3.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp
Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là kết quả sản xuất thu được, có thể là một sản phẩm, một công việc, một lao vụ nhất định đã hoàn thành.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ mật thiết với nhau và ở nhiều trường hợp, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể phù hợp với đối tượng tính giá thành sản phẩm dịch vụ. Số liệu về chi phí sản xuất kinh doanh đã tập hợp trong kỳ theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh là cơ sở và là căn cứ tính giá thành sản phẩm.
3.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
Phương pháp tính giá thành là một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản phẩm và đơn vị sản phẩm, nó mang
tính thuần tuý về mặt kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành.
Trong các công ty xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau:
a. Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn)
Phương pháp này là phương pháp tính giá thành được sử dụng phổ biến trong các công ty lắp máy hiện nay vì sản xuất thi công mang tính chất đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành.
Hơn nữa, việc áp dụng phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu về giá thành trong mỗi kỳ báo cáo và cách tính giản đơn, thực hiện dễ dàng.
Theo phương pháp này, tập hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho một công trình hoặc một hạng mục công trình từ khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình hạng mục công trình đó.
Trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì:
Giá thành thực tế Chi phí thực Chi phí thực Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp = tế dở dang + tế phát sinh - dở dang hoàn thành bàn giao đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp tập hợp theo công trình, nhưng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình. Kế toán có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm và hệ số kinh tế kỹ thuật đã quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó.
Nếu các hạng mục công trình đó có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau nhưng cùng thi công trên một địa điểm do một đội công trình sản xuất đảm nhiệm và không có điều kiện quản lý, theo dõi
riêng việc sử dụng các loại chi phí khác nhau cho từng hạng mục công trình thì từng loại chi phí đã tập hợp trên toàn công trình đều phải tiến hành cho từng khoản mục công trình.
Khi đó:
C
H = x 100 G
H: Tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế
C: Tổng chi phí thực tế của cả công trình
Gdt: Tổng dự toán của tất cả các hạn mục công trình b. Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này thông thường áp dụng đối với các công trình, hạng mục công trình phải qua nhiều giai đoạn thi công như: Giai đoạn thi công kiến trúc, giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị...
Giá thành thực tế của toàn bộ công trình được tính như sau: Z = C1 + C2 + ... + Cn + DĐ K – DC K
Trong đó:
Z: Giá thành thực té toàn bộ công trình
C1, C2,..., Cn: Chi phí xây lắp các giai đoạn
DĐ K, DC K: Chi phí thực tế sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ c. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp Công ty nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng. Khi đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là đối tượng tính giá thành của từng đơn đặt hàng.
Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
4.Các hình thức sổ kế toán dùng cho hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm
Mỗi doanh nghiệp xây lắp sẽ áp dụng hình thức tổ chức sổ kế toán riêng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo chế độ kế toán hiện nay, có 4 hình thức sổ kế toán mà các doanh nghiệp đang áp dụng.
a. Hình thức sổ nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung là được ghi chép theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của các nghiệp vụ đó. Sau đó, lấy số liệu từ nhật ký chung để ghi vào các sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm thường sử dụng các loại sổ kế toán sau:
• Số chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh
• Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung
• Sổ cái các tài khoản chi phí sản xuất
b. Hình thức Nhật ký Sổ Cái
Theo hình thức Nhật ký Sổ cái, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cơ sở Nhật ký Sổ cái. Căn cứ để ghi vào Nhật ký Sổ cái là các chứng từ gốc hoặc là các bảng kê, bảng tổng hợp chứng từ gốc. Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm lắp máy thường sử dụng các loại sổ kế toán sau:
• Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh
• Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung
• Sổ giá thành công trình,hạng mục công trình. c. Hình thức Chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ là hình thức kế toán tổng hợp giữa ghi sổ theo thời gian trên sổ đăng ký chứng từ và ghi sổ theo nội dung kinh tế trên sổ cái Chứng từ ghi sổ - do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc
hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ gốc được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm, có số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm thường sử dụng các loại sổ kế toán sau:
• Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
• Sổ cái các tài khoản chi phí
• Sổ giá thành công trình, hạng mục công trình d. Hình thức Nhật ký chứng từ
Nhật ký chứng từ là hình thức tổ chức sổ kế toán dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản đối ứng. Đồng thời, việc ghi chép kết hợp chặt chẽ giữa ghi theo thời gian với hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp với chi tiết trên cơ sở các mẫu sổ in sẵn tạo thuận lợi cho việc báo cáo tài chính và rút ra các chi tiêu quản lý kinh tế.
Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm xây lắp thường sử dụng các loại sổ sau:
• Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh
• Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung
• Sổ cái các tài khoản chi phí sản xuất
Để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng bảng kê số 4, số 5, số 6, và nhật ký chứng từ số 7.
sSơ đồ hạch toán chi phí sản xuất trong DN theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK152, 153 TK621 TK154 TK152,111... Tập hợp NVLTT K/C CPNVLTT Các khoản ghi giảm CP Sản phẩm
TK 152 TK334 TK622 Tập hợp CPNCTT Nhập kho vật K/C CP NCTT tư sản phẩm TK338 TK157 Các khoản BH Gửi bán phải trích TK334, 338, 214 TK623 TK632 Tập hợp CPSXC K/C CP MTC Tiêu thụ thẳng TK334, 338, 111 TK 627 Tập hợp CPSXC KC chi phí SXC PHẦN II: