Các giải pháp chủ yếu để tăng cường, nâng cao chất lượng sinh hoạt của Chi bộ Nhà Văn hóa Thiếu nhi thành phố Nam Định giai đoạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nhà văn hóa thiếu nhi Nam Định giai đoạn 2015 2020 (Trang 40)

- Căn cứ chương trình phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương để xây dựng kế hoạch hoạt động trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân

2.4. Các giải pháp chủ yếu để tăng cường, nâng cao chất lượng sinh hoạt của Chi bộ Nhà Văn hóa Thiếu nhi thành phố Nam Định giai đoạn

hoạt của Chi bộ Nhà Văn hóa Thiếu nhi thành phố Nam Định giai đoạn 2015 - 2020:

2.4.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên về sinh hoạt chi bộ

Trước hết, cần quan tâm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của của các cấp ủy đảng mà trước hết là nâng cao nhận thức nhận thức, trách nhiệm của chi ủy, bí thư chi bộ về vị trí, vai trò hạt nhân chính trị của chi bộ cơ sở; ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và cải tiến nội dung sinh hoạt chi bộ.

Cần có kế hoạch mở lớp bồi dưỡng thêm kiến thức cho cấp ủy chi bộ và đảng viên nhận thức rõ nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhân tố quan trọng, quyết định đến năng lực lãnh đạo và hiệu quả công tác của chi bộ. Cần giáo dục cho đảng viên nhận thức rõ tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu của Đảng trong sinh hoạt chi bộ nhằm nâng cao ý thức của cấp ủy, đảng viên.

Cũng cần tổ chức cho chi bộ nghiên cứu Điều lệ Đảng, các quy định về quản lý đảng viên để đảng viên nắm vững nhiệm vụ, quyền của đảng viên, quy định những điều đảng viên không được làm, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng.

Phải tuyên truyền, giáo dục để mỗi cán bộ, đảng viên, ý thức sâu sắc ý nghĩa, tác dụng, vai trò của sinh hoạt chi bộ, thấy rõ trách nhiệm tham gia đầy đủ, tích cực sinh hoạt chi bộ là nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của mỗi đảng viên. Những đảng viên là cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu tham gia sinh hoạt chi bộ một cách đầy đủ và đúng giờ, để làm gương tác động đối với đảng viên khác. Tuy nhiên, những đảng viên này tham gia sinh hoạt chi bộ với tư cách là một đảng viên của chi bộ, chứ không phải là cán bộ lãnh đạo đến dự và cho ý kiến chỉ đạo.

2.4.2. Chuẩn bị tốt nội dung sinh hoạt chi bộ

Nội dung sinh hoạt chi bộ cần có tính thiết thực, cụ thể và phù hợp:

Thiết thực là nội dung sinh hoạt phải gắn với đời sống của quần chúng

và đảng viên, giải quyết những vấn đề hiện thực đang đòi hỏi, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của chi bộ, nguyện vọng của quần chúng và đảng viên.

Cụ thể là nội dung phải rõ ràng, hiểu được, bàn được, thực hiện được,

không chung chung hay sơ sài, đại khái.

Phù hợp là nội dung phải có tính chính trị, tư tưởng theo yêu cầu nhiệm

vụ chính trị của chi bộ, tính chất lãnh đạo, giáo dục, chiến đấu của sinh hoạt chi bộ; đúng với tầm xử lý của chi bộ, không quá to tát nhưng cũng không quá chi tiết, vụn vặt, lấn sân sang việc của chính quyền, đoàn thể.

Mỗi cuộc họp chi bộ nên chia ra 2 loại nội dung:

Loại thứ nhất, chỉ thông báo để đảng viên biết, không thảo luận, như:

thông báo tình hình hoạt động của chi bộ, đảng bộ; tình hình nổi bật của đất nước, ngành; tình hình thời sự, chính sách mới. Những tài liệu, văn bản dài không nên đọc toàn văn mà bí thư chi bộ nghiên cứu trước, tóm tắt nội dung chính, thông báo ngắn gọn, hướng dẫn đảng viên tự nghiên cứu toàn văn văn bản.

Loại thứ hai, cần thảo luận và có quyết định. Những việc cần bàn để có

quyết định thì chi uỷ nên thảo luận trước và khi trình bày trước chi bộ, chỉ nêu ra các loại ý kiến và các phương án khác nhau để chi bộ xem xét cân nhắc, lựa chọn. Nếu việc đó đã được cuộc họp trước bàn rồi thì nay chỉ bàn những điểm mới phát sinh. Những việc thuộc quyền quyết định của CB, CNVC thì chi bộ chỉ bàn phương hướng, nguyên tắc. Những việc cần bàn sâu, như: phát triển đảng viên, nâng cao tính tiên phong của đảng viên... thì chi bộ nên bàn theo chuyên đề. Những nội dung cần thảo luận nhất thiết phải thông báo trước cho đảng viên toàn chi bộ biết về thời gian, địa điểm, nội dung thảo luận cho đảng viên chuẩn bị.

