+ Hình thức xác nhận tích cực : Đây là hình thức yêu cầu khách hàng gửi thư trả lời cho dù là số dư đó đúng hay là sai
+ Hình thức xác nhận tiêu cực : Đây là hình thức yêu cầu khách hàng trả lời khi có sự chênh lệch về số dư.
Trong hai loại thư xác nhận trên thì hình thức xác nhận tích cực đem lại bằng chứng chính xác và độ tin cậy cao hơn mặc dù chi phí có cao hơn.
Thư xác nhận thường được gửi cận hoặc sau ngày lập báo cáo tài chính để tránh rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp khách nợ không đáp ứng yêu cầu xác nhận ( thường không nhận được thư trả lời sau hai hoặc ba lần gửi thư xác nhận ) kiểm toán viên phải tiếp tục kiểm tra với khoản thu tiền mặt sau đó đối chiếu số tiền trên sổ cái với hoá đơn bán hàng.
Các khoản phải thu hiện hữu đều phải được ghi sổ.
Thủ tục khảo sát mục tiêu này là thực hiện khảo sát chính thức nghiệp vụ thủ tục phân tích. Nhưng khi thực hiện khảo sát các khoản doanh thu, tiền mặt thì mục tiêu này được thực hiện. Để thực hiện khảo sát thì chỉ cần chọn một số hoá đơn bán
hàng đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái để khẳng định rằng các khoản thu được ghi sổ đầy đủ.
Các khoản phải thu được ghi đúng kỳ.
Việc ghi chép các khoản phải thu luôn gắn liền với việc ghi sổ doanh thu. Do đó tiến hành khảo sát mục tiêu này cho các khoản phải thu được thực hiện khi khảo sát các khoản doanh thu.
I.3.4.2 Khảo sát chi tiết số dư tài khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi và xửlý các khoản không thu hồi được lý các khoản không thu hồi được
Khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi là những khoản do doanh nghiệp lập ra cho những khoản thu mà theo ước tính của doanh nghiệp trong tương lai sẽ không thể thu hồi được
Số lập dự phòng = số nợ phải thu x tỉ lệ nợ phải thu khó đòi của khách hàng ước tính
Các khoản không thu hồi được là những khoản nợ phải thu khách hàng song doanh nghiệp không có khả năng thu hồi được mặc dù công ty cố gắng đòi nợ.
Với những khoản không thu hồi được thì việc tiến hành xoá sổ những khoản nợ đó phải đi theo trình tự nhất định sau :
Lập bảng phân tích tuổi nợ ( như phần I.3.4.2 ) xem xét những khoản nợ quá hạn mà khách hàng chưa thực hiện thanh toán, tiến hành gửi thư xác nhận, lập dự phòng và điều tra nguyên nhân tại sao khách hàng chưa trả nợ.
Với những khách hàng thực sự không có khả năng thanh toán các khoản nợ thì việc xoá sổ các khoản nợ đó phải được phê duyệt bởi những người có thẩm quyền và thực hiện xoá sổ cho các khoản nợ này.Tuy nhiên những khoản nợ mà doanh nghiệp đã thực hiện xoá sổ nhưng doanh nghiệp vẫn phải theo dõi trên tài khoản 004 " Nợ phải thu khó đòi đã xử lý" để tiếp tục đòi nợ. Với việc xử lý các khoản phải thu khó đòi thường xảy ra gian lận. Đó là việc biển thủ tiền bằng cách xóa sổ các khoản nợ mà trên thực tế các khoản nợ đó đã thu tiền. Thông qua việc phân tích và tìm hiểu các thủ tục kiểm soát được áp dụng kiểm toán viên quyết định số lượng mẫu được chọn để tiến hành kiểm tra chi tiết. Với lượng mẫu được kiểm toán viên phải xem xét sổ chi tiết các khoản phải thu khách hàng và thực hiện đối chiếu với bảng phân tích tuổi nợ của công ty để đánh giá khả năng không thu hồi được các khoản mà công ty đã xoá nợ là có thật, đồng thời xem xét việc phê chuẩn các nghiệp vụ xoá sổ các khoản nợ đó và đối chiếu với số dư trên tài khoản 004 " nợ phải thu khó đòi đã xử lý"
Sau khi đã hoàn thành các cuộc khảo sát cho chu trình để thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện tổng hợp công việc đã thực hiện trên giấy làm việc để phát hiện ra những sai sót và đánh giá kết quả kiểm toán. Kiểm toán viên thực hiện đưa ra các bút toán điều chỉnh đối với những chênh lệch mà kiểm toán
viên phát hiện ra và đề nghị khách hàng chữa trước khi lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện lập báo cáo tài chính theo kết quả của kiểm toán viên. Toàn bộ những kiến nghị để hoàn thiện hệ thống kế toán hay hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng sẽ được trình bày trong thư quản lý.
I.4 KẾT THÚC KIỂM TOÁN
Sau khi hoàn thành công việc tại các bộ phận, kiểm toán viên tổng hợp kết quả để chuẩn bị lập báo cáo kiểm toán. Thông thường trước khi lập báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên cần phải thực hiện các công việc sau :
I.4.1 Soát xét lại các sự kiện sau ngày lập báo cáo tài chính
Trong các cuộc kiểm toán thời gian từ khi lập bảng cân đối tài sản đến khi kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán có thể có những sự kiện xảy ra ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do đó kiểm toán viên phải có nhiệm vụ xem xét lại các sự kiện đó. Thông thường thì có hai loại sự kiện sau :
-Những sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến các báo cáo tài chính và cần phải được tiến hành điều chỉnh.
Nhưng sự kiện này cung cấp bằng chứng bổ sung về các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ và có ảnh hưởng trực tiếp đến các đánh giá trong quá trình lập báo cáo tài chính. Theo như các chuẩn mực kế toán thì cần phải điều chỉnh lại số dư các tài khoản trên bảng cân đối tài sản khi các nghiệp vụ này phát sinh. Đó là những nghiệp vụ như :
+ Khách hàng mua hàng còn chưa thanh toán xong lại bị phá sản nhưng doanh nghiệp lại cho rằng khách hàng có khả năng thanh toán và chưa thực hiện lập dự phòng. Khi đó doanh nghiệp cần phải điều chỉnh giảm các khoản phải thu ( ghi có ) và thực hiện ghi tăng nợ phải thu khó đòi và thực hiện hoàn nhập dự phòng ( nếu có )
+ Chuyển nhượng thiết bị không sử dụng với giá thấp hơn giá trị ghi sổ hiện hành
+ Bán các khoản đầu tư với giá thấp hơn giá trị ghi sổ hiện hành
+ Phải bồi thường cho cho các vụ kiện thực tế xảy ra lớn hơn giá trị ghi sổ. Những sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính nhưng cần được công khai. Các sự kiện này cung cấp bằng chứng của các sự kiẹn không tồn tại vào ngày lập bảng cân đối tài sản nhưng phải được công khai mặc dù không cần điều chỉnh.Các sự kiện này như :
+ Việc phát hành trái phiếu hay cổ phần hoá doanh nghiệp
Để xem xét các sự kiện sau ngày lập báo cáo tài chính, kiểm toán viên tiến hành thực hiện một số thủ tục như :
Thực hiện khảo sát tính đúng kỳ, khảo sát chi tiết các số dư
Xem các biên bản họp của hội đồng quản trị, của ban giám đốc sau ngày lập bảng cân đối để tìm ra các sự kiện quan trọng....
I.4.2 Đánh giá kết quả
Sau khi đã hoàn thành các phần công việc của kiểm toán viên trong kiểm toán chu trình bán hàng. Để đưa ra kết luận về báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải đánh giá kết quả trên cơ sở các thông tin và bằng chứng thu thập được trên các khía cạnh như
Tính đầy đủ của bằng chứng : là quá trình xem lại toàn bộ cuộc kiểm toán do kiểm toán viên thực hiện có hoàn thành chính xác và đầy đủ bằng chứng hay không. Nếu như kiểm toán viên kết luận là chưa thu thập đầy đủ bằng chứng để đưa ra kết luận về báo cáo tài chính của khách hàng thì kiểm toán viên có thể thu thập thêm bằng chứng hoặc đưa ra báo cáo chấp nhận có loại trừ hay báo cáo không chấp nhận.
Sự công khai trên báo cáo tài chính : Việc xem xét số dư của tài khoản có được trình bày đúng đắn, chính xác trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp hay không đồng thời xem xét các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận có được vận dụng đúng đắn, nhất quán qua các niên độ kế toán hay không.
+ Thư kiến nghị của khách hàng : đây là thư của khách hàng nhằm mục tiêu giúp cho ban quản trị nhận thức sâu sắc được trách nhiẹem của họ đối với điều kiến nghị trên báo cáo tài chính và để chứng minh cho câu trả lời của ban quản trị trên báo cáo tài chính và để chứng minh cho câu trả lời của ban quản trị đối với bảng câu hỏi về lĩnh vực khác nhau của kiểm toán.
+ Bằng chứng ủng hộ quan điểm của kiểm toán viên. Trong khi thực hiện kiểm toán nếu như kiểm toán viên phát hiện ra sai sót thì họ phải thực hiện tổng hợp lại để đánh giá xem chu trình bán hàng có được tính trung thực và hợp lý hay không.
+ Những thông tin khác trên báo cáo hàng năm. Chuẩn mực SAS ( AU 55) yêu cầu kiểm toán viên phải đọc các thông tin trên các báo cáo hàng năm đã công bố liên quan trực tiếp đến báo cáo tài chính
+ Xem lại các tài liệu : Việc xem lại các tài liệu nhằm đánh giá việc thực hiện của người chưa có kinh nghiệm để đảm bảo cuộc kiểm toán thoả mãn chuẩn mực kiểm toán chung được thừa nhận, để giữ phương hướng đúng đắn và mục tiêu trong suốt cuộc kiểm toán.