Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng trên diện

Một phần của tài liệu Xác định tình hình nhiễm bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở trâu tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và thử nghiệm phác đồ điều trị. (Trang 57)

số lượng trâu nhiễm tiên mao trùng nhiều hơn để xác định hiệu quả của mỗi phác đồđiều trị bệnh. Kết quả thử nghiệm thuốc được thể hiện ở bảng 4.10.

Bng 4.10: Th nghim phác đồđiu tr bnh tiên mao trùng trên din rng Phác đồ Số trâu điều trị (con) Số trâu sạch TMT (con)* Tỷ lệ (%) I 6 5 83,33 II 7 7 100,00 III 6 6 100,00

Ghi chú: *Kiểm tra sạch TMT sau 15 và 20 ngày điều trị

Kết quả bảng 4.10 cho thấy:

- Phác đồ I: Thuốc Phar – Trypazen điều trị cho 9 trâu, sau 15 ngày dùng thuốc thấy có 5/6 trâu không còn tiên mao trùng trong máu. Hiệu lực của thuốc đạt 83,33%.

- Phác đồ II: Thuốc Trypamidium samorin điều trị cho 10 trâu, sau 15 ngày dùng thuốc thấy có 7/7 trâu không còn tiên mao trùng trong máu. Hiệu lực của thuốc đạt 100%.

- Phác đồ III: Thuốc Berenil điều trị cho 9 trâu, sau 15 ngày dùng thuốc thấy có 6/6 trâu không còn tiên mao trùng trong máu. Hiệu lực của thuốc đạt 100%.

Qua kết quả thử nghiệm 3 phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu trên diện rộng, chúng tôi có nhận xét: Thuốc Phar – Trypazen có hiệu lực điều trị thấp hơn thuốc Trypamidium samorin và Berenil (83,33% so

với 100%). Theo dõi trạng thái cơ thể và các chỉ tiêu sinh lý (mạch đập, tần số hô hấp, nhu động dạ cỏ) của trâu sau khi dùng thuốc, chúng tôi thấy không có sự thay đổi so với giới hạn sinh lý bình thường. Điều đó chứng tỏ

cả 3 thuốc an toàn đối với trâu, bò. Như vậy, qua thử nghiệm 3 phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu trên diện rộng chúng ta đã xác định

được phác đồ II, phác đồ III đạt hiệu quả cao nhất và an toàn khi sử

dụng. Từđó, phác đồ II và phác đồ III được chọn để áp dụng rộng rãi ở các

địa phương.

4.3.4. Đề xut và ng dng bin pháp phòng chng bnh hiu qu

Dựa trên kết quả nghiên cứu về tình hình dịch tễ và kết quả thử

nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu tại huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi đề xuất và khuyến cáo người chăn nuôi ứng dụng, đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng chống bệnh TMT cho đàn trâu của huyện như sau:

- Phát hiện và điều trị sớm và triệt để những con trâu nhiễm T. evansi

để tránh cho chúng trở thành nguồn phát tán bệnh.

- Thường xuyên chăm sóc tốt trâu để tăng sức đề kháng, đặc biệt là vào mùa đông: Cho ăn uống đầy đủ, thức ăn có chất lượng tốt, lưu ý bổ sung khoáng chất và vitamin. Tại những nơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao cần tiêm phòng cho trâu ở những nơi có nguy cơ xảy ra bệnh cao.

- Có biện pháp diệt côn trùng hút máu và truyền bệnh: Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, có mái che, thoáng mát, chuồng có mành che

chống ruồi mòng, khơi thông cống rãnh, thường xuyên phát quang bụi rậm quanh chuồng và trên bãi chăn để côn trùng không có nơi cư trú, xịt thuốc quanh chuồng trại mỗi tháng một lần để diệt côn trùng. Ngoài ra, có thể sử

dụng một số loại thuốc hóa học để diệt ruồi, mòng như Endosulfan, Bropos,

Dieldrine...

Bng 4.11: Đánh giá kết qung dng bin pháp phòng chng bnh tiên mao trùng cho trâu huyn Sơn Dương - tnh Tuyên Quang

Địa phương (xã) Số hộđược áp dụng (hộ) Số trâu được phòng bệnh (con) Đánh giá chung Tân Trào 14 23 Tốt Bình Yên 48 75 Tốt Kháng Nhật 44 69 Tốt Tính chung 106 167 Qua bảng 4.11 cho ta thấy hiệu quả của các biện pháp phòng chống bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu của huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang đã cho thấy hiệu quả của biện pháp phòng chống bệnh là rất cao. Với tỷ lệ trâu được phòng bệnh ở 3 xã thuộc huyện Sơn Dương là 100%. Kết quả cụ thể về tình hình phòng chống bệnh tiên mao trùng ở trâu tại các xã như sau:

