Thời gian đồng hiện (Đồng hiện hóa thời gian)

Một phần của tài liệu Thời gian tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 28)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2.Thời gian đồng hiện (Đồng hiện hóa thời gian)

Đồng hiện thời gian có tác dụng mở rộng biên độ thời gian của truyện kể. Theo nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào: trong dòng tâm tư, qúa khứ, hiện tại, tương lai xuất hiện cùng một lúc, không bị ngăn cản, liên tục như một dòng

chảy, đó là hiện tượng mà người ta gọi là thời gian đồng hiện. Một trong những hình thức đồng hiện là đảo ngược, xen kẽ thời gian. Đồng hiện thời gian khiến cho qúa khứ, hiện tại, tương lai cùng hiện diện tạo nên một thời gian lập thể phi tuyến tính trong tự sự. Nhờ hình thức này mà con người được soi chiếu từ nhiều chiều kích khác nhau, người kể có thể kết nối những chuyện thuộc về những khoảng thời gian khác nhau, rút ngắn thời gian kể chuyện.

Hình thức đồng hiện thời gian thường xuất hiện ở những tiểu thuyết phân mảnh như: Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Paris 11 tháng 8 của Thuận, Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái,… Đặc biệt, nó được thể hiện rõ ở những tiểu thuyết sử dụng kĩ thuật tự sự “dòng ý thức”. “Dòng ý thức là một trong những nguyên tắc tổ chức tác phẩm nghệ thuật, là phát hiện của nghệ thuật hiện đại chủ nghĩa, thể hiện tham vọng của các nghệ sĩ tái dựng một thế giới bên trong con người một cách chân thực” [4, tr.12]. Các tiểu thuyết có kết cấu dòng ý thức, câu chuyện thường liên tục bị đứt quãng, dịch chuyển bởi sự trôi chảy của những chuỗi kí ức, những mảnh vỡ kí ức, những mộng mị, hoảng loạn của nhân vật. Trong Mưa ở kiếp sau (Đoàn Minh Phượng), tác giả đan xen những giấc mơ, ảo tưởng của Mai cũng chính là đảo ngược, xen kẽ thời gian làm cho câu chuyện bi kịch về gia đình Mai hiện lên vừa ảo vừa thực và phản ánh hành trình tìm kiếm chính mình đầy hoảng loạn, đau đớn của nhân vật. Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) là một chuỗi những hồi ức về qúa khứ, cuộc sống hiện tại và cả những giấc mơ trôi nổi của Kiên. Trong Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), giấc mơ người mẹ gặp thiên thần đã dự báo cho sự ra đời của bào thai.

Những cách tổ chức thời gian tự sự như trên không phải đến văn học đương đại mới xuất hiện mà nó đã xuất hiện từ trước đó trong văn học hiện đại ở các tác phẩm của Nam Cao, Thạch Lam… Tuy nhiên, đảo lộn thời gian

sự kiện, đồng hiện hóa thời gian không phải là đặc điểm nghệ thuật tự sự phổ biến của văn học Việt Nam hiện đại. Nó thường chỉ xuất hiện trong các tác phẩm của một số nhà văn tiêu biểu. Thậm chí trong cùng tác giả đó, ở những tác phẩm khác nhau mật độ, tần số xuất hiện các cách thức tổ chức thời gian kể trên cũng không nhiều. Ví dụ như trong Chí Phèo của Nam Cao, tác giả mở đầu truyện ở thời điểm hiện tại bằng đoạn chửi của Chí, nghĩa là kĩ thuật

vào giữa vấn đề nhưng sau đó lại lộn ngược về quá khứ để kể “lí lịch trích ngang” của nhân vật. Sau một chút “lộn xộn” lúc đầu, tác giả mới kể câu chuyện theo trình tự niên biểu. Như vậy, cấu trúc lớn của truyện vẫn theo cổ điển, người kể kể truyện cơ bản theo trật tự tuyến tính.

Tóm lại, với những đổi mới trong nghệ thuật xử lí thời gian, tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã có sự phá vỡ cấu trúc thời gian đơn tuyến vốn chiếm ưu thế trong văn xuôi truyền thống. Thời gian được nới rộng biên độ, con người được soi chiếu từ nhiều chiều kích, nội dung phản ánh hàm chứa nhiều tầng bậc ý nghĩa, kiểu trần thuật phi tuyến tính… Tất cả đã góp phần xác lập một cấu trúc thời gian tự sự đặc thù trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

Chương 2

TRÌNH TỰ KỂ CHUYỆN

TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 2.1. Trình tự kể ở cấp độ mạch truyện

Tự sự học coi câu chuyện được kể lại “như là việc đã xảy ra để nghiên cứu những mối liên hệ giữa cái được coi như đã xảy ra ấy với cái mà người ta thể hiện nó”. Nói như vậy cũng có nghĩa là “người ta đã giả vờ chấp nhận sự tồn tại (hư cấu) của một câu chuyện để kể lại trước khi có truyện kể”.

