Cố định khung bè

Một phần của tài liệu Giao trình Chuẩn bị bè nuôi hàu - MĐ02- Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương (Trang 55)

3.1. Xác định hướng dòng chảy

Xác định hướng dòng chảy dựa vào con nước thủy triều. Thời điểm triều xuống là thời điểm di chuyển xuôi theo dòng chảy. Thời gian xác định con nước thủy triều căn cứ vào lịch thủy triều theo vùng tại các địa phương.

3.2. Xác định hướng gió

Hướng gió có tác động một phần đến di chuyển lồng bè nuôi. Di chuyển ngược gió làm cản trở quá trình kéo của tàu và tăng tải trọng. Cần căn cứ vào mùa gió để có phương pháp và sử dụng công suất tàu kéo phù hợp với tải trọng của lồng bè và sức cản của gió.

Hình 2.3.2: Cố định lồng bè nuôi theo hướng gió và dòng chảy 3.3. Cố định bè nuôi bằng neo

3.3.1. Neo

Một cụm ô lồng (10 ô) thường dùng 4  6 neo xuống đáy biển để cố định

cụm bè không bị trôi dạt, neo thường dùng là neo hàn loại 50kg. Loại neo này nhẹ nhưng có độ bám tốt, kéo neo lên dễ dàng mỗi khi chuyển bè. Phương thả neo trùng với phương của dòng chảy và hướng sóng gió hoặc dùng cọc gỗ bằng gỗ bạch đàn hay gỗ táu dài 2 – 3m, đường kính 80 – 90mm, đóng sâu vào nền đáy mềm cách mặt đáy 50cm.

Hình 2.3.3: Các loại neo phổ biến đang sử dụng 3.3.2. Dây neo

Dây neo là dây nilon hoặc dây bằng sợi cước, đường kính dây neo 32 

35mm. Tuỳ theo độ sâu, lưu tốc dòng chảy, kích thước bè và chất đáy, dây neo

có thể dài từ 50  100m, dọc dây neo treo thêm các cục đá 15  20 kg để cho

dây chìm, đỡ cản tàu thuyền đi lại làm đứt dây neo.

Hình 2.3.4: Dây neo bằng sợi cước

Một bè nuôi hàu Thái Bình Dương diện tích khoảng 80-100m2 thường

dùng 4  6 neo xuống đáy biển để cố định cụm bè không bị trôi dạt hoặc dùng

cọc neo nơi có nền đáy mềm có thể đóng được cọc neo (hay gọi là đóng lọc). Neo thường dùng là neo hàn loại 50kg. Loại neo này nhẹ nhưng có độ bám tốt, kéo neo lên dễ dàng mỗi khi chuyển bè. Phương thả neo trùng với phương của dòng chảy và hướng sóng gió.

Hình 2.3.5: Nút buộc neo Hoặc sử dụng nút thắt cổ

Hình 2.3.6: Nút thắt cổ Cột các dây phụ vào cọc, gốc cây

trên bờ bằng nút thuyền chài.

Hình 2.3.8: Cố định dây neo vào khung lồng bè

3.4. Cố định bè nuôi bằng cọc gỗ (lọc gỗ)

Cọc neo sử dụng cọc gỗ bạch đàn hay gỗ táu đường kính 80 - 90mm, dài 3,5- 4,5m tùy thuộc vào nền đáy. Coc gỗ được đóng sâu vào nền đáy cách mặt đáy 0,5m.

Dây neo được cố định vào cọc neo tính từ đầu cọc neo xuống 1/3 chiều dài của cọc, dây neo Ø32 - Ø35.

Hình 2.3.9: Đóng cọc neo

Một phần của tài liệu Giao trình Chuẩn bị bè nuôi hàu - MĐ02- Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương (Trang 55)