1.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, hoạt động marketing với hàng loạt các công việc: nghiên cứu, phân tích thị trường để phát hiện và thoả mãn nhu cầu dân cư, quảng cáo tên tuổi, dịch vụ, chăm sóc khách hàng…đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc khếch trương tiện ích trong các dịch vụ của ngân hàng. Hơn nữa tâm lý khách hàng cá nhân có thói quen bắt chước số đông trong tiêu dùng dịch vụ, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng.
Hoạt động marketing của ngân hàng hiện nay còn mờ nhạt, chưa được chú trọng, ngân hàng chưa có chiến lược cụ thể để bứt phá, quảng bá hình ảnh của mình. Vì thế, chi nhánh Bình Định cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này để làm cho hình ảnh của ngân hàng được nhiều người biết đến hơn. Đồng thời tăng cường giới thiệu các sản phẩm nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng khác như sách báo, tạp chí, truyền hình, màn hình trên máy rút tiền tự động ATM, trên các bảng chạy quảng cáo trên đường phố …các dịch vụ, tiện ích hay chính sách ưu đãi của ngân hàng.
Ngân hàng nên lập ra một phòng marketing riêng biệt với nhiệm vụ khếch trương, nâng cao hình ảnh của sở giao dịch trong các hoạt động nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.
1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Phần lớn các khoản vay đều là sự tương tác trực tiếp giữa cán bộ tín dụng với khách hàng. Vì thế, trình độ chuyên môn và phong thái làm việc của cán bộ tín dụng đóng vai trò rất quan trọng đến ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động cho vay, phản ánh bộ mặt của ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng đã có một đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ (65,43 % có bằng thạc sĩ, đại học, cao đẳng). Tuy nhiên ngân hàng cũng phải thường xuyên rà soát, lựa chọn cán bộ tín dụng có đủ trình độ, nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ. Phải tăng cường đào tạo một cách toàn diện, liên tục, có hệ thống để không ngừng nâng cao trình độ, phẩm chất của cán bộ tín dụng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, bằng việc mở các lớp tập huấn nghiệp vụ tại chỗ, cử người đi học để nắm bắt được kịp thời mọi quy định, sửa đổi mới của Nhà nước, học hỏi thêm từ các đối thủ cạnh tranh, hay cử cán bộ đi học ở nước ngoài để tích lũy kinh nghiệm từ những nước đó… Phát động phong trào tự học , tự bồi dưỡng, tự nâng cao năng lực bản thân trước sự thay đổi của nền kinh tế thị trường. Tổ chức thi
nghiệp vụ hàng năm và có chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với những cán bộ có nhiều cống hiến. Không ngừng tuyển dụng, chọn lọc, bổ sung, tăng cường lực lượng cán bộ tín dụng có tài, có đức phụ trách mảng khách hàng cá nhân.