Một số kiến nghị.

Một phần của tài liệu Chiến lược hướng về xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến năm 2005.doc (Trang 34 - 37)

IV- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU.

3.Một số kiến nghị.

Để xử lý, giải quyết những vấn đề còn tồn tại, nâng cao hơn nữa hiệu quả của chiến lược hướng vào xuất khẩu trang trại nay đến năm 2005 nhằm phát triển kinh tế xã hội, tôi xin kiến nghị như sau:

Thứ nhất: Chính phủ sớm hoạch định đúng "lộ trình" tổng quát "lộ trình"

chi tiết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng vào xuất khẩu. Từ đó có kế hoạch cụ thể tập trung đầu tư nguồn lực, trước hết là các nguồn vốn (kể cả vốn ODA) vào sản xuất các ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu chủ lực cụ thể, ở những thời điểm cụ thể, theo phương thức "cuốn chiếu vốn đầu tư".

Tức là Nhà nước chủ động đầu tư cho các doanh nghiệp Nhà nước để đẩy mạnh sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu có lợi thế tại một thời điểm xác định, sau đó lại chủ động rút vốn ra (khi mặt hàng đó đã khơng cịn lợi thế) để đầu tư tập trung sản xuất những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế mới.

Thứ hai: Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)

như một địn bẩy trực tiếp tác động lên q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu.

Thứ ba: Chính phủ, Bộ Thương mại cần tăng cường các biện pháp phi

thuế, các biện pháp khơng chính thức để bảo vệ các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam tham gia vào chương trình cắt giảm thuế quan của AFTA (CEPT) và tham gia WTO thực hiện cam kết quốc tế trong buôn bán.

KẾT LUẬN

Để tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị trí của Việt Nam trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã chọn con đường hướng ngoại để phát triển kinh tế và cụ thể là chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu. Đồng thời Đảng và Nhà nước cũng đưa ra một loạt các biện pháp, chính sách nhằm thực hiện tốt chiến lược. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, kết hợp chặt chẽ với thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Đi đơi với mở rộng quan hệ với nước ngồi, Việt Nam sẽ ln giữ vững nền độc lập và tự chủ của mình, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh.

Chiến lược hướng về xuất khẩu là điều mà chúng ta đã thực hiện, bước đầu đã đạt được kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tình hình chính trị - xã hội ổn định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chiến lược vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục và giải quyết bằng nhiều biện pháp chính sách khác nhau. Muốn vậy Nhà nước phải kiểm tra, kiểm soát và thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện chiến lược. Tuỳ từng hoàn cảnh, từng giai đoạn cụ thể để đề ra những quyết sách mạnh mẽ nhằm đưa chiến lược đi đến thành công./.

Một phần của tài liệu Chiến lược hướng về xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến năm 2005.doc (Trang 34 - 37)