trong cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính
3.2.1 Hiệu chỉnh, bổ sung, nghiên cứu ban hành mới các chuẩn mực kiểm toán 1 Đẩy nhanh tiến độ soạn thảo và lấy ý kiến về việc dự thảo luật kiểm toán
3.2.1.1 Đẩy nhanh tiến độ soạn thảo và lấy ý kiến về việc dự thảo luật kiểm toán độc lập.
Luật KTĐL phải quy định chặt chẽ hơn về điều kiện thành lập và hoạt động của DN kiểm toán, điều kiện để cấp chứng chỉ kiểm toán viên, điều kiện hành nghề kiểm toán... quy định về các nguyên tắc kiểm toán, nội dung kiểm toán, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của DN kiểm toán, của kiểm toán viên hành nghề và các điều bị nghiêm cấm, hạn chế để đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ và tính độc lập của ngành nghề này. Những nội dung này là hết sức cần thiết, nhằm điều chỉnh các hành vi của DN kiểm toán, kiểm toán viên trong suốt quá trình hoạt động. Đó cũng là tiêu chí, điều kiện để cơ quan quản lý nhà nước giám sát chất lượng đối với ngành nghề này. Lĩnh vực kiểm toán mang tính chất dịch vụ chuyên ngành, hoạt động kiểm toán cũng có những điều kiện riêng và đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý. Mặt khác hoạt động kiểm toán có phạm vi ảnh hưởng khá rộng, không chỉ cơ quan quản lý nhà nước sử dụng báo cáo kiểm toán mà còn các tổ chức, DN và công chúng đầu tư. Việc ban hành khuôn khổ pháp lý cao, chặt chẽ, sẽ tạo điều kiện cho công tác giám sát chất lượng, phòng ngừa những thiệt hại cho nền kinh tế cũng như cho các DN, các nhà đầu tư.
Dự án Luật KTĐL gồm 7 Chương với 69 Điều, được Bộ Tài chính xây dựng trên cơ sở tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực tế sau 19 năm hoạt động kiểm toán, kế thừa những quy định còn phù hợp trong các văn bản pháp luật hiện hành, bổ sung những quy định cần thiết để đảm bảo cho hoạt động kiểm toán độc lập vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa phù hợp với xu hướng phát triển hoạt động kiểm toán độc lập trong tương lai.
Bộ Tài chính xác định, quan điểm chỉ đạo và nguyên tắc xây dựng Luật KTĐL phải đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, nhất là Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bảo hiểm, pháp luật về Hội. Đồng thời giải quyết các vấn đề đặt ra mà các luật này chưa quy định hoặc quy định chưa phù hợp với hoạt động kiểm toán độc lập như: Quy định về đối tượng kiểm toán bắt buộc, tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề, vị trí, vai trò của Hội nghề nghiệp, quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm toán độc lập...
Bên cạnh đó, Luật KTĐL được xây dựng trên cơ sở tham khảo có chọn lọc nội dung các quy định pháp lý về kiểm toán hiện hành của các nước trong khu vực và trên thế giới, phù hợp với các cam kết của Việt Nam và tiến trình hội nhập giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới. Bộ Tài chính đã tổ chức nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước có hệ thống quản lý hoạt động kiểm toán độc lập hiệu quả, tiến bộ (như Singapore, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...). Đúc kết những bài học mà Việt Nam có thể áp dụng được.
Có thể thấy, việc ban hành Luật KTĐL sẽ nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động DN kiểm toán, cấp chứng chỉ kiểm toán viên và các biện pháp nhằm nâng cao năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán. Hơn thế nữa, hiện nay trong cam kết quốc tế (WTO, ASEAN...), lĩnh vực dịch vụ kiểm toán đã mở cửa không hạn chế, theo đó các DN Việt Nam có thể sử dụng dịch vụ kiểm toán của quốc tế, mặt khác các DN kiểm toán của Việt Nam, các kiểm toán viên Việt Nam cũng có cơ hội cung cấp dịch vụ ra bên ngoài. Việc ban hành Luật KTĐL sẽ xác lập vị trí pháp lý tương đồng với quốc tế nhằm thúc đẩy hội nhập trong lĩnh vực này, đồng thời có đầy đủ quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hành vi.
Về các hành vi vi phạm và hình thức xử lý vi phạm hành chính về KTĐL (Chương VII) là quy định rất cần thiết để ngăn ngừa và có cơ sở xử lý các sai phạm, tuy nhiên nên quy định trong 1 văn bản Nghị định dưới Luật cho tương đồng với các Luật khác. Đặc biệt các hành vi vi phạm (Điều 74) phải rất đồng bộ và khớp đúng với biện pháp xử lý vi phạm cho từng hành vi (Điều 75->80)…
Các giải pháp cụ thể: Trong văn bản pháp luật cũng như chỉ đạo thực tiễn cần: - Mở rộng thị trường dịch vụ kiểm toán, bằng cách tăng thêm đối tượng kiểm toán bắt buộc báo cáo tài chính và các dịch vụ kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính...
- Nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện KTV; nâng cao chất lượng đào tạo và tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ KTV; tổ chức thêm các kỳ thi KTV trong 1 năm; tổ chức thi vào thời gian thích hợp và ổn định các kỳ thi trong năm...
- Tăng cường các biện pháp quản lý hành nghề kiểm toán; thực hiện kiểm soát chất lượng chặt chẽ, thường xuyên hơn; xử lý kịp thời; chặt chẽ các sai phạm nghề nghiệp và sai phạm về đạo đức nghề nghiệp...
- Luật hóa vai trò của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán; Nhà nước hỗ trợ Hội phát triển và tăng cường quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa cơ quan Nhà nước và tổ chức nghề nghiệp trong quản lý hành nghề kiểm toán độc lập.
- Mở rộng quan hệ hợp tác Quốc tế, trước hết đối với các tổ chức nghề nghiệp như Liên đoàn kế toán Quốc tế (IFAC), tổ chức Quốc tế khu vực (CAPA, AFA), các tổ chức nghề nghiệp như ACCA, CPA Australia, ICPAS, MIA...); các tổ chức tài chính Quốc tế (WB, ADB, EU...) nhằm hỗ trợ việc duy trì và phát triển nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam phù hợp thông lệ kế toán Quốc tế, được khu vực và Quốc tế thừa nhận...
- Soạn thảo và ban hành các Chuẩn mực kế toán mới mà Việt Nam chưa ban hành (Như chuẩn mực 32, 39, 07...); cập nhật chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành phù hợp với chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS); ban hành các tài liệu hướng dẫn chuẩn mực kế toán.
- Soạn thảo và ban hành lại các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Quốc tế mới ban hành lại có hiệu lực từ 15/12/2009; ban hành chuẩn mực về đào tạo kế toán viên chuyên nghiệp, chuẩn mực kiểm soát chất lượng (ISQC 1)...
- Về phía Hội nghề nghiệp về kiểm toán cần xây dựng và phổ cập các tài liệu đào tạo và hướng dẫn thực hành kiểm toán (như Chương trình kiểm toán mẫu kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán dự án công trình...)
- Giải pháp cuối cùng và quan trọng hơn cả là có cơ chế tạo tập được đội ngũ cán bộ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước cũng như Hội nghề nghiệp phải say mê nghề nghiệp, tâm huyết, có năng lực và chuyên cầu, có lòng tự trọng dân tộc...để thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên.