trong cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính
3.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực và phẩm chất của kiểm toán viên Về phía Nhà nước:
Về phía Nhà nước:
thị trường như hiện nay. Ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy về kiểm toán trong đó có nhấn mạnh vai trò quyên hạn và trách nhiệm đối với các KTV, các tổ chức và hội nghề nghiệp.
- Phải xây dựng, quy hoạch và có chiến lược đào tạo bồi dưỡng KTV theo các giai đoạn 5, 10, 15 năm và chiến lược lâu hơn nữa. Bên cạnh đó phải xây dựng nội dung chương trình đào tạo kiến thức cho phù hợp trong từng thời kỳ, từng đối tượng, theo tường mục tiêu kiểm toán hay tổ chức kiểm toán.
- Nhà nước cần mở rộng tăng cường năng lực và vai trò hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp, tăng cường chất lượng hoạt động của Hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán, Hội đồng Quốc gia về kế toán, các chuyên gia kế toán, kiểm toán, các KTV hành nghề.
- Nhà nước cần phải đảm bảo cho các công ty kiểm toán cũng như các KTV có được sự cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, nâng cao năng lực và thế mạnh của các công ty kiểm toán trong nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực kiểm toán. Nhà nước cũng cần nhanh chóng thừa nhận một chức danh nghề nghiệp của chuyên gia kiểm toán nếu không muốn nghề nghiệp kiểm toán bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới
Về phía và trường, các tổ chức đào tạovà các công ty kiểm toán:
Xác định loại hình đào tạo hợp lý: chất lượng kiểm toán nói chung và chất lượng KTV nói riêng phụ thuộc rất lớn vào loại hình đào tạo. Do vậy việc xác định loại hình đào tạo hợp lý sẽ nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra còn có các chuẩn để có được chứng chỉ một KTV thực thụ (bằng cấp, kinh nghiệm công tác, sát hạch chuẩn quốc gia... )
Các trường đại học, học viện thuộc khối kinh tế nơi đào taọ căn bản bước đầu làm nền cho việc lập nghề kiểm toán, cung cấp nguồn nhân lực cho các công ty kiểm toán cần mở chuyên ngành đào tạo kiểm toán. Trên thực tế trong những năm qua đào tạo về kiểm toán chỉ là bước đầu trong khối chuyên sâu của kế toán nên chưa phù hợp với những nhà kiểm toán chuyên nghiệp do vậy cần thiết phải có một giáo trình độc lập về kiểm toán nhằm cung cấp cho sinh viên những cái nhìn từ tổng quan đến hệ thống về ngành kiểm toán và nghiệp vụ kiểm toán đi kèm là những môi trường thực tiễn cho sinh viên thực hành cũng như phong phú các loại tài liệu để tạo điều kiện cho sinh viên có thể đối chiếu so sánh nâng cao khả năng tư duy.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo kiểm toán và các công ty kiểm toán nhằm định hướng, giúp sinh viên kiểm tóan bước đầu làm quen với môi trường kiểm toán để có thể nhận biết được quy trình làm việc cũng như khả năng tác nghiệp.
Phát huy vai trò, chức năng và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán, kiểm toán và hội nghề nghiệp. Cần xác định phân nhiệm rõ ràng vai trò chức năng và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như của hội nghề nghiệp trong việc xây dựng chế độ, chính sách và các quy định khác về tiêu chuẩn tuyển dụng theo từng ngạch bậc cũng như việc thường xuyên kiểm tra khảo sát năng lực, nghiệp vụ của đội ngũ KTV.
Cần thành lập các trung tâm bồi dưỡng chuyên sâu về kiểm toán. Hiện nay đối với kiểm toán nhà nước cũng đã thành lập trung tâm bồi dưỡng về kiểm toán và đã có những kết quả khả quan ban đầu. Ngoài ra Hội kế toán Việt Nam cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan (Bộ tài chính, bộ tư pháp, các công ty kiểm toán...), và quốc tế để thuận lợi trong việc cập nhật kiến thức cho đội ngũ KTV.
tư vấn bằng những kế hoạch cụ thể có hệ thống và dài hạn đối với đội ngũ KTV của công ty (đào tạo tại chỗ, gửi đào tạo trong và ngoài nước, kiểm tra sát hạch trình độ nội bộ.. ), thực hiện các chính sách liên kết đào tạo, liên kết thực hành với các công ty cũng như các tổ chức nghiệp vụ uy tín.
Tăng cường kiểm soát chất lượng bên trong công ty kiểm toán và tăng cường các thủ tục phát hiện gian lận trong chương trình kiểm toán.
KẾT LUẬN
Qua 19 năm hình thành và phát triển ngành kiểm toán độc lập, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực của Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán, các doanh nghiệp kiểm toán,... hệ thống văn bản pháp lý về kiểm toán độc lập đã đi vào cuộc sống và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc phát triển cả về quy mô và chất lượng dịch vụ; thực hiện mục tiêu góp phần công khai, minh bạch BCTC của các doanh nghiệp, tổ chức; lành mạnh môi trường đầu tư; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí tài sản; Phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả công tác quản lý và điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nước ta với xuất phát điểm còn thấp xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới về kiểm toán nên cần phải nổ lực nhiều để nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán xứng đáng là: “quan tòa công minh của quá khứ, người dẫn dắt cho hiện tại và người cố vấn sáng suốt cho tương lai”.
Em hy vọng đề án này sẽ đóng góp một khía cạnh nào đó để hoạt động kiểm toán nước ta ngày càng hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin cảm ơn Ts.Nguyễn Thị Hồng Thúy đã tận tình giúp đỡ em thực hiện đề án này.