Trong hoạt động xuất khẩu: Để thúc đẩy quá trình thực hiện chiến lược

Một phần của tài liệu Chiến lược hướng về xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến năm 2005.doc (Trang 32 - 33)

IV- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU.

b.Trong hoạt động xuất khẩu: Để thúc đẩy quá trình thực hiện chiến lược

hướng về xuất khẩu ngồi các giải pháp ở tầm vĩ mơ, chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa với các giải pháp đối với nội tại lĩnh vực và chiến lược của chúng ta đang khai thác, đó là xuất khẩu. Tức là chúng ta cần phải hồn thiện các chính sách và bổ sung các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Muốn làm được điều đó, cần phải đa dạng hố, đa phương hố hoạt động kinh tế đối ngoại và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại.

Các gải pháp cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu:

- Phải có quy hoạch tổng thể, chun mơn hố sản xuất hàng xuất khẩu. Từng bước lựa chọn hàng chủ lực và tiến tới hàng mũi nhọn. Thăm dị thị trường một cách chính xác để có kế hoạch đầu tư thoả đáng để đảm bảo tính thường xuyên của hàng xuất.

- Tầng bước nâng cao chất lượng hàng xuất, không để tâm lý coi thường chất lượng hàng Việt Nam trở thành phổ biến trong người tiêu dùng ở mọi thị trường. Tạo ra hệ thống đo lường và kiểm định hàng một cách khoa học và chặt chẽ, thống nhất.

- Khơng thể để mất lịng bạn hàng, giữ uy tín với khách là vấn đề then chốt của chương trình hàng xuất khẩu. Nhất là khi ta chưa có hàng hố nào đạt tới tầm khống chế.

- Sáng tạo và học tập cách thức quảng cáo, đóng gói và bảo quản hàng hố của các nước tiên tiến. Lựa chọn bao bì, hình thức theo thị hiếu của khách hàng.

Nhà nước cần thơng tin đầy đủ về vấn đề này. Có thể giúp đỡ các doanh nghiệp tìm hiểu thị trường dưới nhiều hình thức

- Giải quyết thoả đáng lợi ích của những bộ phận sản xuất hàng xuất khẩu. Quan trọng là giá cả. Nếu giá xuất khẩu cao hơn giá thu mua, người kinh doanh được lời hơn người sản xuất sẽ dẫn tới tâm lý chán nản, thua lỗ và mất khả năng tái sản xuất. Nguyên tắc cơ bản để xử lý vấn đề này là đảm bảo cho người sản xuất có thu nhập thoả đáng, ít nhất là phải bù đắp chi phí vật chất và sức lao động. Phải ln tính tới yếu tố trượt giá trong nền kinh tế lạm phát.

- Cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu. Đại hội Đảng lần thứ VII chỉ rõ "cải tiến cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu"4. Hàng xuất khẩu chế biến có tác dụng tiết kiệm và giảm bớt tốc độ khai thác tài nguyên. Mặt khác, sử dụng thêm nguồn lao động dồi dào trong nước, tăng tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập quốc dân. Quá trình chế biến hàng xuất khẩu sẽ làm trình độ thành thạo của người lao động tăng lên.

- Gấp rút thành lập một số khu chế xuất (KCX). KCX là khu công nghiệp chuyên sản xuất để xuất khẩu với những quy chế tự do về thuế quan và mậu dịch. KCX phải thuận tiện cho việc kinh doanh của người nước ngồi, vì vậy nó phải gần đầu mối giao thơng, trung tâm kinh tế. Có thể lựa chọn ở Hải Phịng, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

- Quy trình kiểm sốt, kiểm tra cửa khẩu phải được sửa đổi, củng cố sao cho tiện lợi nhất cho việc ra vào của tất cả các chủ thể, không phân biệt trong nước, ngoài nước, doanh nhân nước ngoài hay Việt Nam đều được tự do ra vào qua các cửa khẩu vì mục đích kinh doanh.

Một phần của tài liệu Chiến lược hướng về xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến năm 2005.doc (Trang 32 - 33)