- Học tập, quán triệt đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin tình hình thời sự trong và ngoài nước, của ngành, của đơn vị.

- Bàn bạc quyết nghị những vấn đề về sự lãnh đạo của chi bộ đối với các nhiệm vụ chính trị và các lĩnh vực khác của đơn vị. Những vấn đề quan trọng phải được bàn bạc kỹ lưỡng, thật sự dân chủ và đi tới quyết nghị. Quyết nghị phải rõ nội dung, biện pháp thực hiện và phân công trách nhiệm rõ ràng. Chi bộ không quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc phạm vi lãnh đạo.

- Thảo luận, quyết nghị những vấn đề xây dựng nội bộ đảng, như: kế hoạch, biện pháp xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, công tác kiểm tra, giữ gìn kỷ luật Đảng và tăng cường đoàn kết trong chi bộ; phân công nhiệm vụ cho đảng viên, quản lý đảng viên, đánh giá chất lượng đảng viên, phát triển đảng viên.

- Tăng cường thảo luận và tiến hành công tác phát triển đảng viên của chi bộ là nhiệm vụ quan trọng của sinh hoạt chi bộ, khi mà số lượng đảng viên trong tổng số CB,CNVC mới chỉ có 6/23: chú trọng vào việc lựa chọn quần chúng ưu tú, phân công từng đảng viên giúp đỡ quần chúng bằng những kế hoạch đảng ký cụ thể, báo cáo chi bộ về kết quả giúp đỡ từng tháng để chi bộ góp ý và điều chỉnh kịp thời...nhằm nhanh chóng tăng cường được đảng viên mới về cả số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

2.4.3. Thực hiện đúng quy trình, cải tiến, đổi mới hình thức, phương pháp sinh hoạt chi bộ

- Thực hiện đúng quy trình sinh hoạt:

Nộp đảng phí vào đầu buổi sinh hoạt theo yêu cầu mới: để giáo dục trách nhiệm của đảng viên đối với tổ chức đảng. Không chấp nhận thu, nộp đảng phí cuối buổi sinh hoạt hay là theo hình thức khác.

Không được bỏ qua các bước trong quy trình sinh hoạt đã quy định, vì mỗi bước có vị trí, vai trò riêng. Tuy nhiên, chủ trì có tìm ra biện pháp linh hoạt hơn trong tiến hành.

- Về hình thức sinh hoạt chi bộ: Tuỳ theo nội dung sinh hoạt cụ thể và

đặc điểm của chi bộ mà áp dụng các hình thức sinh hoạt phù hợp trên cơ sở 3 hình thức sinh hoạt cơ bản: sinh hoạt chính trị, học tập, chuyên đề. Có thể áp dụng một hình thức cho một buổi sinh hoạt, nhưng cũng có thể áp dụng kết hợp nhiều hình thức cho một buổi sinh hoạt.

Có thể kết hợp sinh hoạt chuyên đề với sinh hoạt chính trị hoặc sinh hoạt học tập: phần đầu có thông tin, báo cáo, kiểm điểm công tác tháng trước để mọi đảng viên thấy được kết quả công tác trong tháng; phần sau tập trung thảo luận những vấn đề yếu nhất cần khắc phục, những vấn đề mới phát sinh, vấn đề bức xúc nhất cần giải quyết theo hình thức những chuyên đề cụ thế, thiết thực.

Khi có những nội dung lớn, quan trọng, nên giao cho các tổ đảng thảo luận, gửi tài liệu nghiên cứu trước, đặt câu hỏi hoặc nêu vấn đề cần thảo luận gửi trước cho đảng viên nghiên cứu... Khi sinh hoạt tập trung, chỉ tổng hợp kết quả thảo luận và đi đến biểu quyết.

Tăng cường những buổi sinh hoạt theo chuyên đề nhằm thay đổi, sinh động hóa hình thức sinh hoạt, tránh gây cảm giác nhàm chán, nâng cao hiệu quả lãnh đạo và bồi dưỡng kiến thức cho đảng viên.