- Xã Tân Trào áp dụng 14 hộ có 23/23 trâu được phòng bệnh (100%). - Xã Bình Yên áp dụng 48 hộ có 75/75 trâu được phòng bệnh (100%). - Xã Kháng Nhật áp dụng 44 hộ có 69/69 trâu được phòng bệnh (100%). Từ bảng đánh giá kết quả trên, chúng tôi đã xác định được hiệu quả của biện pháp phòng và điều trị bệnh đã làm giảm tối đa thiệt hại do bệnh tiên mao trùng gây ra cho trâu.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Từ kết quả trên chúng tôi rút ra kết luận sau:

* Về một sốđặc điểm dịch tễ của bệnh tiên mao trùng:

- Trâu nuôi tại 3 xã của huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang nhiễm tiên mao trùng với tỷ lệ: qua điều tra 167 trâu thấy có 19/167 trâu nhiễm tiên mao trùng chiếm tỷ lệ 11,38%. Nơi có tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng cao nhất là xã Tân Trào (17,39%), sau đó đến xã Bình Yên (10,67%), xã Kháng Nhật (10,14%).

- Về lứa tuổi: trâu có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là lứa tuổi trên 8 năm tuổi 16,67% và ít mắc bệnh nhất rơi vào lứa tuổi dưới 2 năm tuổi chiếm tỷ

lệ 7,89%.

- Về tính biệt: tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu cái cao hơn trâu

đực (12,16% so với 10,75%).

- Về các tháng trong năm: tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng cao nhất ở tháng 5 14,29%, thấp nhất ở tháng 2 chiếm tỷ lệ 8,57%.

- Mổ khám chuột gây nhiễm thấy bệnh tích chủ yếu là: gan và lách. * Kết quả xác định tính mẫn cảm của T. evansi với một số thuốc trị

TMT trên chuột bạch

Qua nghiên cứu về khả năng mẫn cảm của T. evansi trên chuột bạch cho thấy 3 loại thuốc có hiệu lực cao và an toàn là Phar - Trypazen,

Trypamidium samorin, Berenil được chọn để xây dựng 3 phác đồ điều trị

bệnh tiên mao trùng cho trâu.

* Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị trên diện hẹp và diện rộng

- Qua thử nghiệm 3 phác đồ điều trị trên diện hẹp thì cả 3 phác đồ

dùng điều trị cho trâu nhiễm TMT đều cho hiệu quả cao, an toàn khi sử

dụng và tiến hành dùng 3 phác đồđiều trị trên diện rộng.

- Hiệu lực điều trị bệnh tiên mao trùng của phác đồ II cao nhất, rất an toàn và không có phản ứng phụ.

5.2. Đề nghị

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài chúng em có một sốđề nghị sau: - Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống và dụng cụ

chăn nuôi.

- Định kỳ tẩy tiên mao trùng bằng cách dùng thuốc trị ký sinh trùng Berenin hoặc Phar - Trypazen hoặc Trypamidium samorin.

- Cần dự trữ thức ăn cho trâu vào mùa rét, cho nghỉ ngơi, tránh lao tác nặng để tăng sức đề kháng; về mùa hè cần phát quang cây cối, bụi rậm, làm chuồng có lưới ngăn côn trùng... tạo điều kiện bất lợi cho đời sống của côn trùng.

- Tiếp tục nghiên cứu với số lượng mẫu lớn trên phạm vi rộng và thời gian nghiên cứu dài để có kết quả nghiên cứu được chính xác, khách quan hơn về bệnh tiên mao trùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Phan Văn Chinh (2006), Bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi

trâu, bò nuôi tại các tỉnh miền Trung và biện pháp phòng trị.

Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Hà Ni.

2. Nguyễn Quốc Doanh, Lương Tố Thu, Lê Ngọc Mỹ, Phạm Sỹ Lăng (1996), “Kết quả dùng Trypamidium samorin điều trị bệnh Tiên mao

trùng trâu, bò do T. evansi gây ra”, Tạp chí khoa học công nghệ và quản lý kinh tế, số 12/1996, tr. 300 - 301.

3. Nguyễn Quốc Doanh (1997), “ Hiệu lực của Trypazen trong điều trị bệnh tiên

mao trùng trâu T. evansi gây ra”, Tạp chí khoa học công nghệ và quản lý kinh tế, số 4/1997, tr. 87 - 88.

4. Nguyễn Quốc Doanh (1999), Một số đặc tính sinh học của T. evansi (Steel,

1885), bệnh học do chúng gây ra, quy trình bảo quản và sử dụng giống T.

evansi để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Hà

Nội.

5. Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương (1997), Giáo trình Ký sinh trùng

Thú y, Trường đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Đăng Khải (1995), "Về triệu chứng sảy thai trong bệnh tiên mao

trùng trâu, bò do T. evansi", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập III, số 1, tr. 69 - 71.

7. Nguyễn Thị Kim Lan (2011), Những bệnh ký sinh trùng phổ biến ở gia cầm, lợn và loài nhai lại Việt Nam (Sách chuyên khảo dùng cho đào tạo sau đại học), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang, Lê Minh

(2011), “Tài liệu tập huấn những bệnh thường gặp ở trâu, bò”, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y (Giáo trình dùng cho đào tạo bậc đại học), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 246 - 251.

10. Phạm Sỹ Lăng (1982), Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tiên mao trùng trâu, bò do Trypanosoma evansi ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam,

Luận án Phó tiến sĩ khoa học Thú y.

11. Phạm Sỹ Lăng, Lê Văn Tạo (2002), Hướng dẫn phòng trị bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa và nhiễm độc ở bò sữa, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr. 33 - 41.

12. Phan Địch Lân (1974), “Thành phần họ mòng Tabanidae và vai trò truyền bệnh của nó ở miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, tập III, tr. 23 – 26.

13. Phan Địch Lân (2004), Bệnh ngã nước trâu bò, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 56 - 73.

14. Phan Lục, Trần Văn Quyền, Nguyễn Văn Thọ (1996), “Tình hình nhiễm đơn bào ký sinh ở đàn trâu ở một số vùng trung du và đồng bằng phía bắc Việt Nam”. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập III, số 4, 1996.

15. Hà Viết Lượng (1998), “Đơn bào ký sinh, đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng trị bệnh Trypanosomiasis ở bò thuộc Nam Trung Bộ”,

Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Lê Ngọc Mỹ (1994), "Phương pháp ELISA phát hiện kháng nguyên và các phương pháp ký sinh trùng học chẩn đoán bệnh tiên mao trùng (T.

evansi) ở trâu, bò mắc bệnh tự nhiên", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y,

tập II, số 4.

17. Hồ Văn Nam (1963), “Một số nhận xét về bệnh tiên mao trùng ở nông trường Hà Trung (Thanh Hoá)”, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, tr. 644.

18. Đoàn Văn Phúc, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Đăng Khải (1981), “Thí nghiệm dùng Trypamidium điều trị tiên mao trùng”, Thông tin thú y - Viện thú y, Hà Nội.

19. Đoàn Văn Phúc (1994), “Kết quả ứng dụng một số phương pháp huyết thanh học chẩn đoán bệnh tiên mao trùng trâu ở thực địa", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập II, số 1.

20. Vương Thị Lan Phương (2004), Nghiên cứu kháng nguyên bề mặt

Trypanosoma evansi phân lập từ trâu, bò phía Bắc Việt Nam và tinh chế kháng nguyên dùng trong phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Lê Đức Quyết (1995), “Tình hình trâu, bò nhiễm tiên mao trùng ở một số tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên”, Tạp chí Khoa học kỹ

thuật thú y, tập III, số 3.

22. Nguyễn Đức Tân, Lê Đức Quyết, Nguyễn Thị Sâm, Lê Hứa Ngọc Lực (2004), Điều tra tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu và ứng

dụng biện pháp phòng trị thích hợp cho đàn bò ở một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. “Kỷ yếu Viện Thú y 35 năm xây dựng và phát triển”, NXB Nông nghiệp - 2004.

23. Trịnh Văn Thịnh (1982), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

24. Lương Tố Thu, Lê Ngọc Mỹ (1996), "Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp ngưng kết trên bản nhựa (CATT) để chẩn đoán tình hình bệnh tiên mao trùng

(do T. evansi) trên đàn trâu ở Việt Nam", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập IV, số 2.

I. Tài liệu tiếng nước ngoài

25. Aquino L. P., Machado R. Z., Alessi A. C., Marques L. C., de Castro M. B., Malheiros E. B. (1999), “Clinical, parasitological and immunological

aspects of experimental infection with Trypanosoma evansi in dogs”,

Departamento de Patologia Veterinasria, Faculdade de Cienecias Agrasrias e Veterinasrias, Unesp, Jaboticabal, SP, 14870-000, Brasil. (Mem Inst Oswaldo Cruz).

26. Barry J. D., Tumer C. M. R. (1991), The diamics of antigenic variation

and growth of African trypanosomes, Parasitology Today, 7, pp. 207 -

21.

27. Chen Qijun (1992), Trypannosoma evansi in China. Seminar.

28. Claes F., Ilgekbayeva G. D., Verloo D., Saidouldin T. S., Geerts S.,

Buscher P., Goddeeris B. M. (2005), “Comparison of serological

tests for equine trypanosomosis in naturally infected horses from Kazakhstan”, Vet Parasitol, 131(3-4) : 221-5.

