Thực hiện theo dõi và xử lý trong quá trình bảo quản

Một phần của tài liệu Giáo trình Cấp đông, bao gói, bảo quản nhuyễn thể chân đầu đông lạnh - MĐ06- Chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh (Trang 84)

Nhiệt độ bảo quản càng thấp càng tốt vì độ ẩm tương đối sẽ cao và sản phẩm ít bị cháy lạnh. Nhiệt độ bảo quản đông ở nước ta được qui định là - 200C , dao dộng nhiệt độ cho phép là ± 2o

C.

Trong quá trình bảo quản nhiệt độ kho bảo quản phải ổn định và luôn giữ vững ở mức thấp, không lên xuống bất thường gây nên hiện tượng rã đông và tái kết tinh chậm ở sản phẩm, làm ảnh hưởng xấu đến cơ cấu sản phẩm.

Nhiệt độ phải giống nhau ở các vị trí trong kho, nếu không sản phẩm bị bốc hơi liên tục và mau cháy lạnh.

Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ không khí trong kho, cứ 2 giờ kiểm tra một lần và ghi nhật ký. Tốt nhất là lắp đặt nhiệt kế tự ghi sẽ cập nhật được sự dao động của nhiệt độ trong kho 24/24h.

Nếu nhiệt độ không đạt yêu cầu thì ghi sổ, báo với người phụ trách để tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Hình 6.1. Nhiệt kế chỉ nhiệt độ không đạt

Hình 6.2. Nhiệt kế chỉ nhiệt độ đạt yêu cầu

Nguyên nhân nhiệt độ không đạt yêu cầu, lên xuống bất thường:

- Do hệ thống lạnh chạy không đảm bảo kỹ thuật

- Kho đang ở giai đoạn xả đá, thường định kỳ xả đá là 6 tiếng/lần - Do hệ thống quạt gió hỏng

- Để sản phẩm chưa qua cấp đông trong kho hoặc để sản phẩm chưa cấp đông đạt nhiệt độ tâm sản phẩm – 18o

c - Đồng hồ tự ghi bị sai hoặc hư hỏng - Do mất điện

- Hàng nhập vào khối lượng quá nhiều - Cửa kho có bị đóng mở nhiều

- Người làm việc trong kho

- Có khe nứt ở tường hoặc lớp cách nhiệt hỏng

Cách xử lý:

- Định kì, xả đá (tuyết) trên dàn lạnh.

- Khi xả đá tránh tuyết rơi xuống phải phủ bạt lên thành phẩm . Sau đó chuyển tuyết và nước ra ngoài kho

Lưu ý: định giờ xả đá nên chỉnh cho trùng với những lúc tải lạnh thấp, thường về ban đêm.

Hình 6.3. Dàn bay hơi bị đóng tuyết

- Nếu đồng hồ chỉ nhiệt độ liên tục cao hơn nhiệt độ qui định 1oC ( > - 17oC ) trong thời gian 2h ( không phải do xả đá, xuất nhập thành phẩm ) công nhân vận hành phải báo cáo cho Ban quản đốc phân xưởng biết để kịp thời khắc phục.

- Nếu máy nén chưa chạy đúng công suất, bộ phận cơ điện sẽ điều chỉnh để tăng nhiệt độ kho đến mức qui định.

- Nếu kho đang trong giai đoạn xả đá thì theo định kỳ nhiệt độ sẽ tự động ổn định trở lại.

- Khi khối lượng hàng nhập quá nhiều làm ảnh hưởng đến nhiệt độ kho, cần yêu cầu bộ phận cơ điện chạy lạnh nhanh để kho bảo quản đông nhanh chóng đạt nhiệt độ.

- Cần nhanh chóng báo với cán bộ quản lý để khắc phục các khe nứt ở vách kho ảnh hưởng đến nhiệt độ kho.

- Tắt bớt đèn và hạn chế cho người vào kho lạnh làm việc đến khi nhiệt độ ổn định và đạt yêu cầu

- Nên hạn chế mở cửa kho, cần đóng kín cửa kho thời điểm này

- Hàng tháng kiểm tra và hiệu chuẩn nhiệt kế tự ghi. Mỗi tuần thay giấy vẽ biểu đồ nhiệt độ 1 lần.

- Nếu mất điện lưới thì báo ngay tổ cơ điện cho chạy máy nổ kịp thời

Chú ý:

Trong thời gian này tạm thời ngừng xuất hàng ra hay nhập hàng vào. Chỉ được mở cửa kho sau khi nhiệt độ kho đạt – 18o

c

3.2. Theo dõi và xử lý mất điện

Trường hợp 1: Nếu do mất điện lưới thời gian < 8 giờ

- Không được nhập hoặc xuất sản phẩm.

- Không mở cửa kho để tránh mất nhiệt trong kho.

- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ kho(khoảng 60 phút/lần) - Ghi nhật ký kho

Cách ghi nhật ký:

+ Ghi rõ thời gian mất điện từ giờ đến giờ + Ca nào (ca 1 hoặc ca 2... )

+ Ngày tháng năm + Nguyên nhân

+ Ghi nhiệt độ kho của mỗi lần kiểm tra (khoảng 60 phút/lần)

Trường hợp 2: Nếu mất điện lưới trong khoảng thời gian > 8 giờ

- Không được nhập hoặc xuất sản phẩm. - Không mở cửa kho để tránh mất nhiệt

- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ kho(khoảng 15 – 30 phút/lần)

- Phải kiểm tra ngẫu nhiên nhiệt độ tâm sản phẩm ở các vị trí khác nhau trong kho.

