Nghệ thuật dựng truyện

Một phần của tài liệu Chiến tranh trong tiểu thuyết Xuân Đức (Qua hai tác phẩm Cửa gió và Bến đò xưa lặng lẽ) (Trang 81)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.1.1. Nghệ thuật dựng truyện

Cửa gió và Bến đò xưa lặng lẽ thể hiện những điểm nhấn nghệ thuật

độc đáo của Xuân Đức, phản ánh chân thực và sâu sắc đất và người Vĩnh Linh - Quảng Trị, vùng đất giới tuyến chia đôi đất nước đằng đẵng 21 năm từ cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ, đến thời hòa bình. Trong mỗi trang văn của ông ta thấy mồ hôi, nước mắt cực nhọc của người dân Quảng Trị, thấm cả máu của một thời đất nước chia hai. Xuân Đức kể về những cuộc đối chọi mất còn từ ý thức hệ của cả một thời đại đến góc khuất suy tư của tâm hồn con người… Tác phẩm của Xuân Đức dễ đến với đông đảo công chúng độc giả và công chúng độc giả cũng không gặp khó khăn khi tiếp cận tác phẩm của ông, một trong những lý do dẫn đến điều này là nhờ vào sự chăm chút của nhà văn về cốt truyện.

Tiểu thuyết Xuân Đức vẫn thuộc loại hình tiểu thuyết có cốt truyện rõ ràng. Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và phát triển của tính cách nhân vật. Cốt truyện là sợi dây liên kết các mối quan hệ của nhân vật, tổ chức, sắp xếp các sự việc diễn ra trong đó, bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Từ sau 1975, nhất là những năm đổi mới, thực tiễn văn học đã theo sự chi phối chung của quy luật thời bình, nghiêng về thể tài thế sự đời tư và do vậy tiểu thuyết đa dạng hơn trong nội dung phản ánh, phong phú hơn trong nghệ thuật diễn đạt, tự do hơn ở cách thức dựng truyện, bên cạnh những cốt truyện giàu kịch tính là những cốt truyện giàu tâm trạng. Cửa gió và Bến đò xưa lặng lẽ của Xuân Đức một mặt kế thừa và phát

triển những đặc trưng của cốt truyện truyền thống, mặt khác đã tiếp cận với tiểu thuyết hiện đại thế giới để làm nên những nét độc đáo, người đọc tiếp cận ngỡ như quen mà rất lạ, lạ mà như đã quen ở đâu đó rồi. Cốt truyện ở hai cuốn tiểu thuyết này xoay quanh những con người và số phận của họ trong và sau chiến tranh trên một vùng quê nghèo nhưng là vùng đất anh hùng, vùng đất tuyến lửa Vĩnh Linh - Quảng Trị.

Cửa gió kể về cuộc chiến đấu ngoan cường, tuy gian lao, vất vả mà

oanh liệt, vẻ vang của quân và dân Vĩnh Linh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhà văn đã khắc họa rất sinh động hình ảnh người dân Vĩnh Linh - Quảng Trị sống hết mình với lí tưởng và sự nghiệp chung của cộng đồng. Hơn một nghìn trang gồm hai tập với nghệ thuật dựng truyện độc đáo, vừa truyền thống vừa hiện đại, cốt truyện phát triển theo tuyến tính, giàu tính kịch, rõ ràng lớp lang và logic. Tiểu thuyết Cửa gió vừa tràn đầy âm hưởng sử thi chứa đựng một dung lượng hiện thực rộng lớn khái quát từ năm 1965 đến 1969, vừa có những tính chất “giải sử thi” hiện đại. Nhưng trên hết tác phẩm đã thể hiện thành công cuộc chiến đấu oanh liệt bất khuất của nhân dân Vĩnh Linh ở nơi đối đầu của lịch sử dân tộc.

Trong Bến đò xưa lặng lẽ, vẫn là đất và người Quảng Trị trong và sau chiến tranh nhưng điểm nhấn ở đây Xuân Đức đặc biệt đi sâu vào thể hiện những dư chấn tâm hồn do chiến tranh để lại qua số phận các nhân vật chính. Từ quan sát của Khảm ở phiên tòa hôm nay, để rồi hoài niệm cùng những cảm nghĩ về một vùng đất và con người Quảng Trị trên cõi trần, để rồi hiện tại cùng quá khứ cứ đan cài trong nỗi day dứt ân hận khôn nguôi. Số phận con người với những gì mà dư chấn chiến tranh để lại trong tâm hồn họ như những vết thương khó lành, đầy ám ảnh. Đúng như Nguyễn Đình Thi đã nói: “Trong chiến tranh, chúng ta như đi giữa cơn bão lửa thổi trên mặt đất…” [97].

Nếu Cửa gió có cốt truyện giàu kịch tính thì Bến đò xưa lặng lẽ mang chiều sâu tâm trạng, chất suy tư chiêm nghiệm thể hiện đậm nét trong mỗi tâm hồn con người. Do vậy hiện thực cuộc sống hiện lên chân thực với tất cả những phức tạp, ngổn ngang, bộn bề vốn có của nó. Những điều đang xảy ra và đã xảy ra lồng vào nhau chạy dọc xuyên suốt tác phẩm, các sự kiện trong chiến tranh và thời hậu chiến đan cài, song hành với nhau hình thành nên xương sống của Bến đò xưa lặng lẽ, tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

3.1.2. Nghệ thuật tạo dựng tình huống và xung đột

3.1.2.1. Các kiểu tình huống ở hai cuốn tiểu thuyết

Tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đó chứa đựng một tình thế bất thường của quan hệ đời sống. Tại sự kiện ấy bản chất của nhât vật hiện hình sắc nét và cũng tại sự kiện ấy ý tưởng của tác giả bộc lộ trọn vẹn.

Trong sáng tác văn học nói chung, nếu cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh từ những diễn biến của cuộc sống và những xung đột xã hội một cách nghệ thuật thì tình huống truyện giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng cốt truyện. Tình huống bộc lộ nét độc đáo trong nghệ thuật biểu hiện của một tác phẩm văn học, tình huống còn thể hiện sâu sắc ý nghĩa tư tưởng mà nhà văn muốn nói đến. Mặt khác tình huống còn làm cơ sở cho sự phát triển xung đột. Hai cuốn tiểu thuyết Cửa gió và Bến đò xưa lặng

lẽ cho thấy Xuân Đức rất có ý thức tìm kiếm và xây dựng tình huống, từ đây

làm bộc lộ tính cách và tâm lí nhân vật. Xuân Đức chú ý cả ba dạng tình huống: tình huống hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức. Các kiểu tình huống này đan xen, song hành, nối tiếp để dẫn dắt cốt truyện từ mở đầu đi đến kết thúc.

Cửa gió dựng nên cảnh huống hành động giàu kịch tính, đó là cuộc

đụng độ của quân và dân Vĩnh Linh với đế quốc Mỹ, để rồi cuộc chiến có tính chất khốc liệt hiện lên sinh động với tất cả sự dữ dội, bất thường của nó. Toàn

bộ người dân Vĩnh Linh Quảng Trị đương đầu với sự hủy diệt chưa từng thấy nơi miền đất lửa này. Trận đánh nối tiếp trận đánh, mở màn là trận Dốc Miếu, tiếp đó là trận càn bằng xe tăng của địch mà tiểu đoàn 47 phải đương đầu, rồi cả khí thế chiến đấu của quân và dân ta trong trận đánh máy bay địch ở cao điểm 74 ở tập 1, cho ta thấy tính dữ dội của chiến tranh. Rồi trận đánh ấp An Nha, trận tiêu diệt xe tăng địch ở trên mặt đất, cao điểm 28, rồi cả trận càn của Mỹ nhằm lấp sông Bến Hải... Cuộc đọ sức của hai tuyến thép giữa ta và địch cứ giằng co quyết liệt. Xuân Đức đã thành công khi xây dựng tình huống hành động, để rồi tính chất khốc liệt ngày một gia tăng của cuộc chiến hiện lên sinh động và giàu kịch tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc.

Trong Bến đò xưa lặng lẽ Xuân Đức không dùng tình huống hành động để mô tả trận đánh giữa ta và địch mà để mô tả những mâu thuẫn âm ỉ nhưng dữ dội của con người trong và cả sau khi chiến tranh kết thúc. Ở đây cuộc đối đầu địch - ta gần như lùi xuống bình diện phụ, làm nền cho cuộc đối đầu những người cùng tuyến. Đôi bạn thân Lương, Li cùng lớn lên bên nhau trong cùng một ngôi làng nghèo đói. Lương nghe lời mách bảo bản năng của tình cảm, bị lầm vào bến mê của thánh đường Thiên Chúa giáo, rồi gặp Khảm, cô lại rơi vào bến mê của tình yêu bên Bến đò Hói Cụ, vừa tham gia hoạt động cách mạng, vừa bí mật sinh con. Vì sự nghiệp cũng cả vì danh dự của cá nhân mà Lương dứt bỏ đứa con ruột của mình, rồi vì quyền lực mà khiến hai người bạn thân đã phải lìa xa nhau, thậm chí có người bỏ đơn vị, quay lưng lại với cách mạng. Hành động Li nhận nuôi bé Linh cho Lương lúc đầu xuất phát từ tình bạn cao đẹp, sau đó là vì tức giận, đi đến hận thù, tức chí mà nuôi con, tức chí mà phấn đấu cho hơn bạn của mình. Khảm vì không nhận con nên đến lúc chết vẫn là một oan hồn không thanh thản với những việc mình làm lúc còn sống. Đọt thực sự là một anh hùng, thế nhưng cuộc đời anh là một chuỗi dài bi kịch, với những oan sai này, nối tiếp oan sai khác. “Bến đò xưa lặng lẽ

của Xuân Đức nêu lên tính phức tạp của những con người, ở một vùng đất giáp ranh của hai chiến tuyến. Những số phận trớ trêu, những oan khuất không thể lường trước được, những bi kịch đau thương được mô tả hết sức chân thực, cho thấy chiến tranh không hề là hiện thực giản đơn, không chỉ có niềm tin và hào quang chiến thắng, chiến tranh còn có thể làm biến dạng nhân cách, làm tan rã cá tính, làm tan nát các mối quan hệ xã hội, đến mức không còn một điều gì, không còn một ai nguyên vẹn sau chiến tranh” [76].

Bên cạnh tình huống hành động, Xuân Đức còn tạo dựng tình huống tâm trạng trong cả hai cuốn Cửa gió và Bến đò xưa lặng lẽ.

Thông thường trong văn học trước 1975 người lính trước khi ra trận ý thức một điều rằng, trong trận đánh mình phải đánh cho thật tốt, với khí thế xung trận hừng hực, với quyết tâm sắt đá, với ý chí đánh một trận “sạch không kình ngạc”. Còn văn học sau 1975 ngược lại, người lính trước khi ra trận là cả một tâm trạng ngổn ngang, bừa bộn những trăn trở suy tư “biết đâu ngày mai”, chẳng hạn như trong tiểu thuyết Chu Lai (Khúc bi tráng cuối

cùng, Ăn mày dĩ vãng)… Tiểu thuyết của Xuân Đức cũng vậy. Trong Cửa gió, nhân vật Lợi khi lần đầu tiên được lệnh vượt sông đi trinh sát chuẩn bị

cho trận Dốc Miếu, “Lợi, và những chiến sĩ của anh hồi hộp bởi vì lần đầu tiên vào ấp, lần đầu tiên sẽ tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn xa lạ, những con người thuộc chiến tuyến bên kia. “Rồi sẽ ra răng đây? Anh có cảm giác như sắp bước vào một thế giới khác. Nó chông chênh ngỡ ngàng y như dạo còn bé, lần đầu tiên được theo chị Thảo vô nhà thờ lớn Di Loan” [29; 160]. Nhân vật Vũ Nam Khang từng đấu tranh dữ dội giữa đầu hàng hay là chết mà nguy cơ nghiêng về sự đầu hàng nhiều hơn. Hay nỗi chán nản trong lòng Tùng trước đêm đánh ấp An Nha sau nghe câu chuyện của Chính ủy Trần Vũ về Hoan, về sự đổi thay của người con gái anh yêu, “lòng anh đột ngột lạnh đi, trơ ra như phiến đá phơi trần suốt đêm sương giá… Một cảm

giác mệt mỏi, ngao ngán xâm chiếm cõi lòng anh. Biết rằng trạng thái tinh thần ấy không có lợi cho cuộc chiến đấu sắp xảy ra nhưng anh không sao xua đuổi được. Đêm ấy thật chán nản. Sao trời và cảnh vật cứ trơ ra vô duyên và thừa thải” [30; 277]. Đây là sự đổi mới trong tiểu thuyết viết về chiến tranh của Xuân Đức, người chiến sỹ trước giờ súng nỗ tâm trạng rất đời thường. Tình huống tâm lí tô đậm thêm tính cách mỗi nhân vật trong Cửa gió, chiến

tranh như một “dung dịch thử màu” để rồi mỗi con người đi qua chiến tranh hiện rõ bản ngã của mình.

Chiến tranh quả là một cuộc kiểm nghiệm nghiêm khắc đối với con người, sàng lọc mọi giá trị con người. Tâm trạng Lương trong Bến đò xưa