- Về phương pháp điều hành sinh hoạt chi bộ: nên giảm tối đa tình

trạng độc diễn của chủ tọa cuộc họp, tăng cường thảo luận, toạ đàm, phát huy nhân tố sáng tạo trong sinh hoạt chi bộ. Bí thư chi bộ chỉ nên nêu tóm tắt nội dung và các vấn đề định hướng cho thảo luận trong vòng 10 - 15 phút, không nên gợi ý quá sâu vào nội dung làm giảm tính chủ động, sáng tạo của đảng viên. Những nội dung đã chuẩn bị bằng văn bản thì gửi cho đảng viên nghiên cứu trước, không trình bày lại tại buổi sinh hoạt.

Sinh hoạt nghiêm túc, bảo đảm nguyên tắc, nhưng không cứng về phương pháp, chú ý tạo bầu không khí cởi mở trong thảo luận xây dựng nghị quyết, tự phê bình và phê bình. Đồng chí chủ trì cuộc sinh hoạt phải nắm vững mục đích, yêu cầu nội dung sinh hoạt, chủ động điều hành một cách khoa học, tuỳ theo nội dung và hình thức sinh hoạt cụ thể mà người chủ trì lựa chọn phương pháp điều hành cho thích hợp.

Trong sinh hoạt tất cả đảng viên phải nêu cao ý thức trách nhiệm của mình trong việc phát biểu ý kiến đóng góp xây dựng, có chính kiến rõ ràng về các nhận định, đánh giá kết quả việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Nghiêm cấm các hành vi trù dập người phê bình và lợi dụng sự phê bình để nói xấu, bới móc lẫn nhau, làm giảm uy tín của nhau, làm chia rẽ mất đoàn kết nội bộ đảng.

Một vấn đề nữa cũng rất quan trọng đó là việc ghi biên bản trong sinh hoạt, người ghi biên bản phải ghi chép cụ thể diễn biến của cuộc họp, ghi trung thực, chính xác những kết luận của người chủ trì buổi sinh hoạt để làm cơ sở cho việc văn bản hóa nghị quyết của chi bộ và các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện nghị quyết của chi bộ có hiệu quả. Lựa chọn đồng chí có năng lực, tốc ký nội dung sinh hoạt chi bộ vào sổ ghi biên bản và hoàn thiện nghị quyết vào sổ ghi nghị quyết.

2.4.4. Phải đảm bảo tính dân chủ trong sinh hoạt chi bộ

Để đảm bảo tính dân chủ trong sinh hoạt chi bộ, bí thư, cấp ủy cần lựa chọn những vấn đề được nhiều đảng viên quan tâm, vấn đề mới, bức xúc để đưa ra thảo luận. Muốn để đảng viên tham gia ý kiến, khi đưa ra bất cứ vấn đề gì, bí thư cần thông báo trước nội dung vấn đề cần đảng viên tham gia ý kiến, nêu trước được tầm quan trọng, sự liên quan của mỗi đảng viên hoặc một nhóm đảng viên tới vấn đề đó, có hướng dẫn thảo luận cụ thể; đồng thời, chi ủy viên phải là đầu tàu gương mẫu đưa ra chính kiến của mình trước để đảng viên tiếp tục tham gia đóng góp.

Trong sinh hoạt chi bộ phải thực hiện mở rộng và phát huy dân chủ, khơi gợi để đảng viên tham gia xây dựng nghị quyết của chi bộ, cần thực hiện đúng các nguyên tắc trong sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tạo không khí dân chủ, chân thành, khuyến khích đảng viên cởi mở tâm tư, nguyện vọng.

2.4.5. Phát huy tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ

Bí thư Chi bộ cần phải quán triệt cho mỗi đảng viên thấy được tầm quan trọng của phê bình và tự phê bình để mỗi Đảng viên nên có thái độ thành khẩn, trung thực và kiên quyết, xuất phát từ cái tâm trong sáng của mỗi người; thật thà, dũng cảm không thêm bớt, che giấu khuyết điểm của mình.

Bí thư chi bộ, cấp ủy viên phải tự phê bình trước, sau đó đến đảng viên, sự trung thực, thành khẩn, nhân ái của bí thư, cấp ủy sẽ là tấm gương để các đảng viên khác noi theo....

Thái độ phê bình của mỗi đảng viên phải có văn hóa, mang tính xây dựng, chứ không nói xấu nhau, trù dập, “đao to, búa lớn”. Cách phê bình phải nhìn thẳng sự thật, nhưng lại giàu lòng nhân ái, khách quan.

2.4.6. Tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra sinh hoạt chi bộ của cấp ủy cấp trên

Ban Thường vụ Thành ủy Nam Định phải tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở các chi bộ cơ sở, coi trọng sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để phổ biến và nhân rộng kinh nghiệm của chi bộ làm tốt, kịp thời uốn nắn những sai sót, lệch lạc trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt và thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nhà văn hóa thiếu nhi Nam Định giai đoạn 2015 2020 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w