Đun sôi Agarose 0.8% đến khi tan hết sau đó để nhiệt độ hạ xuống khoảng 50 - 600C. Đổ dung dịch vào khay gel đó cài sẵn răng lược thích hợp. Sau 30 - 60 phút, khi gel đông lại, tháo răng lược, đặt khay gel vào bể điện di. Đổ đệm TAE 1X ngập cách mặt gel khoảng 2mm. Trộn mẫu DNA cùng với đệm tra mẫu theo tỷ lệ thích hợp, tra mẫu vào các giếng trên bản gel.
Tiến hành điện di bằng máy máy điện di Mupid – plus với dòng điện một chiều có hiệu điện thế 100V, cường độ dòng điện 60-80 mA. Theo dõi sự di chuyển của vệt màu bromophenol blue để ngừng vào thời gian phù hợp (thường sau khoảng 20 phút). Nhuộm bản gel với dung dịch ethidium bromide trong 10 phút.
Gel được quan sát dưới ánh sáng tử ngoại của máy máy soi gel WUV – L50, DNA được hiện lên dưới dạng các vạch sáng, ảnh điện được di được chụp ảnh gel.
Điện di sản phẩm cắt trên gel agarose
Agarose 1,0% được đun sôi, để nhiệt độ hạ xuống khoảng 50 - 600C.
Bổ sung Ethidium bromide vào bản gel với nồng độ 10µg/ml , đổ dung dịch vào khay gel đó cài sẵn răng lược thích hợp. Sau 30 - 60 phút, khi gel đó đông cứng, tháo răng lược, đặt khay gel vào bể điện di.
Đổ đệm TAE 1X ngập cách mặt gel một khoảng 2mm. Mẫu DNA trộn cùng với đệm tra mẫu theo tỷ lệ thích hợp, tra mẫu vào các giếng trên bản gel. Tiến hành điện di với dòng điện một chiều có hiệu điện thế 100V. Theo dõi sự di chuyển của vệt màu bromophenol blue để ngừng vào thời gian phù hợp (thường sau khoảng 40 phút).
Gel được quan sát dưới ánh sáng tử ngoại, DNA được hiện lên dưới dạng các vạch sáng, ảnh điện được di được chụp ảnh gel.
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu của khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm trong giai đoạn 2010 đến 2012. Đã tạo ra một số dòng đậu tương ĐVN9 chuyển gen kháng sâu và kháng thuốc trừ cỏ. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng kháng thuốc diệt cỏ của các dòng đậu tương chuyển gen ĐVN9. Thí nghiệm được tiến hành từ thế hệ T1 đến thế hệ T3 thu được kết quả như sau: