Các nguyên tắc xây dựng mạng lưới tuyến xe Buýt

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG TUYẾN XE BUÝT (Trang 26 - 28)

Để đảm bảo mạng lưới tuyến phục vụ có hiệu quả và đảm bảo việc đi lại của người dân được thuận lợi cần phải xây dựng tuyến theo các nguyên tắc sau:

Tuyến VTHKCC phải đi qua các vùng thu hút nhu cầu đi lại hoặc ít nhất nối 2

điểm hấp dẫn theo đường đi ngắn nhất.

Đây là nguyên tắc nhằm đảm bảo phục vụ được nhu cầu đi lại của dân cư, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC.

Tuy nhiên trong thực tế có thể ở các vùng thu hút điều kiện mạng lưới giao thông không cho phép bố trí tuyến VTHKCC do khả năng thông qua bị hạn chế (đường hẹp, mật độ đi lại cao, không bố trí được các điểm đỗ xe, vấn đề an toàn vận hành). Ví dụ như ở Hà Nội tại các khu phố cổ, các khu phố thiếu quy hoạch đúng đắn hoặc không chú ý đến vấn đề giao thông …Khi đó để giải quyết vấn đề này có 2 cách sau:

+ Cải tạo mạnh lưới tuyến giao thông.

+ Bố trí tuyến VTHKCC bao quanh hay đi bên cạnh vùng thu hút.

Việc cải tạo mạng lưới giao thông không phải khi nào cũng giải quyết được. Vì vậy người ta thường chọn giải pháp bố trí tuyến VTHKCC bao quanh hay đi cạch vùng thu hút. Khi bố trí tuyến bao quanh hay đi cạnh vùng thu hút sẽ kéo dài khoảng cách đi bộ. Vì vậy người ta bố trí kết hợp tuyến bao quanh 1 phần với tiếp tuyến hoặc nhiều tiếp tuyến và việc lựa chọn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của mạng lưới giao thông của vùng.

2. Nguyên tắc 2:

Khi xây dựng tuyến phải đảm bảo sự liên kết giữa các tuyến. Tính liên kết giữa các tuyến nhằm đảm bảo sự lưu thông của toàn bộ hệ thống và đảm bảo sự thuận tiện cho mỗi chuyến đi của HK.

Để đảm bảo sự kết hợp giữa các tuyến người ta thường bố trí các tuyến cất nhau hay trùng nhau trên từng đoạn nhất định. Việc bố trí các điểm cắt nhau giữa các tuyến phụ thuộc vào mạng lưới giao thông. Có 2 loại giao cắt nhau sau:

+ Cuối (đầu) mỗi tuyến. + Giữa các tuyến.

3.Nguyên tắc 3:

Các tuyến phải đảm bảo tính ổn định cao (Hướng tuyến, điểm đầu cuối, hành trình chạy xe).

Việc bố trí tuyến VTHK nói chung và tuyến VTHKCC trong TP nói riêng phải đảm bảo tính ổn định cao để:

+ Tạo thói quen cho HK đi lại trên tuyến, tạo tiền đề cho việc cải tạo mạng lưới giao thông và mạng lưới tuyến nhằm phục vụ cho HK đi lại ngày càng tốt hơn. + Đảm bảo thuận tiện cho HK trong việc lựa chọn hành trình đi lại và từ đó thu hút HK sự dụng VTHKCC.

4. Nguyên tắc 4:

Các nguyên tắc phải phù hợp với khả năng thông qua của mạng lưới giao thông

và đảm bảo an toàn trong vận hành.

Đối với vận tải TP có thể kết hợp tuyến đường thoả mãn nhu cầu thông xe nhưng không đảm bảo tốc độ cần thiết.

5. Nguyên tắc 5:

Tuyến xe Buýt phải có điểm dừng dọc dường và bến đỗ đầu cuối được bố trí

hợp lí và thuận tiện cho HK

Hệ thống các điểm đỗ cho HK lên xuống trên tuyến phụ thuộc vào địa hình cụ thể mà tuyến đi qua. Việc bố trí điểm đỗ đối với TP với mạng lưới giao thông chưa phát triển là 1 vấn đề khó khăn.

Để đảm bảo nguyên tắc trên các tuyến VTHKCC chỉ có thể đi qua những nơi mà trên đó:

+ Việc dừng xe không làm ảnh hưởng lớn đến dòng xe trên đường. + Đảm bảo thuận lợi và an toàn cho HK đến bến xe và lên xuống xe

+ Có thể bố trí các công trình phục vụ và thông tin về hành trình chạy xe và đảm bảo thuận tiên cho HK.

+ Các điểm đầu cuối có khả năng cho xe dừng chờ đợi trong khoảng thời gian giữa hành trình.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG TUYẾN XE BUÝT (Trang 26 - 28)