lặng lẽ đau khổ dằn vặt khi tình vợ chồng không thành, tình mẹ con vuột mất

trong tầm tay vì chính chị vứt bỏ tất cả. Li vì hận thù quyết hơn thua với bạn trong mọi lĩnh vực, từ vấn đề chồng con, đến đường công danh, chị đã lên đến đỉnh cao của bậc thang danh vọng, nhưng luôn trăn trở dằn vặt về một thời đã qua, không một chút thảnh thơi trong tâm hồn. Khảm cho đến lúc chết, trở thành người của cõi âm rồi mà tâm hồn luôn dằn vặt sám hối, xót xa ân hận, cay đắng khổ đau: “Tôi có tình yêu, có khát vọng, tại sao suốt đời lúc nào cũng vụng trộm” [33; 210]. Từ tình huống tâm lí, nảy sinh tình huống nhận thức. Trong Bến đò xưa lặng lẽ, đó là lúc mỗi nhân vật sống với chính mình, nhìn nhận lại bản thân để rồi chiêm nghiệm về lẽ sống cuộc đời. Cái chết của Khảm, Li mới sực tỉnh để nhìn nhận lại chính mình, một quá khứ cuộn lên, xáo trộn. Li bắt gặp lại từng quãng đời mình, cái ngày thơ ngây khao khát sống, cái ngày cực nhọc, ê chề nhưng quyết vùng vẫy để vượt qua, rồi cái khi uất ức, phẫn chí, cái khi cắn răng nhấn chìm bao dục vọng để nín thở vượt lên, trở nên một cán bộ mẫu mực, một người phụ nữ sắt đá. Không phải lúc nào Li cũng hãnh diện với con đường đi của mình. Thực lòng, đã không ít lần chị giật mình nhận ra mình không còn là mình nữa… Nội tâm các nhân vật

trong tiểu thuyết Xuân Đức chất chứa những xung đột, thậm chí có phần gay gắt, mất phương hướng, khiến người đọc dễ chìm sâu vào thế giới nội tâm ấy để cùng băn khoăn, cùng tâm sự cùng giải bày chia sẻ. Chính nghệ thuật tạo dựng tình huống độc đáo như vậy của Xuân Đức trong hai cuốn tiểu thuyết này tạo nên các kiểu xung đột và cách giải quyết xung đột rất hợp logic, thể hiện sự từng trải, chiêm nghiệm và một tâm hồn đa đoan, nhạy cảm, trăn trở về thân phận con người của Xuân Đức.

3.1.2.2. Các kiểu xung đột và cách giải quyết của tác giả

Xung đột có vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi tác phẩm văn học, nó là biểu hiện của sự khám phá nhất định đối với những xung đột của một thời đại được biểu hiện ở những dạng thức khác nhau, có xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh; giữa tình cảm và lí trí, nghĩa vụ; có xung đột giai cấp, xung đột dân tộc... M. Gorki cho rằng “xung đột bao giờ cũng là linh hồn của một tác phẩm nghệ thuật”. Khrapchenkô cũng đã từng xác định “cơ sở cấu trúc của tác phẩm văn học là xung đột trong sự biểu hiện nghệ thuật của nó, cũng như trong việc lựa chọn xung đột, trong việc thể hiện xung đột dưới hình thức thể hiện khá rõ những yếu tố tư tưởng của sáng tác”. Xung đột nghệ thuật luôn thể hiện quan niệm, tình cảm và tư tưởng và phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn.

Có thể thấy, trong cả hai cuốn tiểu thuyết Cửa gió và Bến đò xưa lặng

lẽ, Xuân Đức đã tạo dựng và thể hiện xung đột mang tính thời đại sâu sắc. Đó

là kiểu xung đột địch - ta trong Cửa gió, được giải quyết bằng sự chiến thắng giòn giã của quân và dân Vĩnh Linh trên chiến trường. Xuân Đức còn dành cho Thảo, nhân vật nữ của mình những phút giây giằng xé nội tâm sau một thời gian dài sống thiếu sự chở che, bảo bọc của chồng, nhất là từ khi chị gặp gỡ với Tùng, chàng trai pháo binh phong trần đã cứu và nuôi dưỡng con gái chị suốt mấy tháng trời… Những khao khát mang tính bản năng và sức trẻ

trung trỗi dậy, “đang muốn lật nghiêng, lật ngửa cuộc sống của chị xô đẩy chị đi tới một bến bờ thực mạo hiểm” [30; 120]. Đó còn là mâu thuẫn xung đột nội tâm trong từng nhân vật Lương, Li, Khảm, Đọt… ở Bến đò xưa lặng lẽ, được giải quyết bằng việc chứng thực sự vẹn nguyên hài cốt liệt sĩ Khảm. Câu chuyện bắt đầu bằng phiên toà kinh thiên động địa xét xử một bọn phạm nhân chia xương xẻ cốt liệt sĩ, nhằm trục lợi cá nhân. Trong phiên tòa lúc ấy có Khảm, một anh hồn liệt sĩ mà di cốt hiện đang bị hại nay hiện hồn về chứng

Một phần của tài liệu Chiến tranh trong tiểu thuyết Xuân Đức (Qua hai tác phẩm Cửa gió và Bến đò xưa lặng lẽ) (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w