IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH.
2. 4 Phương pháp tính giá thành hệ số:
- Điều kiện áp dụng: áp dụng với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau. Chi phí không tập hợp này cơn cứ vào hệ số qui đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc sau đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp được để tính giá thành.
Giá thành Tổng giá thành sản phẩm các loại đơn vị =
sản phẩm gốc Số lượng sản phẩm gốc + Số lượng sản phẩm qui đổi
Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị * Hệ số qui đổi sản phẩm từng loại sản phẩm gốc sản phẩm từng loại
2.5. Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm, đồng thời hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành 3 loại:
- Theo định mức.
- Chênh lệch do thay đổi định mức. - Chênh lệch so với định mức.
Từ đó, tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm bằng cách sau:
Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch thực tế = định mức ± do thay ± so với sản phẩm đổi định mức định mức
Việc hạch toán giá thành định mức được tiến hành trên cơ sở định mức tiên tiến hiện nay vào các ngày đầu kỳ (đầu tháng).
Tuỳ theo tính chất qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm và áp dụng các phương pháp tính giá định mức khác nhau (theo sản phẩm hoàn thành, theo chi tiết, bộ phận sản phẩm rồi tổng hợp lại…). Việc thay đổi định mức được tiến hành vào ngày đầu tháng để thuận lợi cho việc thực hiện định mức cũng như việc kiểm tra thi hành định mức. Trường hợp thay đổi định mức diễn ra
vào ngày giữa tháng thì đầu tháng sau mới phải điều chỉnh giá thành định mức. Những khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi định mức và dự toán qui định được gọi là chênh lệch so với định mức hay thoát ly định mức.
2.6. Phương pháp tính giá thành tỷ lệ:
Điều kiện áp dụng: áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có qui cách, phẩm chất khác nhau .
Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại.
Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại.
Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch (định mức) Tỷ lệ đơn vị sản phẩm = * chi phí từng loại đơn vị sản phẩm từng loại
Tỷ lệ = Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm * 100 chi phí Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của các loại sản phẩm
Công ty Thái Minh hiện nay đang áp dụng phương pháp tính giá này cho bốn nhóm sản phẩm :
+ Nhóm 1: Mì trần gồm có: Mitimex; Mihamex; Thaigood; mì trần đặc biệt. + Nhóm 2: Mì gà gồm có: Mì gà quay thập cẩm; Mì gà cao cấp; Mì gà nấm; Mì cô gái Thái Lan.
+ Nhóm 3: Mì tôm có: Mì tôm đóng gói crarp; Mì tôm đóng túi bóng kính từ 60g – 70g – 80g – 85g.
+ Nhóm 4: Phở gồm: Phở gà; Phở bò từ 65g – 70g.
2.7. Phương pháp loại trừ giá trị của sản phẩm phụ:
Điều kiện áp dụng: đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính còn có thể thu được những sản phẩm phụ (Các doanh nghiệp chế biến đường, bia, mì ăn liền…)
Để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều cách như giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên vật liệu ban đầu…
Tổng Giá trị Tổng chi phí Giá trị Giá trị giá thành = sản phẩm + sản xuất - sản phẩm - sản phẩm
sản phẩm chính phát sinh phụ thu hồi chính chính DD ĐK trong kỳ ước tính DDCK V. SỔ SÁCH KẾ TOÁN TỔNG HỢP: Theo hình thức Nhật ký chung: Theo hình thức chứng từ ghi sổ: Theo hình thức nhật ký chứng từ: Chứng từ gốc Các bảng phân bổ Nhật kýchung Sổ Cái các TK: 621, 622, 627, 154, 631 Sổ chi tiết các TK: 621, 622, 627, 154, 631 Bảng tính giá thành Các bảng phân bổ Chứng từ
gốc chứng từ ghi sổSổ đăng ký Chứng từghi sổ Sổ Cái TK: 621, 622, 627, 154, 631 Sổ chi tiết các TK: 621, 622, 627, 154, 631 Bảng tính giá thành Chứng từ gốc Các bảng phân bổ Bảng kê số 5 Bảng kê số 6 Bảng kê số 4 Nhật ký chứng từ số 7