không tốt thì hộp xốp còn có nguy cơ chứa cả các chất độc là kim loại nặng như chì và cadmium.

Ở Việt Nam: đa phần hộp xốp được tận dụng từ nhựa tái chế nên nguy cơ chứa các độc tố rất cao. Bản thân polystiren không độc hại, chất độc ở đây chính là các chất phụ gia mà nhà sản xuất thêm vào trong quá trình sản xuất, chẳng hạn như: Chất nhựa trộn vào làm chất keo và bột tan để ép khuôn không dính, và còn nhiều chất khác chưa được tìm thấy... Những chất này lưu lại trên hộp xốp, khi dính vào thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Sau khi sử dụng, các hộp xốp được thải ra môi trường gây ra vấn đề ô nhiễm rác thải xốp đang trở nên ngày càng nghiêm trọng. Do đó, các giải pháp sinh học xử lý rác thải xốp đang ngày càng được xã hội quan tâm.

Một số nghiên cứu về xử lý rác thải xốp

- Chế tạo keo dán gỗ kỵ nước từ xốp phế thải: Trần Đình Đại, sinh viên năm 3, Khoa công nghệ Hóa - Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao Su Bình Phước đã có sáng kiến tạo ra sản phẩm keo dán gỗ kỵ nước từ xốp phế thải. Nguyên liệu để làm ra keo dán gỗ kỵ nước bao gồm: xốp, máy ép, cân kỹ thuật, các hóa chất thiết yếu… Cách làm là chuẩn bị hai miếng ván ép và ván dán cộng với những mẫu xốp phế thải được hòa tan trong dung dịch axeton và etylaxetat với tỷ lệ thích hợp. Các vật dụng đó được cho thử nghiệm với 2 mẫu: Mẫu 1 (ván ép) sau khi trộn kỹ các chất liên quan rồi được cho vào khuôn tạo mẫu tiêu chuẩn, ép trên máy ép trong thời gian 7 phút. Khi áp lực 800 Psi (5,5 Mpa - đơn vị đo) và nhiệt độ trong khuôn 800C là có thể thu được tấm gỗ kích thước 20 x 20 cm.[14]

- “Tái chế xốp bằng tinh dầu thực vật” – Đề tài của Hà Thúc Tiến và Đoàn

Phạm Phước học sinh trường Chuyên Quốc học Huế đã nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp hòa tan xốp bằng tinh dầu chiết xuất từ vỏ cam, quýt. Bước đầu đã cho kết quả cao, xốp bị hòa tan nhanh chóng khi được tiếp xúc với tinh dầu vỏ cam, quýt.

- Kết quả nghiên cứu ban đầu của đề tài nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên “Xử lý rác thải xốp bằng tinh dầu cam, quýt” do Ths. Trần Thị Phả hướng dẫn cho kết quả tương đối khả quan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách tinh dầu từ vỏ quả cam, bưởi và ứng dụng xử lý rác thải xốp (Trang 34)