Giữa thời gian câu chuyện và thời gian truyện kể sẽ khó có sự đồng nhất toàn vẹn, tương ứng hoàn hảo. Bởi khi câu chuyện trở thành truyện kể, dù người kể chuyện đứng ở ngoài hay ở trong cuộc kể lại câu chuyện thì nó đã mang ít nhiều sắc thái chủ quan của người kể. Khi người kể nhìn câu chuyện như một quá khứ “xong xuôi, hoàn thành” thì trật tự các sự kiện của truyện kể trùng với trật tự biên niên của nó. Khi người kể truyện là một người trong cuộc kể lại thì câu chuyện không còn nguyên bản như nó vốn có, còn truyện kể trở thành “một chuỗi thời gian hai lần thời gian” [17, tr.109].

Thời gian điểm nhịp cho tư duy của nhà tiểu thuyết. Nói như vậy nghĩa là, qua việc xử lí thời gian của tác giả ta có thể nhận ra đặc điểm tư duy của tác giả đó. Hơn nữa, tác giả ấy lại có chỗ đứng trong nền văn học thì qua nghệ thuật xử lý thời gian của anh ta có thể nhận ra đặc điểm tư duy của một thời đại, một trào lưu văn học trong một giai đoạn nào đó. Bằng tài năng trong việc tổ chức thời gian tự sự của tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương đã khẳng định những nỗ lực của mình trong việc “làm mới, làm giàu” tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

Nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, có thể nhận thấy trong đây sự xoắn kép nhiều mạch truyện, thời gian quá khứ và hiện tại là hai

mạch vận động song song. Hiện tại đan xen, xoắn bện vào quá khứ, trong mạch thời gian quá khứ lại có quá khứ được miêu tả xa hơn. Tuy nhiên, người đọc vẫn có thể hình dung ra được quá trình diễn biến của các biến cố, sự kiện trong truyện. Khảo sát trên ba tiểu thuyết Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy

Ngồi, chúng tôi nhận thấy trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có nhiều mạch truyện chính trong một tác phẩm.

Trong Người đi vắng có 3 mạch truyện chính. Một là, mạch truyện về cuộc sống đương đại, cuộc sống gia đình Thắng với đầy rẫy những biến cố từ sau ngày giỗ bà Điều - mẹ Thắng. Hai là, mạch truyện về cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn, câu chuyện lịch sử cách cuộc sống đương đại hơn nửa thế kỷ. Ba là, mạch truyện về những số phận, những dòng độc thoại, tâm sự của các linh hồn và sự vật.

Trong Thoạt kỳ thủy có hiện tượng lồng ghép các truyện nhỏ trong tiểu thuyết. Tác phẩm gồm ba phần và được cấu trúc theo hình thức liên văn bản. Phần A (Tiểu sử) liệt kê vắn tắt tiểu sử mười tám nhân vật trong đó có cả người và vật. Phần B (Chuyện) là phần trọng tâm của truyện, viết và kể song hành thành hai mạch truyện chính: Chuyện về con cú bị bắn rơi và chuyện về người dân vùng Linh Sơn. Phần C (Phụ chú) gồm hai tiểu đoạn: I. Tác phẩm của ông Phùng có nhan đề Và cỏ; và II. Những giấc mơ gồm giấc mơ của Tính và giấc mơ của Hiền.

Trong Ngồi có hai mạch truyện chạy song song, nhưng trong cùng một con người: Thứ nhất là, mạch truyện về đời sống hiện thực hàng ngày của Khẩn và những người xung quanh. Thứ hai là, mạch truyện về đời sống đang xảy ra trong tư tưởng của Khẩn với mối tình của cô gái tên Kim. Điều kỳ lạ là trong đời sống của nhân vật giữa hai thế giới đó luôn có sự giao tiếp.

Như vậy, bằng cách thiết tạo nhiều mạch truyện, Nguyễn Bình Phương đã tạo ra nhiều góc quay, nhiều điểm soi chiếu để tạo cái nhìn đa chiều về

cuộc sống. Qua việc lý giải những gì ẩn sâu dưới tầng tầng lớp lớp những sự kiện, biến cố, người đọc có thể tìm ra quan niệm mới của nhà văn. Theo đó, người đọc giữ vai trò quan trọng trong việc khám phá, bóc tách các lớp nghĩa của tác phẩm, tác giả chỉ giữ vai trò là người khởi tạo. Khảo sát trình tự kể ở cấp độ mạch truyện trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, thấy tác giả vừa kể chuyện theo trật tự niên biểu, vừa kể chuyện phi tuyến tính, có sự đan xen của các đảo thuật, dự thuật, thời gian được đồng hiện ở những không gian khác nhau.

2.1.1. Trình tự kể biên niên

Kể chuyện theo dòng chảy diễn biến sự kiện biên niên, Nguyễn Bình Phương muốn nhấn mạnh đến tính xâu chuỗi của sự kiện. Các sự kiện được trình bày theo một chuỗi liên tục theo dòng chảy thời gian, sự kiện này dẫn đến sự kiện khác, tạo nên một chiều thời gian thẳng tắp từ đầu đến cuối. Với sự tham gia của người kể chuyện ở ngôi thứ ba, khách quan từ cái nhìn bên ngoài, toàn bộ sự kiện trong Người đi vắng, Thoạt kỳ thủyNgồi được tái hiện sinh động từ đầu cho đến cuối tác phẩm.

Trong "Người đi vắng", ở mạch truyện kể về cuộc sống đương đại của người dân Thái Nguyên, cụ thể là cuộc sống của gia đình Thắng từ sau ngày giỗ mẹ và cuộc sống của những người xung quanh: Truyện mở đầu vào thời điểm buổi tối ngày giỗ bà Điều và kết thúc vào thời điểm buổi tối sinh nhật Thư. Thời gian của câu chuyện là hơn hai tháng. Điều này căn cứ vào lời của Sinh nói với Kỷ trong buổi Sinh đến thăm nhà sau một chuyến chạy đường trường khi Kỷ nói cho Sinh ý định xây nhà: “Bây giờ là tháng sáu âm tức tháng bẩy dương. Nếu xây vào giữa tháng tám âm thì tốt” [35, tr.93] và căn cứ vào sự kiện Kỷ gọi thợ đến khởi công nhà, sự kiện này xảy ra sau ngày rằm tháng tám, sau ngày cơ quan Thắng lấy tiền trung thu. Trong khoảng thời gian ấy liên tiếp những biến cố đến với gia đình Thắng. Đó là một chuỗi

những biến cố có tính qúa trình, sự việc trước xảy ra đưa đến sự việc sau, sự việc sau như là kết quả của sự việc trước. Chuỗi biến cố diễn ra theo dòng chảy của thời gian sinh hoạt trong gia đình Thắng, ở cơ quan Thắng, ở đoàn kịch, ở bệnh viện…

Trước ngày giỗ bà Điều, cuộc sống trong gia đình Thắng vẫn diễn ra bình thường, bằng phẳng. Đó là cuộc sống của một gia đình nhiều thế hệ, một gia đình lao động nghèo ở Thái Nguyên. Một ông cụ (cụ Điển) 90 tuổi không biết chữ nhưng lại có sức khoẻ, luôn ám ảnh bởi phép “rút đất”. Một ông bố (ông Điều) trước kia từng là người anh hùng Điện Biên, đã từng “đập vỡ nắp hầm của thằng Đờ Cát để xông vào bắt sống toàn bộ tướng tá Pháp” [35, tr.115] nay trở thành một người hoàn toàn bị tê liệt, mất hết ý thức, khuôn mặt không biểu lộ cảm xúc, chỉ ngồi im lặng với cái nhìn trân trối, "nhìn con như nhìn một người lạ tốt bụng" [35, tr.11]. Thắng, từng là anh hùng Quảng Trị, nay là “anh trưởng ban sáng đi tối về đều đặn” [35, tr.46], lấy vợ là Hoàn - văn công, sống ở thành phố. Muôn - chị gái Thắng với cuộc sống thường nhật, làm ăn và lo toan gia đình. Kỷ - em trai Thắng gắn với cuộc sống quẩn quanh ở nhà trông ông và bố. Sơn - ít học, có phần xấc xược và máu nổi loạn. Yến - đã thi đại học và đang chờ kết quả. Lão Bính - người từng làm thuê cho nhà cụ Điển, nay là hàng xóm, người bạn thân thiết với gia đình cụ Điển. Từng ấy con người đang sống an phận với cuộc sống của mình. Nhưng từ sau ngày giỗ bà Điều thì những biến cố bất thường cứ lần lượt xảy đến.

Ban đầu là việc Hoàn bị tai nạn xe máy. Sự kiện này đã làm đảo lộn tất cả cuộc sống bình yên trước đó “cuộc sống đang yên ả thanh bình Hoàn lại khuấy nó lên” [35, tr.182]. Yến bỏ việc ở quê để ra chăm sóc chị dâu. Bà Khánh bỏ mặc ông Khánh ở nhà một mình để chăm sóc con. Sơn được nhắn ra “đỡ đần cho ông Khánh” [35, tr.81]. Thắng ngoài việc ở cơ quan còn phải trông Hoàn “các buổi trưa phóng xe từ cơ quan vào viện thăm Hoàn để bà