- Báo với người phụ trách và đề ghị chạy máy phát điện hoặc xem xét việc di chuyển sản phẩm tạm thời.

- Ghi nhật ký kho liên quan đến kho và sản phẩm trong thời gian xảy ra sự cố.

Cách ghi nhật ký:

+ Ghi rõ thời gian mất điện từ giờ đến giờ + Ca nào (ca 1 hoặc ca 2... )

+ Ngày tháng năm + Nguyên nhân

+ Biện pháp xử lý

+ Ghi nhiệt độ kho của mỗi lần kiểm tra ( khoảng 15 – 30 phút/lần ) + Ghi nhiệt độ tâm sản phẩm ở các vị trí khác nhau trong kho sau khi kiểm tra ngẫu nhiên

3.3. Theo dõi và xử lý hàng trong kho

Theo dõi và kiểm tra

Theo dõi và kiểm tra hàng trong kho thường xuyên: + Nhiệt độ sản phẩm

+ Bị đổ ngã + Cháy lạnh

+ Kém phẩm chất

+ Thành phẩm không còn dùng được nữa + Vi sinh vật

+ Côn trùng

+ Kiểm soát hàng tồn trữ

Cách xử lý:

- Thường xuyên kiểm tra,theo dõi nhiệt độ sản phẩm tại các vị trí. Nếu tại một vị trí nào đó nhiệt độ tâm sản phẩm lớn hơn – 18o

c thì:

+ Báo với người phụ trách và cùng tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục.

+ Trường hợp xếp sản phẩm không đúng nguyên tắc thông gió thì cho xếp lại.

+ Trường hợp nhiệt độ kho tăng thì phải thường xuyên theo dõi và đảm bảo nhiệt độ kho đạt – 20o

c ± 2. Cách ghi nhật ký:

+ Ghi rõ thời gian kiểm tra, kiểm tra tại vị trí nào + Ca nào (ca 1 hoặc ca 2... )

+ Ngày tháng năm + Nguyên nhân

+ Biện pháp xử lý - Hàng bị đổ ngã

Xử lý theo thứ tự:

+ Chuyển tất cả sản phẩm bị đổ ngã ra ra ngoài kho

+ Kiểm tra và thay thùng carton nếu thùng bị rách, rơi vãi sản phẩm.

+ Kiểm tra số lượng + Ghi sổ theo dõi

+ Chất sản phẩm vào kho lại + Lập lại thẻ kho

+ Vẽ lại sơ đồ kho Cách ghi nhật ký:

+ Ghi rõ thời gian kiểm tra, kiểm tra tại vị trí nào + Ca nào (ca 1 hoặc ca 2... )

+ Ngày tháng năm + Nguyên nhân

+ Biện pháp xử lý

- Sản phẩm bị cháy lạnh, kém phẩm chất, không còn dùng được nữa: đem ra ngoài kho, cần thanh lý kịp thời.

- Kiểm soát hàng tồn kho:

+ Thực hiện theo nguyên tắc: Giữ mức tồn kho thấp nhất trong không gian hẹp nhất với thời gian ngắn nhất.

+ Luân chuyển tồn kho: hàng vào trước ra trước.

+ Đảm bảo khôn có mặt hàng nào dự trữ quá ít gây trở ngại cho kinh doanh, sản xuất.

+ Đảm bảo không có mặt hàng nào dự trữ quá nhiều gây tốn kém + Phân liệu hàng để xác lập ưu tiên quản lý

+ Phát hiện bất kỳ sự hư hỏng, mất mát hay lỗi thời nào ngay khi nó xảy ra.

- Ngăn chặn chốt bọ có các biện pháp: + Loại bỏ sản phẩm rơi vãi

+ Lắp lưới cản

4. Vệ sinh và khử trùng dụng cụ, thiết bị

- Vệ sinh cá nhân và vệ sinh dụng cụ, thiết bị theo quy định (tham khảo MĐ01-2)

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Câu hỏi 1. Nêu được mục đích và yêu cầu kỹ thuật của công việc công việc theo dõi nhiệt độ và sản phẩm trong kho?

Bài tập 1. Thực hành theo dõi và xử lý được các sự cố xảy ra trong quá trình bảo quản.

Bài tập 2. Thực hành theo dõi nhiệt độ kho bảo quản đông.

C. Ghi nhớ

- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ kho bảo quản đông. Nhiệt độ không khí trong kho phải ổn định.

Bài 7. XUẤT SẢN PHẨM Mã bài: MĐ06-07 Mục tiêu

-Nêu được các bước trong qui trình xuất sản phẩm -Kiểm soát được số lượng hàng xuất kho

-Thực hiện sắp xếp sản phẩm trên xe lạnh -Rèn luyện tính nhanh nhẹn, cẩn thận, tuân thủ.

A. Nội dung 1. Mục đích

- Hàng được đưa ra ngoài xuất khẩu hay tiêu thụ trên thị trường. - Tạo khoảng trống trong kho để nhập hàng mới vào.

2. Yêu cầu

- Lấy sản phẩm đúng vị trí qui định trong kho. - Giao hàng đúng số lượng

- Đảm bảo sản phẩm đúng chủng loại, quy cách, chất lượng, và còn hạn sử dụng.

- Giao hàng đúng người

- Thao tác vận chuyển hàng nhẹ nhàng, nhanh, gọn, sạch

- Thực hiện tốt và đầy đủ các công việc trong qui trình xuất hàng:

Một phần của tài liệu Giáo trình Cấp đông, bao gói, bảo quản nhuyễn thể chân đầu đông lạnh - MĐ06- Chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)