Tđbô1 Tđbộ2
* * * * * * *
A 1 2 3.... n-2 n-1 n B
Kết cấu thời gian một chuyến đi bằng phương tiện VTHKCC như sau: T = tđb1 + tđb2 + tcđ + tpt + tk
Trong đó
tđb1, tđb2 : Thời gian HK từ nhà tới tuyến giao thông và từ tuyến giao thông tới đích.
tcđ : Thời gian hành khách chờ đợi phương tiện. tpt : thời gian hành khách đi bằng phương tiện. tk : Thời gian khác.
Việc rút ngắn thời gian chuyến đi của hành khách chính là rút ngắn thời gian từng thành phần thời gian cấu thành nên toàn bộ thời gian chuyến đi.
-Thời gian đi bộ tđb1: Thời gian đi bộ xác định bằng tỉ số giữa quãng đường đi bộ và vận tốc đi bộ của hành khách. Chiều dài quãng đường đi bộ (Lđb) là tổng quãng đường hành khách đi bộ đến tuyến giao thông có hành trình xe Buýt đi qua (L1) và quãng đường đi bộ dọc theo tuyến tới điểm dừng xe Buýt gần nhất (L2).
- Theo kết quả nghiên cứu của A.X.DINBEC>TAL đã xác định được mối quan hệ giữa mật độ mạng lưới giao thông với chiều dài quãng đường đi bộ từ nơi xuất phát tới tuyến giao thông đối với mạng lưới giao thông.
L1 = 1/ 3xδ (1-4)
Trong đó: δ_Là mật độ mạng lưới giao thông, được xác định theo công thức sau
δ = ∑ LM / F (Km/ Km2) (1-5)
Trong đó: LM_Tổng chiều dài mạng lưới giao thông (Km) F_Diện tích thành phố (Km2)
và L2 = Lo / 4 (1-6)
Lo : Khoảng cách giữa 2 điểm đỗ. Lđb được xác địng theo công thức sau: Lđb = 1/ 3xδ + Lo/ 4 (Km) (1-7) Ta có: tđb1= Lđb / Vđb (1-8)
- Thay công thức (1-7) vào (1-8) ta được công thức: Tđb = 1/ Vđb * (1/3xδ + Lo/4) (1-9) Giả sử mật độ mạng lưới đồng đều: tđb1=tdb2
- Qua tính toán ta có kết quả về quãng đường và thời gian đi bộ phụ thuộc vào mật độ mạng lưới tuyến như sau (Bảng 2.3)
Bảng 2.3 Thời gian và quãng đường đi bộ phụ thuộc vào δ δ
(km/km2)
1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5
Lđb(km) 0,92 0,69 0,58 0,52 0,47 0,44 0,42 0,4 0,38
Tđb(phút) 11 8,3 7 6,2 5,7 5,3 5 4,8 4,6
- Thời gian chờ đợi: Được tính từ lúc hành khách tới điểm đỗ cho đến khi hành khách lên phương tiện. Thời gian này phụ thuộc vào khoảng cách chạy xe thực tế trên tuyến và xác xuất lỡ chuyến. Thời gian chờ đợi được tính theo công thức sau:
I: là khoảng cách chạy xe được xác định theo công thức: I = LT*2/ A*VK (1-11)
Trong đó: LT _ Chiều dài tuyến (km)
A _ Số phương tiện hoạt động trên mạng lưới VK _Vận tốc khai thác của phương tiện (km/h) Thay công thức (1-11) vào (1-10) ta có:
tcđ = I/2 = Lt/A*VK = µ*LM/ A*Vk (1-12)
Từ công thức (1-5) suy ra LM = *F thay vào công thức (1-12) ta có: tcđ = µ * δ * F *LM / A*VK (1-13)
Như vậy thời gian chờ đợi phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Thời gian di chuyển trên phương tiện: Là thời gian hành khách gắn liền với phương tiện.
tft = tftd + t ftc (1-14)
Trong đó: tftd _Thời gian phương tiện dừng đỗ tftc_Thời gian phương tiện chạy trên đường
- Thời gian phương tiện lăn bánh được xác định theo công thức sau: tptc = lHK/ Vt (1-15)
lHK _Là cự li đi lại bình quân của HK, được xác định theo công thức thực nghiệm
lhk = 1,2+0,17 √ F (1-16)
Vt_ Là vận tốc kĩ thuật của phương tiện (km/h)
lHK _Phụ thuộc vào diện tích thành phố, việc bố trí các khu dân cư, các điểm thu hút trong vùng.
- Vận tốc kĩ thuật của phương tiện phụ thuộc vào điều kiện khách quan như: Thời tiết, khí hậu, đường xá, trình độ thao tác của lái xe và điều kiện chủ quan chính là phương tiện có tính năng tốt.
- Thời gian phương tiện dừng tại các điểm đỗ được xác định như sau: Tptd = ndd *to (1-17)
ndd = lHK/Lo – 1 (1-18)
t0 _Thời gian dừng tại các điểm dừng đỗ
- Bao gồm thời gian xe vào các điểm dừng đỗ và dừng hẳn, thời gian lên xuống xe của HK, thời gian xe phát tín hiệu và đóng cửa xe, thời gian rời khỏi điểm dừng đỗ. Nó phụ thuộc vào kết cấu của phương tiện: Số cửa lên xuống, bề rộng cửa, lưu lượng HK của tuyến đó, mật độ phương tiện trên đường…Thông thường thời gian dừng đỗ tại các điểm là 15-45 giây.
Và khoảng cách giữa 2 điểm đỗ tối ưu được xác định: Lo = lhk*to / 7,5
Thay công thức (1-15), (1-17), (1-18) vào công thức (1-14) ta có thời gian di chuyển trên phương tiện như sau:
tpt = lHK/ Vt + {lHK/Lo - 1}*to (1-19)
- Như vậy từ việc phân tích thành phần thời gian 1 chuyến đi của HK như trên ta xác định được công thức thời gian 1 chuyến đi của HK bằng cách thay thế (1-9),
(1-10), (1-19) vào (1-2) ta được:
T = 2/ Vdb * [1/ 3* δ + Lo/ 4] + l/ 2 + lHK/Vt + [lHK/ Lo – 1] *to (1-20).