Khánh và Yến tranh thủ đi ăn cơm, tối anh ở chơi đến mười giờ thì về ngủ” [35, tr.79]. Sau khi Hoàn bị tai nạn, Cương đã nảy sinh tình cảm với Phượng, rồi trở thành điên khùng, từ sáng đến tối ngồi gần ở hàng rào nơi trước đây Cương và Hoàn hay ngồi, để “mỗi khi con ngựa rũ bờm, chuông ở cổ nó vang lên thì Cương lại xoè tay ra trước mặt phân bua: “Đâu mà, có chuyện ấy đâu mà. Em thề”. Bất cứ tiếng động gì mạnh một chút Cương cũng nói thế. [35, tr.229]. Rồi sự việc ở quê, Kỷ chuẩn bị xây nhà. Kỷ bị cuốn vào những bận bịu, lo toan cho việc chuẩn bị khởi công nhà. Lão Bính xăng xái giúp đỡ. Tiếp đó là hiện tượng lạ xảy ra khi móng nhà đào sâu gần một mét tự nhiên bị san bằng phẳng không còn một dấu vết: “Cái móng nhà biến mất. Mặt đất bằng phẳng như cũ, như chưa hề bị đào bới sâu gần một mét” [35, tr.229]. Sơn từ ngày ra ở với ông Khánh, muốn có bộ dàn com - pắc của gã hàng xóm đã không kìm nổi dục vọng, chính tay bóp chết đứa trẻ con của vợ chồng gã hàng xóm và nhận về mình cái chết thê thảm: “Sơn nằm mặt úp xuống đất, chân co chân duỗi, một tay giấu quặt vào trong bụng, tay kia vươn ra bị tấm ván đè lên” [35, tr.347]. Và cũng chính trong đêm Sơn chết ấy, Thắng có quan hệ với Thư, đúng vào ngày sinh nhật thứ hai nhăm của cô. Các biến cố cứ lần lượt xảy đến với gia đình Thắng, với đoàn kịch, diễn ra ở bệnh viện, ở cơ quan Thắng. Ở đoàn kịch bắt đầu từ việc Hoàn bị tai nạn, Cương có quan hệ với Phượng, sau đó bị điên. Trần Mân, Đức Hưng ngày càng bê tha. Cơ quan Thắng, phòng Thắng làm việc nhận thêm nhân viên mới là Hà ngỗ ngược, rồi chuyện ông Huỳnh bị ngất giữa đêm mà không rõ nguyên nhân, chuyện Chung nhận thư và nhờ Thắng đốt những đống thư… Ở bệnh viện, thời gian trôi đi theo dòng chảy liên tục qua những lần nhận bệnh nhân chết đi và phải đưa tới nhà xác. Tất cả diễn ra như một quá trình, có nguyên nhân, có kết quả. Biến cố trước là điều kiện đưa đến biến cố sau. Sự việc sau như kết quả của sự việc trước. Hoàn bị tai nạn, Cương bị điên như là hậu quả, sự trừng phạt

phải chịu cho cuộc tình vụng trộm giữa hai người trước đó. Những biến cố xảy ra khiến cho con người bị thay đổi. Yến từ một cô gái thuần khiết, nhạy cảm, từng nói với Thư: “không có cây hoa ngọc lan này, em đến chết vì mùi cồn ở đây mất” [35, tr.81] và từng lo sợ vì phải chứng kiến cái chết của những bệnh nhân nằm cùng phòng với Hoàn đã trở thành một con người vô cảm, thẫn thờ và trở nên nghiện mùi cồn. Khi chứng kiến cái chết của người thanh niên ở giường bên trái nơi Hoàn nằm, Yến không còn cảm giác sợ hãi như trước đây, “lần đầu tiên Yến chứng kiến cái chết mà không xúc động, Yến thấy nó bình thường lặng lẽ, hơi một chút cô đơn” [35, tr.181 - 182]. Dần dần, Yến hay bôi thật nhiều cồn cho Hoàn, lúc nào mùi cồn cũng phải “sền sệt”, “dậy lên” làm cho con người tê dại đi. Sự đổi thay của Yến khiến bà Khánh cũng phải nhói lòng “Bà nhớ tới nụ cười hôm đầu tiên gặp Yến, nó mơ màng, quyến rũ, có chút trong sáng, thật thà, giờ, nó vẫn mơ màng, quyến rũ nhưng có nét ghê sợ như vật lạ đột ngột có mặt trong nhà, nó như một xoáy nước xanh thẫm” [35, tr.295]. Hoàn từ một người phụ nữ luôn tràn đầy sinh lực, sống nhiều cho bản năng đi vào trạng thái hôn mê, không còn ý thức chỉ còn những vùng mộng mị thuộc về tiềm thức, sống sự sống sinh học. Sơn từ kẻ

Một phần của tài liệu Thời gian tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 28)