Các phương pháp tính giá thành.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 31 - 33)

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH.

2. Các phương pháp tính giá thành.

Chi phí sản xuất đã tập hợp được là cơ sở để bộ phận kế toán tính giá thành thực tế của sản phẩm. Việc tính giá thành sản phẩm chính xác giúp xác định và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, giúp cho các nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp có những giải pháp, quyết định kịp thời, thích hợp để mở rộng hay thu hẹp sản xuất, để đầu tư vào mặt hàng sản phẩm nào…

Do đó, trên cơ sở chi phí sản xuất tập hợp được theo các đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán phải vận dụng phương pháp tính giá thành hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, với đặc điểm, tính chất của sản phẩm, với yêu cầu, trình độ quản lý của doanh nghiệp và những qui định thống nhất của Nhà nước.

Thực chất của việc tính giá thành sản phẩm là việc sử dụng các phương pháp tính toán, phân bổ các chi phí sản xuất đã tập hợp được và chi phí cho sản phẩm dở cuối kỳ.

Có nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau. Tuỳ từng qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm; tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp cũng như trình độ quản lý nói chung, trình độ tổ chức công tác kế toán, tính giá thành nói riêng mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho mình một phương pháp tính giá thành cho phù hợp.

Có 8 phương pháp tính giá thành như sau: + Phương pháp tính giá thành giản đơn.

+ Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. + Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.

+ Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ. + Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.

+ Phương pháp tính giá thành theo hệ số. + Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. + Phương pháp tính giá thành theo định mức.

2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn:

Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít nhưng sản xuất vứi khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn.

- Đối tượng tính giá thành: là những sản phẩm cuối cùng.Mỗi mặt hàng mở một sổ hạch toán chi phí. Công việc tính giá thành là vào cuối kỳ.

Giá thành Giá trị SP DD đấu kỳ + CPSX trong kỳ - Giá trị SPDD cuối kỳ đơn vị =

sản phẩm Số lượng sản phẩm đã hoàn thành

2.2. Phương pháp tính giá thành phân bước:

Phương pháp này thường được áp dụng đới với doanh nghiệp sản xuất theo qui trình công nghệ phức tạp, các giai doạn sản xuất liên tục và nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Do đặc điểm sản xuất là: mỗi bước chế biến đều có bán thành phẩm khác nhau và là đối tượng để chế biến của bước sau nên đôí tượng tập hợp chi phí là phân xưởng hay giai đoạn công nghệ. Đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm, thành phẩm.

Đối với chi phí sản xuất chung tập hợp theo phân xưởng, trong phân xưởng chia thành các bước thì chi phí sản xuất phân bổ theo tiêu thức phù hợp.

Tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu của quản lý mà phương pháp tính giá thành phân bước chia thành 2 cách tính:

Cách 1: Tính giá thành phân bước có bán thành phẩm:

- Điều kiện áp dụng : Cách này áp dụng dối với doanh nghiệp có qui trình sản xuất phức tạp, có nhiều giai đoạn kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Do yêu cầu hạch toán kế toán nội bộ cao, bán thành phẩm ở các bước có thể bán ra ngoài.

- Đặc điểm: tập hợp chi phí theo phân xưởng hay giai đoạn sản xuất do đó giá tri của bán thành phẩm bước trước chuyển sang bước sau theo giá thành thực tế và được phân giải theo khoản mục một cách tuần tự.

- Công thức tính:

Giá thành bán thành phẩm bước 1= ( giá thành nguyên vật liệu + chi phí chế biến bước 1- giá trị sản phẩm dở dang bước 1).

Giá thành bán thành phẩm bước 2= (Giá thành bán thành phẩm bước 1 + chi phí chế biến bước 2- giá trị sản phẩm dở dang bước2).

Giá thành thành phẩm=( Giá thành bán thành phẩm bước n-1 + chi phí chế biến bước n - giá trị sản phẩm dở dang bước n).

Cách 2: Tính giá thành phân bước không tính giá thành của bán thành phẩm( không có bán thành phẩm).

- Điều kiện áp dụng: áp dụng đối với các doanh nghiệp hạch toán kế toán nội bộ không cao, bán thành phẩm của các bước chế biến không bán ra ngoài.

Theo phương pháp này tính giá thành sản phẩm hoàn thành bằng cách tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ.

Giá thành thành phẩm = giá thành nguyên vật liệu trong thành phẩm + chi phí chế biến bước 1 trong thành phẩm + chi phí chế biến bước 2 trong thành phẩm +…+ chi phí chế biến bước n trong thành phẩm.

2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng:

- Điều kiện áp dụng: phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn dặt hàng cuă khách hàng.

- Đối tượng tính giá thành: theo sản phẩm trong đơn đặt hàng.

Việc tính giá thành chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng đã hoàn thành do đó kỳ tính giá thành không thống nhất với kỳ báo cáo.

Những chi phí trực tiếp tập hợp từ chứng từ gốc phân thẳng cho đơn đặt hàng, chi phí sản xuất chung phân bổ cho các đơn dặt hàng theo tiêu thức đã chọn.

Đến cuối kỳ báo cáo những đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp cho đơn đặt hàng đó coi là sản phẩm dở dang. Những đơn đặt hàng nào hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được là tổng giá thành.

Giá thành Tổng giá thành (tổng chi phí )

đơn vị = _______________________________________ sản phẩm Số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng hoàn thành.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w