Nghệ thuật trần thuật

Một phần của tài liệu Chiến tranh trong tiểu thuyết Xuân Đức (Qua hai tác phẩm Cửa gió và Bến đò xưa lặng lẽ) (Trang 110)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.4. Nghệ thuật trần thuật

3.4.1. Khái niệm trần thuật

Trần thuật, theo Từ điển thuật ngữ văn học, “là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật” [45; 364]. Trần thuật không chỉ là lời kể mà còn bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời ghi chú của tác giả. Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, bộc lộ cách lý giải cuộc sống từ cách nhìn riêng và cá tính sáng tạo của tác giả.

Trần thuật là một phương thức nghệ thuật đặc trưng của tác phẩm tự sự. Trong tiểu thuyết, trần thuật tập trung vào số phận một hoặc nhiều cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó, sự trần thuật ở đây được triển

khai trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách. Với đặc điểm đó, trần thuật trong tiểu thuyết là một phương diện thi pháp đặc trưng của thể loại. Trần thuật tồn tại với nội dung trần thuật và hình thức trần thuật, vì vậy khi nghiên cứu tiểu thuyết, không thể không chú ý đến điểm nhìn trần thuật.

Điểm nhìn là: “vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn bởi nó thể hiện sự chú ý tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống. Sự thay đổi của nghệ thuật bắt đầu từ thay đổi điểm nhìn” [45; 113]. Điểm nhìn chính là vị trí mà nhà văn đứng quan sát thế giới và phản ánh lại trong tác phẩm. Nói như M. Bakhtin “cái lập trường mà xuất phát từ đó câu chuyện được kể, hình tượng được miêu tả hay sự việc được thông báo”. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng của sáng tạo nghệ thuật, nó thể hiện đặc điểm của chủ thể sáng tạo trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật, đồng thời cung cấp cho độc giả một phương diện để nhìn sâu vào cấu tạo nghệ thuật, để nhận ra đặc điểm phong cách ở trong đó. Có thể nói không có điểm nhìn thì không có sáng tạo nghệ thuật, do vậy việc lựa chọn và tổ chức điểm nhìn trần thuật có ý nghĩa rất lớn đối với một tác phẩm văn học.

3.4.2. Nghệ thuật trần thuật của Xuân Đức trong tiểu thuyết

Xem xét điểm nhìn trần thuật trong hai cuốn tiểu thuyết Cửa gió và

Bến đò xưa lặng lẽ của Xuân Đức dưới góc độ sự kiện và góc độ trường nhìn,

chúng tôi thấy có điểm nhìn gần sự kiện, có cả điểm nhìn cách xa sự kiện, đan xen điểm nhìn ngoài và điểm nhìn trong là sự luân phiên thay đổi điểm nhìn.

Hai cuốn tiểu thuyết của Xuân Đức, nhà văn đều chú ý xây dựng người trần thuật ngôi thứ ba, dưới hình thức người kể chuyện (do tác giả sáng tạo ra), lời trần thuật ở đây mang tính khách quan hóa và trung tính. Người trần thuật chứng kiến câu chuyện và kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách riêng của

mình, tuy nhiên lời trần thuật ở đây thể hiện hai giọng có hấp thu lời nhân vật. Trong phát ngôn người trần thuật cùng lúc có cả lời trực tiếp và cả những lời suy tư gián tiếp của nhân vật, nó thể hiện sự đối thoại với ý thức của cùng một đối tượng miêu tả. Chọn kiểu trần thuật này cho phép tác giả di chuyển điểm nhìn trần thuật và tạo nên tính chất “đa thanh” trong ngôn ngữ trần thuật. Ở cả hai cuốn tiểu thuyết đều có sự luân phiên thay đổi điểm nhìn. Chính vì thế, ý nghĩa tư tưởng tác phẩm cũng như cách nhìn nhận hiện thực cuộc sống và con người của nhà văn Xuân Đức sâu sắc, khách quan, chân thực và toàn vẹn hơn.

Nhà văn Xuân Đức có sự dịch chuyển điểm nhìn vào nhiều nhân vật, để mỗi nhân vật tự nói lên quan điểm và thái độ của mình và cho các ý thức cùng có quyền phát ngôn. Trong Cửa gió Chính ủy Trần Vũ, một người Hà Nội, nói về mảnh đất và người Vĩnh Linh: “người dân giới tuyến lúc nào cũng nặng trịch trên vai sứ mệnh của đất nước... sức lực con người kì diệu biết bao” [29]. Trong khói bom hủy diệt của chiến tranh, Trần Vũ vẫn thấy những người phụ nữ Vĩnh Linh ngọt lịm trong điệu hò mái nhì, tay thoăn thoắt cấy lúa đêm trên đồng ruộng, xung quanh “bãi hố bom dày đặc” mà “những cây lúa vẫn được cắm rất thẳng hàng” [29]. Từ hiện tại điểm nhìn Trần Vũ xê dịch về quá khứ cách đây “hơn mười năm” về trước, về câu chuyện lá cờ Việt Nam tung bay trên bờ Bắc và người chiến sĩ công an gác cột cờ ấy. Mỹ - Ngụy thật “điên cuồng và ngốc nghếch” dám uy hiếp và thách thức người dân Vĩnh Linh, thách thức dân tộc Việt Nam, một dân tộc một khi đã dùng máu mình để tắm lên sắc cờ và giương cao ý chí để cho nhân loại thấy niềm kiêu hãnh lớn lao ấy thì thử hỏi còn có bạo lực nào khuất phục được? Từ đó người đọc thấm thía, cuộc chiến đấu ở chiến trường Bắc Quảng Trị thật “khốc liệt biết dường nào, gian khổ biết dường nào, mà cũng cảm động thiêng liêng biết dường nào” [29]. Cũng từ điểm nhìn của nhân vật Trần Vũ mà gia đình ông Chẩn bố Lợi, đại diện tiêu biểu gia đình Vĩnh Linh ưu tú, từ Bố đến con đều giống y

hệt nhau cái đặc điểm, lầm lũi, ít nói, chỉ hành động và thôi thúc người khác hành động: “Không hiểu sao cứ nhìn vào ánh mắt của người bố ấy, mình sẵn sàng hy sinh không cần một lời trăng trối. Và mình tin chắc chắn rằng không một thế lực phản động nào đè bẹp nổi chúng ta” [29; 158].

Trong cảm quan của người chiến sỹ trẻ Lợi, chiến trường là những cuộc chiến đấu bất thường và khốc liệt, trong đó anh nhận ra sự cao cả của lẽ sống, của niềm tin và của cả sự hi sinh: “mỗi một người ngã xuống, dù không kịp để lại một lời trối trăng, cũng đã nâng những người đang sống cao hơn một bậc” [29]. Và anh cũng xót xa khi nhận ra trong cuộc chiến đấu vì Vĩnh Linh thân yêu rất đỗi vinh quang này vẫn tồn tại trong đội ngũ “có kẻ bỏ trốn. Kẻ đó dù chỉ là con số một, nhưng là một vết thương, đau nhoi nhói cơ thể của đoàn quân” [29].

Quyền một năm bị địch bắt cũng chẵn một năm vắng bóng lá cờ trên cầu Hiền Lương, anh ngỡ mình đã chết xuống âm phủ hết một đời người. Nay anh đã sống lại, sống lại thực chứ không phải mơ bởi anh được nhìn thấy lá cờ tổ quốc tung bay trong gió, lá cờ cháy bâng khuâng như một lời thề nguyện. Với Quyền con sông Bến Hải là máu thịt, là tâm hồn là lẽ sống trong anh “con sông Bến Hải hiền từ miệt mài đổ nước ra cửa biển nhà anh…Nơi đó tối tối anh vẫn thuyền ra mép nước, hét hò căng buồm nhổ neo. Sáng sáng anh về, áo quần đầm sệt hơi nước mặn, khoang thuyền chật chội cá, tôm. Vợ anh chạy ra, con Cần chạy ra... Làng xóm đổ ra đầy bãi. Người xách lưới, người khiêng cá, tíu tít rộn ràng. Ôi, cái bãi, máu thịt, nước mắt và tình yêu của anh” [30]. Chiến trường Bắc Quảng Trị từ điểm nhìn của Giôn-rít, viên sĩ quan già người Mỹ: “Người Mỹ đã đưa cuộc chiến tranh ở Việt Nam lên đến nấc thang chưa từng thấy. Tướng Oét - mô - len đã huy động tới hơn một triệu hải quân. Những cuộc “tìm diệt” tiến hành ráo riết. Bom ném ra tận Hà Nội, Hải Phòng. Vậy mà ngay đến cửa ngõ này thôi, thị xã Đông Hà vẫn bị đánh

tới bảy mươi trận trong vòng bảy mươi tư ngày. Khe Sanh đang bị vây chặt” [29; 92]. Với viên tướng già lão luyện này, con người Vĩnh Linh thật là gan góc, họ không sợ chiến tranh, sức chịu đựng của họ thật là đáng khâm phục, tuy họ nhỏ bé nhưng khó mà vượt qua được họ.

Như vậy với sự dịch chuyển điểm nhìn vào nhiều nhân vật, để mỗi nhân vật tự nói lên quan điểm và thái độ của mình, nhà văn không chỉ cho ta thấy rõ hơn sự khốc liệt của chiến tranh, mà còn cho thấy lòng dũng cảm cũng như vẻ đẹp tâm hồn con người Vĩnh Linh trong chiến tranh.

Ở Bến đò xưa lặng lẽ, điểm nhìn chính từ nhân vật hồn ma Khảm. Qua cái nhìn của Khảm, các nhân vật xuất hiện đều là những con người bất toàn. Chiến tranh không chỉ là vị ngọt của chiến thắng, không chỉ là âm vang hào sảng của khúc ca thắng trận, mà còn là vị đắng, còn những khuất lấp mà nó để lại trong tâm hồn mỗi con người dù đã lùi khá xa. Do vậy mà con người ở tác phẩm này, tâm hồn họ có cả “rồng phượng lẫn rắn rết”, có cả “thiên thần và ác quỷ”.

Cùng với việc luân phiên điểm nhìn, tiểu thuyết Xuân Đức còn sử dụng phương thức trần thuật mang tính cá thể hóa rất cao, đó là hình thức người trần thuật xưng “tôi” là nhân vật chính Khảm. “Tôi” là nhân vật chính đồng thời cũng là nhân vật trung tâm trong chính câu chuyện của mình. Nghĩa là tự kể chuyện mình với tất cả những cảm nhận, lí giải của một người trong cuộc. “Lúc này, câu chuyện được kể trở thành câu chuyện về một cái “tôi” cá nhân cụ thể nào đó bởi lẽ cái “tôi” rất riêng ấy là nhân chứng duy nhất của những sự kiện được kể” [87; 34]. Đây được xem là phương thức trần thuật hiệu quả nhất để “khám phá con người bên trong con người” [5]. Để nhân vật tự soi vào chính mình, nhân vật “tôi” đã chuyển tải một cách chân thành và đầy đủ nhất diễn biến tâm tư, tình cảm của mình đến người đọc. Chính vì “tôi” là nhân vật kể chuyện đặc biệt nên câu chuyện không nương theo sự tác động

của hoàn cảnh chiến tranh, mà xung đột gián tiếp thông qua “lời biện minh, bào chữa đầy chủ quan của các nhân vật, giống như sự đổ lỗi ngụy biện để che đậy những thẳm sâu trong cõi mênh mông của suy nghĩ con người” [106]. Như vậy có thể nói việc luân phiên các điểm nhìn, chính là một cách lạ hóa trần thuật, giúp nhà văn đưa ra nhiều chính kiến, nhiều quan điểm khác nhau về chiến tranh, và số phận con người tạo nên đối thoại kịch tính trong tác phẩm, giúp tác giả dẫn dắt người đọc đến những khám phá tột cùng về thế giới xung quanh, giúp độc giả thấy được hiện thực chiến tranh và hình ảnh con người trong và sau chiến tranh với tất cả những góc cạnh đa chiều và ngổn ngang của nó.

Tóm lại hai cuốn tiểu thuyết của Xuân Đức mặc dù vẫn viết theo lối tự sự truyền thống nhưng bắt đầu có ý thức đổi mới rất rõ nét. Tư duy trần thuật thay đổi trong việc tạo ra cách kể mới “cảm thương hóa, tâm linh hóa”, tạo ra nhiều điểm nhìn và luân phiên thay đổi điểm nhìn trần thuật. Việc đổi mới các phương thức trần thuật góp phần làm mới nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Xuân Đức, cũng như làm mới nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. Đồng thời nó cũng giúp chủ thể sáng tạo bộc lộ tư tưởng, quan điểm của mình một cách linh hoạt và trực tiếp thông qua việc tạo ra các điểm nhìn đa dạng khác nhau…

3.5. Nghệ thuật kết cấu và tổ chức ngôn ngư

3.5.1. Nghệ thuật kết cấu

Kết cấu tác phẩm văn học là toàn bộ tổ chức phức tạp, độc đáo, sinh động và gợi cảm của tác phẩm văn học dưới sự chi phối của một quan niệm nghệ thuật nhất định. Trong một tác phẩm kết cấu đảm nhiệm các chức năng hết sức đa dạng: Triển khai, trình bày cốt truyện hấp dẫn; cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả; bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm đồng thời tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một

hiện tượng thẫm mỹ. Điều này cho thấy kết cấu chính là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của tác phẩm và khẳng định tài năng sáng tạo của nhà văn. Trong tiểu thuyết viết về chiến tranh, kết cấu là một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật phản ánh hiện thực chiến tranh. Tuy nhiên ở mỗi tác phẩm nhà văn lựa chọn một kiểu kết cấu phù hợp với ý đồ nghệ thuật của mình.

Xuân Đức cũng vậy. Trong Cửa gió nhà văn chọn kiểu kết cấu dồn nén sự kiện để tái hiện hiện thực cuộc chiến trên miền đất lửa Vĩnh Linh. Do vậy mà cuộc chiến đấu cam go, căng thẳng của quân và dân Vĩnh Linh trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hiện lên chân thực, sinh động với tất cả sự khốc liệt và những bất thường của nó. Mở đầu tác phẩm là cảnh bom đạn chiến tranh đến từ làng biển Vĩnh Linh, để rồi không gian yên bình của làng quê trắng một trời khăn tang. Và cứ thế các trận đánh nối tiếp nhau làm nên mạch của cốt truyện: mở màn là trận Dốc Miếu, tiếp đó là trận càn bằng xe tăng của địch mà tiểu đoàn 47 phải đương đầu, rồi cả khí thế chiến đấu của quân và dân ta trong trận đánh máy bay địch ở cao điểm 74 ở tập một cho ta thấy tính dữ dội của chiến tranh. Rồi trận đánh ấp An Nha, đến trận tiêu diệt xe tăng địch ở trên mặt đất, cao điểm 28, rồi cả trận càn của Mỹ nhằm lấp sông Bến Hải, cảnh máy bay B5 dội bom dữ dội nhất xuống đất Vĩnh Linh ở tập hai. Kết thúc là cảnh sau một lúc B52 của Mỹ vần vũ trên bầu trời để trút cho bằng hết tất cả bom đạn mang trong lòng nó. Vĩnh Linh vật vã trong bom đạn, để rồi sau đó là một “Vĩnh Linh lặng ngắt trong cảm giác bàng hoàng… ngọn lửa được thỏa thuê tỏa sáng, không cần sự vụng trộm, bao che” [30].

Kiểu kết cấu này đã diễn tả được tính chất căng thẳng, khốc liệt của cuộc chiến, cho thấy cuộc chiến đang diễn ra với nhịp độ khẩn trương, liên tục, cứ đánh xong chỗ này, lại sang chỗ khác, các nhân vật liên tục hành động để đối phó với kẻ thù. Đặc biệt cách kết thúc truyện của Xuân Đức như một

“vĩ thanh” kiểu kết thúc mở, tạo dư ba trong lòng bạn đọc về tính chất khốc liệt một thời của mảnh đất đầu cầu tuyến lửa này. Kết cấu dồn nén sự kiện là kiểu kết cấu khá đặc trưng của Cửa gió. Dẫu đôi chỗ còn hạn chế, song Xuân Đức đã đem đến cho bạn đọc một ấn tượng khó quên.

Nếu trong Cửa gió Xuân Đức sử dụng kiểu kết cấu dồn nén sự kiện để tái hiện hiện thực cuộc chiến trên miền đất lửa Vĩnh Linh, thì 20 năm sau nhà văn sử dụng kết cấu đồng hiện để tái hiện chính mảnh đất và con người miền “cửa gió” ấy trong Bến đò xưa lặng lẽ.

Đồng hiện trong tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, theo Lê Huy Bắc: “được dùng như một kĩ thuật kết cấu tiểu thuyết nhằm giảm bớt những quy chiếu của không gian trong thời gian lịch sử “bằng cách” gợi nhớ lại các biến cố và hành động đồng thời mà không trình bày mối quan hệ nhân quả của chúng” [7]. Đồng hiện là kiểu kết cấu được Xuân Đức sử dụng chủ yếu trong

Bến đò xưa lặng lẽ, nhà văn tổ chức song song các bình diện thời gian hiện tại

và quá khứ trong mạch trần thuật của tác phẩm, theo đó những không gian xa cách nhau được đặt kề nhau theo một mối liên hệ logic chặt chẽ.

Mở đầu truyện là khung cảnh không gian và thời gian hiện tại, rồi từ

Một phần của tài liệu Chiến tranh trong tiểu thuyết Xuân Đức (Qua hai tác phẩm Cửa gió và Bến đò xưa lặng lẽ) (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w