29. Damayanti R., Graydon R. J., Ladds P. W. (1994), “ The pathology of

expenrimental Trypanosoma evansi infection in the Indonesian

buffao (Bubalus bubalis)”, Research institute for Veterinary Science (Balitvet), Bogor, Indonesia. (J Comp Pathol).

30. Davison (1999), “Evaluation of diagnostic test for T. evansi and then application in epidemiogical studies in Indonesia”, PhS thesis Eliburgh.

31. Diall O., Bocoum Z., Diarra B., Sanogo Y., Coulibaly Z., Waïgalo Y.

(1993), “Epidemiology of trypanosomiasis caused by T. evansi in camels in mali: results of parasitological and clinical survey”, Laboratoire central

vestesrinaire de Bamako, Mali. (Rev Elev Med Vet Pays Trop).

32. Haridy F. M., El-Metwally M. T., Khalil H. H., Morsy T. A. (2011),

“Trypanosoma evansi in dromedary camel: with a case report of zoonosis in greater Cairo, Egypt”, J Egypt Soc Parasitol.

33. Hoare C. A. (1972), The Trypanosomes of MammaIs. A zoological

monograph, Black well scientific Publication. Oxford and Edinburgh.

34. Kuma A., Dhuley J. N., Naik S. R. (1991), “Evaluation of microbial metabolites for trypanocidal activity: significance of biochemical and biological parameters in the mouse model of trypanosomiasis”,

Laboratory of Parasitology and Immunodiagnostics, Research Center, Hindustan Antibiotics Ltd, Pune, India. Jpn J med Sci Biol. 7 - 16.

35. Losos G. J., Ikede B. O. (1972), Review of the pathology of diseases of

domectic and laboratory animal caused by T. congolense, T. vivax, T.

brucei, T. rhođensiense and T. gambiense, Joumal of Veterinary

pathology, 9, pp. 1 - 15.

36. Laha R., Sasmal N. K. (2009), “Detection of Trypanosoma evansi infection in clinically ill cattle, buffaloes and horses using various diagnostic tests”,

Epidemiol Infect, 137(11) : 1583-5.

37. Luckins A. G. (1988), Trypanosoma evansi in Asia, Parasitology today, pp. 3 - 49.

38. Ngaira J. M., Bett B., Karanja S. M., Njagi E. N. (2003), “Evaluation of antigen and antibody rapid detection tests for Try panosoma evansi infection in

camels in Kenya”, Vet Parasitol ;114(2) : 131-41.

39. Reid S. A. (2002), Command and retenue T. evansi in Autralia, Tedences Parasitology Silva Rams (1995), Pathogenesis of T. evansi infection in dogs and horses, haematological and clinical aspects, Science Rur.

40. Singh N., Pathak K. M., Kumar R. (2004), “A comparative evaluation of parasitological, serological and DNA amplification methods for

diagnosis of natural Trypanosoma evansi infection in camels”, Vet

Parastol, 126(4) : 365-73

41. Tamarit A., Gutierrez C., Arroyo R., Jimenez V., Zagalá G., Bosch I.,

Sirvent J., Alberola J., Alonso I., Caballero C. (2010), “Trypanosoma

evansi infection in mainland Spain”, Vet Parasitol, 167(1):74 - 6.

42. Tonin A. A., Da Silva A. S., Costa M. M., Otto M. A., Thomé G. R., Tavares K. S., Miletti L. C., Leal M. R., Lopes S. T., Mazzanti C. M., Monteiro S. G., de La Rue M. L. (2011), “Diminazene aceturate associated with sodium selenite and vitamin E in the treatment of

Trypanosoma evansi infection in rats”, Exp Parasitol 128(3):243 - 9.

43. Ul Hasan M., Muhammad G., Gutierrez C., Iqbal Z., Shakoor A., Jabbar

A. (2006), “Prevalence of Trypanosoma evansi infection in equines and camels in the Punjab region, Pakistan”, Ann N Y Acad Sci;

1081:322 - 4.

44. Umezawa E. S., Souza A. I., Pinedo Cancino V., Marcondes M., Marcili A., Camarrgo L. M., Caamacho A. A., Stolf A. M., Teixeira M. M. (2009),: TESA - blot for the diaqnosis of Chaqas disease in doqs from co-endemic

regions for Trypanosoma cruzi, Trypanosoma evansi and Leishmania

chagasi” , Acta Trop.

45. Vanhamme L., Pays E., (1995), Control of gene expression in Trypanosomes, Microbiol, Reb.

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên cũng như trong quá trình thực tập tại cơ sở em đã nhận được sự

Một phần của tài liệu Xác định tình hình nhiễm bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở trâu tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và thử nghiệm phác đồ điều trị. (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)